Bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

“Mong các bác sĩ cho tôi lời khuyên nếu bị phong thấp nên kiêng ăn những gì? Và làm sao để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Vì chồng tôi (năm nay 53 tuổi) do không điều độ trong ăn uống, lại thường “lai rai” với bạn bè sau giờ làm, hay thức khuya nên giờ hậu quả là thường xuyên đau nhức xương khớp. Tôi có đưa chồng đi khám bác sĩ nhưng khi uống thuốc thì bớt đau, ngừng thuốc thì bệnh lại tái phát. Mong nhận được tư vấn từ các chuyên gia, xin cảm ơn”

Trương Thị Yến Nhi – Bình Định

Chào chị Nhi!

Chứng phong thấp thường gây đau nhức và cản trở rất nhiều trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Một cách giảm đau do chứng bệnh phong thấp là điều chỉnh cho hợp lý chế độ ăn uống kết hợp song song với việc điều trị sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Vậy bị bệnh phong thấp nên kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ được chuyên khoa xương khớp liệt kê để quý độc giả cùng tham khảo cùng tham khảo:

I. Bị bệnh phong thấp nên kiêng ăn gì – Bác sĩ khuyên

Bệnh phong thấp (Rheumatoid Arthritis) hay được biết đến là viêm khớp dạng thấp, đây là một chứng bệnh mạn tính kinh niên, đây là căn bệnh đứng đầu trong những bệnh xương khớp gây tàn phế; người bệnh phong thấp thường bị nóng, sưng đỏ và đau nhức dữ dội ở các khớp xương, khiến không ít bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong các sinh hoạt thường nhật.

Phong thấp nên kiêng ăn gì
Phong thấp nên kiêng ăn gì là câu hỏi được khá nhiều người băn khoăn.

Các hình thức thường gặp của chứng phong thấp là tình trạng viêm khớp xương ổ tay, bàn tay, khớp gối và bàn chân.

1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người bệnh phong thấp

Theo số liệu thống kê của Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh, Hoa Kỳ cho biết: Số người bị bệnh phong thấp sẽ tăng lên tới gần 73 triệu người trước năm 2030. Cứ 100 người thì lại có năm người bị mắc chứng bệnh phong thấp. Các nhà khoa học cho rằng, vấn đề phong thấp có liên quan mất thiết đến hệ miễn dịch.

Ông Harris Perlman – Giáo sư thuộc Đại học Northwestern, Hoa Kỳ giải thích: Nếu cơ thể bị rối loạn thì các thế bào miễn dịch sẽ tấn công ngược lại cơ thể, gây nên tình trạng đau nhức khớp xương.

Trong quá trình điều trị bệnh phong thấp, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng thiết yếu tạo nên sức khỏe và sự phát triển của xương khớp, dinh dưỡng có thể ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng phong thấp nếu như bệnh nhân xây dựng hợp lý chế độ ăn uống hàng ngày.

Do đó, người đang bị phong thấp cần có một chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để ngăn chặn và điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, cũng cần kiêng những thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe khi bị phong thấp:

2. Bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì?

Nếu không kiêng cử những thực phẩm có hại thì tình trạng xương khớp sẽ bị dị ứng và khiến bệnh phát triển xấu hơn, khiến người bệnh càng đau đớn và bệnh tình trở nặng.

Hãy theo dõi những thực phẩm gây hại cho người bị phong thấp cần lưu ý kiêng ăn:

♦ Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Khi hàm lượng chất béo lipid trong máu tăng ở ngưỡng quá cao sẽ gây nên những bất lợi cho người bệnh phong thấp. Các gốc tự do dễ gãy trong cấu tạo của lipid dễ kích thích triệu chứng viêm đa khớp và đau nhức diễn biến nghiêm trọng hơn.

kiêng thức ăn nhanh
Những thức ăn quá béo, nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh không tốt cho người phong thấp.

Do đó, người bệnh cần kiêng ăn những thực phẩm chế biến sẵn như dăm bông, xúc xích, lạp xương, bánh kẹo, hambu nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào…

♦ Cắt giảm thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày

Protein là dưỡng chất vô cùng cần thiết để cơ thể phát triển. Nhưng khi bị phong thấp mà lại nạp quá nhiều chất đạm vào cơ thể sẽ làm gia tăng sự trầm trọng của bệnh.

Vì trong thịt chứa khá nhiều chất béo và calo, các chất béo này có thể chuyển hóa thành các chất có hại gây nên những cơn sưng tấy tại các khớp bị tổn thương trước đó.

Người bệnh nên tránh các loại thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, thịt ức vịt, cá… mà thay vào đó là nên chuyển đổi chế độ ăn ít thịt hoặc ăn chay có thể cải thiện tình trạng bệnh.

♦ Hạn chế bớt Gluten

Gluten là hợp chất có trong lúa mì, ngô và các loại ngũ cốc để tạo nên kết cấu mềm cho thực phẩm.

Gluten dễ gây dị ứng và tính trầm trọng cho người bị viêm khớp. Do đó, một chế độ ăn hạn chế gluten sẽ chuyển biến tích cực với triệu chứng phong thấp.

♦ Loại bỏ đồ ngọt và đường tinh chế

Giáo sư Robert Lugstic – Đại học Carlifornia, Mỹ cho biết, đường tinh chế và đồ ngọt không có quá nhiều giá trị dinh dưỡng để đóng góp cho sự phát triển của cơ thể. Thậm chí, đối với người bị chứng phong thấp thì bản thân đường đã là một loại chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Việc cắt giảm đường và đồ ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày rất quan trọng trong tiến trình điều trị phong thấp, tình trạng viêm được kiểm soát hiệu quả, làm giảm áp suất máu lên xương khớp.

♦ Kiêng nội tạng động vật

Bệnh phong thấp thì không thể không đưa nội tạng động vật vào danh sách những thực phẩm cần kiêng cử.

Bởi nội tạng động vật chứa một hàm lượng chất photpho khá cao. Chất photpho một khi được cơ thể hấp thu sẽ “lấn át” và làm sụt giảm đáng kể lượng canxi khiến cho các khớp xương trở nên kém khỏe mạnh, dễ sưng và viêm hơn.

Những nội tạng của gà, bò, trâu, heo, chạch, lươn, vịt, dồi trường… là những thứ mà người bệnh phong thấp cần tránh xa nếu không muốn sau đó phải oằn mình hứng chịu những cơn đau nhức của bệnh phong thấp.

♦ Hạn chế cà phê và đồ uống chứa cafein

Hiện nay, cà phê đang dần trở thành “mốt” – hay gội chính xác hơn là một loại văn hóa của người hiện đại, đặc biệt là giới văn phòng.

phong thấp không uống cà phê
Cà phê và những chất chứa cafein thì nên kiêng cử.

Tuy nhiên, thói quen uống cà phê hoặc những đồ uống chứa hàm lượng cafein cao dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị vấn đề xương khớp, đặc biệt là bệnh nhân phong thấp.

⇒ Trên đây là những thực phẩm cần kiêng cử điển hình mà người phong thấp cần lưu ý. Nếu việc kiêng cử lâu dài thì quá trình điều trị sẽ sớm có kết quả khả quan.

II. Những thực phẩm nên bổ sung cho sức khỏe người phong thấp

Thầy thuốc ưu tú – ThS.BS Lê Thị Hải Nguyên – Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mỗi bệnh nhân bị vấn đề xương khớp cần có chế độ dinh dưỡng riêng biệt:

  • Người xương khớp, bệnh gout thường thừa cân, béo phì.
  • Người bị phong thấp, loãng xương, thường gầy gộc và thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.

Tùy vào từng bệnh mà chúng ta cần thiết lập nên chế độ dinh dưỡng riêng biệt cho mình để làm giảm tối đa những tổn thương cho khớp.

Người phong thấp nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để việc dung nạp những dưỡng chất diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần “nạp thêm” vào chế độ ăn uống hàng ngày những thực phẩm tốt cho điều trị chứng phong thấp dưới đây:

1. Dùng nhiều nước hoặc các loại thảo dược

Người bị bệnh phong thấp nên uống hơn 2,5 lít mỗi ngày để đào thải các chất độc tích tụ bên trong theo đường bài tiết.

Người bệnh nên dùng thêm các loại đồ uống chiết xuất từ thảo dược như nước quế chi, nước bách thảo, trà hoa cúc… để trừ hàn thấp, cường tỳ, khu phong thông lạc.

Uống nhiều nước khi bị phong thấp
Uống nhiều nước khi bị phong thấp giúp cải thiện đau nhức.

Ngoài ra, người bị bệnh phong thấp có thể dùng thêm các loại đồ uống quen thuộc như nước rau má, nước ép rau diếp cá, nước ép trái cây…

2. Bổ sung chất xơ

Người bệnh phong thấp nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để thường xuyên hấp thu các loại vitamin, khoáng chất nhằm tạo nên sự hỗ trợ cân bằng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày, ngoài ra, các bữa phụ cũng có thể bổ sung bằng việc uống thêm nước ép, sinh tố trái cây giàu chất xơ để tạo sự đa dạng trong chế độ ăn uống .

Việc ăn nhiều rau xanh sẽ giúp các tế bào trong cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng, giảm thiểu triệu chứng đau nhức.

Những người bị phong thấp nên ăn nhiều: rau má, bạc hà, giá đỗ, lá lốt, nấm, táo, bưởi, cam…

3. Ăn nhiều dứa

Trong dứa chứa khá nhiều hàm lượng bromelain – một loại enzyme giúp giảm các cơn đau do chứng thấp khớp gây ra; hoạt chất này còn có tác dụng kiềm chế tình trạng viêm sưng ở người bị đau nhức xương khớp.

Một nghiên cứu tổng hợp mới đây tại Anh đã chỉ ra rằng, nếu dùng kết hợp enzyme bromelain và nghệ có thể thay thế hiệu quả cho các loại thuốc giảm đau hay dùng.

⇒ Ngoài những thông tin về tình trạng bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì và bổ sung gì. Người bệnh cũng nên giữ cho cơ thể ấm, tránh cảm lạnh hoặc gặp mưa gió, thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thê, siêng năng vận động và tập luyện hàng ngày để cho các khớp xương được khỏe mạnh, tránh những cơn đau tái phát.

Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có quá trình điều trị khả quan và đạt kết quả cao.

Chúc chồng của chị Nhi nhanh chóng khỏe mạnh!

Song Lam

Đọc thêm: Chữa bệnh phong thấp với 3 bài thuốc từ rễ bưởi bung tại nhà

Cập nhật lúc 09:06 - 24/08/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan