Khi bị đau nhức do mắc bệnh phong thấp thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn biết cách chọn những thực phẩm tốt sẽ giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Còn nếu không kiêng cử, dùng những thực phẩm dễ kích thích cơn đau sẽ dễ khiến bệnh phát triển ngày càng nặng hơn.
Để biết được người bị mắc chứng bệnh phong thấp nên có chế độ ăn như thế nào, các chuyên gia về xương khớp đã có những cuộc hội chẩn và đưa ra những kết luận để đề ra những loại thực phẩm tốt và cần tránh cho bệnh nhân phong thấp:
I. Những thực phẩm nên ăn khi bị phong thấp
Phong thấp hay còn gọi là chứng viêm khớp dạng thấp gây rối loạn hệ thống miễn dịch, khiến các thế bào sụn khớp bị tấn công, gây sưng, đau và bệnh nhân có nguy cơ bị biến dạng khớp xương.
Do thể trạng bệnh khác so với người khỏe mạnh, nên bệnh nhân bị phong thấp cần có những nhu cầu năng lượng và chế độ ăn uống khác nhau, do đó rất khó để có chế độ ăn uống cụ thể và chính xác nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tham khảo danh sách những loại thực phẩm được công bố dưới đây để biết các nhóm thực phẩm cần bổ sung để bệnh diễn tiến tốt hơn:
1. Những thực phẩm giàu canxi
Canxi là một trong những thành phần không thể thiếu với người bệnh xương khớp nói chung và chứng phong thấp nói riêng, việc bổ sung các nhóm thực phẩm giàu hàm lượng canxi là vấn đề ưu tiên không thể thiếu đối với người bị phong thấp.
Bởi canxi chính là thành phần chính để cấu tạo nên khung xương và giúp hệ thống xương khớp của chúng ta luôn chắc khỏe. Việc thiếu hụt canxi không chỉ gây nên chứng đau nhức xương khớp mà còn dẫn đến tình trạng loãng xương nghiêm trọng, khiến các triệu chứng của bệnh phong thấp ngày càng nghiêm trọng và biến chứng nặng hơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp, việc bệnh nhân bị chứng phong thấp bổ sung thực phẩm giàu canxi sẽ giúp tái tạo, phát triển sụn khớp tốt để giúp xương chắc khỏe, đàn hồi, giảm nguy cơ thoái hóa hiệu quả. Cho nên, nhóm thực phẩm giàu canxi là một trong những tiêu chí cần bổ sung mà người bệnh phong thấp cần lưu ý. Bạn nên tăng cường trong khẩu phần ăn của mình các loại ngũ cốc nguyên hạt, cua, ghẹ, tôm, tép, các loại cá biển, nước hầm xương… để ngăn ngừa phong thấp phát triển.
2. Thực phẩm nhiều chất xơ
Các thực phẩm giàu chất xơ cung cấp các sinh tố và dưỡng chất cần thiết để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có thể kể đến chứng đau nhức của bệnh phong thấp. Do đó, khi bạn gặp các vấn đề về khớp xương thì việc bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ là điều vô cùng quan trọng.
Bạn nên ăn nhiều rau củ quả như đu đủ, nấm, giá, cà rốt, cà chua, đậu hạt, ngũ cốc… để tăng cường sinh tố, vi lượng các dưỡng chất cần thiết để giảm đau nhức, giúp kháng viêm và điều trị phong thấp khá hiệu quả.
3. Các thực phẩm chứa nhiều Flavonoids
Hoạt chất flavonoids được đánh giá khá cao và khuyên dùng cho người bị các chứng bệnh phong thấp, vì chúng có nhiều công dụng khá hiệu quả để giúp kháng viêm, giảm đau do bị sưng đau và hạn chế các tác hại của chứng phong thấp.
Bạn có thể bổ sung chất flavonoids này vào cơ thể bằng cách ăn nhiều rau củ, dâu tây, việt quất, trà xanh, bông cải xanh, nho, đậu nành… và đặc biệt là nên tăng cường ăn thêm Chocolate, nhất là chocolate đen vì chúng chứa khá ít đường, cacao nhưng lại khá giàu hàm lượng flavonoids
4. Các thực phẩm chống Oxy – hóa
Việc tăng cường ăn các thực phẩm chống oxy – hóa sẽ giúp bạn kiểm soát được diễn biến xấu do chứng phong thấp gây nên, hạn chế tế bào và mô sụn khớp bị phá hủy. Các thực phẩm chứa những hoạt chất giúp đẩy lùi các gốc tự do để hạn chế sự phá hủy của các tế bào và giúp kháng viêm hiệu quả.
Do đó, bạn có thể giảm được tình trạng oxy – hóa bằng cách thiết lập cho bản thân một chế độ giàu Vitamin A, E, C và các khoáng chất Selen bằng cách ăn nhiều rau bina, củ cải, việt quất, cải xoăn, các loại đậu hạt, trà xanh, rượu vang đỏ, chocolate đen, quế, gừng…
5. Uống nhiều nước
Bên cạnh việc ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp, bệnh nhân bị chứng phong thấp nên tăng cường bổ sung nước cho cơ thể nhiều hơn so với bình thường. Vì nước rất quan trọng cho cơ thể, nhưng với người bị phong thấp thì nó có nhiều tác dụng rất cần thiết.
Việc uống nhiều nước lọc giúp bạn đẩy lùi các độc tố tích tụ trong người, hạn chế khả năng viêm khớp và các phát triển bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài việc uống nước lọc, bạn có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng các loại nước ép trái cây, rau má, trà thảo dược…
⇒ Việc tăng cường các nhóm thực phẩm được liệt kê ở trên sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể các tác hại của chứng phong thấp, nhanh chóng khôi phục lại tình trạng vốn có của khớp xương.
II. Bị phong thấp nên kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?
Bên cạnh việc dùng các nhóm thực phẩm có ích cho xương khớp, hạn chế phong thấp phát triển, thì cũng có những loại thực phẩm bạn cần tránh để bệnh không tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe bản thân:
1. Uống sữa ít hơn
Các dấu hiệu bệnh phong thấp có nguy cơ phát triển mạnh hơn với một số thành phần chất đạm có trong sữa. Một số trường hợp bệnh nhân phong thấp từng được ghi là không dung nạp sữa để tạo ra các kháng thể trước các protein trong sữa.
Lúc này, cơ thể người bị chứng phong thấp sẽ hình thành cơ chế xuất hiện các kháng thể cảnh báo gây hại và tấn công khi dung nạp sữa. Do đó, việc đảm bảo sức khỏe tốt nhất là bạn có thể cắt giảm bớt lượng sữa trong khẩu phần hàng ngày và theo dõi tiến triển của các cơn đau.
2. Tránh xa đường và đồ ngọt
Các loại thực phẩm nhiều đường và đồ ngọt không có nhiều giá trị dinh dưỡng, thậm chí “bản thân đường cũng là một dạng chất độc” – Theo giáo sư Robert Lugstic thuộc Đại học Carlifornia, Hoa Kỳ chia sẻ.
Do đó, bạn cần cắt giảm lượng đường trong các bữa ăn hàng ngày để giảm đau nhức của chứng phong thấp, nhất là khi bạn bị ra mồ hồi ở tay và chân vì nếu nạp thêm đường, các chứng đau nhức và viêm của bạn sẽ trở nên dai dẳng hơn. Ngoài ra, khi bạn bị phong thấp mà ăn quá nhiều đường hoặc đồ ngọt dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, huyết áp và bệnh tiểu đường type 2 cao hơn người thường gấp 3 lần.
Bên cạnh đó, việc giảm ăn lúa mì, ngũ cốc để tránh nạp vào cơ thể chất Gluten gây sưng phù cơ và viên đau dữ dội ở các khớp, khiến bệnh không những không có chuyển biến tiêu cực mà còn gây chứng phong thấp mạn tính.
3. Cắt bớt lượng thịt
Việc chuyển đổi từ ăn nhiều thịt sang ăn ít thịt hoặc ăn chay khi bị phong thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu rõ rệt các triệu chứng đau nhức khớp xương. Vì trong thị có khá nhiều calo, các chất đạm và chất béo có hại mà cơ thể người bị phong thấp không chuyển hết gây đau nhức và có nguy cơ bị sưng tấy, nhiễm trùng ở khớp bệnh.
Do đó, bạn có thể thay lượng đạm từ nguồn động vật bằng đạm từ thực vật như ăn nhiều đậu lăng, đậu nành, đậu phộng. Do việc cắt giảm khẩu không ăn thịt khá khó khăn, nên bạn có thể cắt giảm từ từ ở mức độ cơ thể cho phép.
4. Kiểm soát đồ uống chứa cafein
Đối với cuộc sống hiện đại, cà phê đang ngày càng trở thành một loại văn hóa hiện đại, nhất là đối với dân văn phòng. Nhưng thói quen này hoàn toàn không có lợi cho người bị sức khỏe xương khớp, trong đó có chứng phong thấp.
Những tác động của cà phê và các thức uống chứa cafein tạo nên sự phát triển của các Protein Cyclic – Một thể phụ gây phát triển của bệnh phong thấp. Do đó, nếu bạn đang gặp khó khăn của chứng phong thấp mà lại uống quá nhiều cà phê thì xương khớp của bạn sẽ đau nhức và gây nên những tác hại khá nghiêm trọng.
⇒ Bên cạnh những loại thực phẩm mà người phong thấp nên ăn và cần tránh, thì các bệnh nhân đã và đang bị hành hạ bởi chứng đau nhức khớp xương cần phải có chế độ sinh hoạt phù hợp để tránh gây những ảnh hưởng xấu đến bệnh tình:
- Không uống rượu bia, dùng thuốc lá, các chất kích thích… để tránh các triệu chứng phong thấp phát triển dữ dội.
- Khi bị phong thấp thì không nên sinh sống ở môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo hoặc ngủ ở dưới nền đá lạnh. Cần giữ ấm cho cơ thể vào
- mùa lạnh và không tắm gội quá khuya.
- Kiểm soát cân nặng phù hợp để tránh gây những gánh nặng thêm nữa cho các khớp xương, gây đau nhức khiến bệnh nghiêm trọng
- hơn.
- Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhằm tăng sức bền và tạo độ dẻo dai cho gân và cơ xương.
Trên đây là những ý kiến được đề xuất từ các chuyên gia về việc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng ăn gì, từ đó giúp bạn có những thông tin hữu ích để phần nào đẩy lùi triệu chứng đau nhức của bệnh phong thấp.
Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!
Độc giả tìm hiểu thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!