Trị phong thấp theo y học cổ truyền có khỏi không?

Phương pháp trị phong thấp theo y học cổ truyền vẫn được áp dụng cho tới ngày nay. Thế nhưng bên cạnh đó là những câu hỏi như: liệu rằng trị phong thấp theo y học cổ truyền có khỏi không, phương pháp này có tốt không,… là điều mà không phải ai cũng biết câu trả lời. Nhằm trả lời thắc mắc trị phong thấp theo y học cổ truyền có khỏi không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh cũng như cách thức vận động điều trị của phương pháp này.

Trị phong thấp theo y học cổ truyền có khỏi không ?
Tìm hiểu về hiệu quả thật sự khi trị phong thấp theo y học cổ truyền

Về bệnh phong thấp

Phong thấp là tên gọi dân gian để chỉ các chứng đau nhức, tê mỏi liên quan đến các bộ phận hoạt động của cơ thể như: gân, cơ, xương khớp,… Đặc biệt những khu vực thường hay bị phong thấp nhất trên cơ thể là: vai, thắt lưng, cổ chân, bàn tay, khớp tay chân,… Khi xảy ra, cơn đau sẽ kéo dài và tái lại nhiều lần, thậm chí sẽ khiến vùng đau bị sưng tấy, sẽ lan sang các bộ phận lân cận xung quanh.

Theo Tuệ Tĩnh, một vị danh y của Việt Nam thời cổ, ông viết: “Tê thấp là mình mẩy các khớp xương không đỏ, không sưng mà tự nhiên phát đau, có khi chân tay không cựa được…”. Sách Nội kinh tố vấn lại viết rằng: “Bệnh do tà khí phong, hàn, thấp cùng đến hợp thành gọi là bệnh Tý”.

Về sau, các sách y học cổ truyền thường gọi là Phong thấp, Thấp tý, Lịch Tiết Phong,… đều có nghĩa chỉ chung các chứng đau nhức tê mỏi trên.

Nguyên nhân sinh bệnh theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng phong thấp được chia thành 2 dạng chính: phong hàn thấp nhiệt xâm nhập và đàm ứ giao kết, trệ tắc kinh lạc.

Với phong hàn thấp nhiệt xâm nhập: nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Đó có thể là do nơi lưu trú ẩm thấp, khí hậu nóng lạnh thất thường tạo thành thương tổn đế cơ khớp.

Với đàm ứ giao kết, trệ tắc kinh lạc: khi bệnh không được điều trị thích đáng hoặc bệnh kéo dài sẽ làm hao tổn khí huyết, đàm ứ trệ lạc, thường sẽ làm sưng nề các khớp cơ, gây biến dạng họặc hoạt động khó khăn,…

Trị phong thấp theo y học cổ truyền
2 dạng chính: phong hàn thấp nhiệt xâm nhập và đàm ứ giao kết, trệ tắc kinh lạc.

Phân loại cụ thể tý chứng (bệnh phong thấp)

Dựa vào các nguyên nhân phát bệnh, ta có thể chia phong thấp thành 4 thể:

Hành tý (phong tý) : đau nhức chân tay và các khớp. Các khớp phù nề di chuyển khó, rêu lưỡi trắng dày, sợ gió, sợ lạnh

Thống tý (hàn tý) : đau dữ dội, gặp lạnh tăng đau, giữ ấm đau giảm, rêu lưỡi trắng mỏng nhố, chất lưỡi hồng nhợt.

Trước tý (thấp tý): chân tay nặng nề, tê buốt. Các khớp sưng tấy, kèm theo tê bì ngoài da, chất lưỡng hồng.

Nhiệt tý: các khớp sưng đỏ, sợ gió, khát nước, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng nhớp, khớp đụng vào thì đau nhức, gặp lạnh giảm đau.  

Ý nghĩa việc trị phong thấp theo y học cổ truyền

Dưới góc nhìn lý luận của y học cổ truyền, bệnh phong thấp xảy ra do ba tà khí: phong – hàn – thấp tấn công nên phương pháp chủ chốt là khu phong, tán hàn, trừ thấp. Tuy nhiên còn cần xem xét các biểu hiện và triệu chứng cụ thể để phối chế các bài thuốc chữa trị khác nhau.

Như Hải Thượng Lãn Ông có viết trong sách Hải Thượng Lãn Ông Y tông Tâm lĩnh rằng: “Chữa phong nên bổ huyết, chữa hàn nên bổ hỏa, chữa thấp nên kiện tỳ…chủ yếu đưa vào hai kinh can thận để ôn dưỡng và chăm lo cơ thể, gân xương.”

Nói cách khác, trị phong thấp theo y học cổ truyền là trị vào chứng bệnh. Dựa trên các biểu hiện bệnh mà có các phương pháp khác nhau nhằm tác động trực tiếp nguồn bệnh. Sau thời gian kiên trì, bệnh trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và cơ thể khỏe mạnh lên từng ngày.

Với y học cổ truyền, trị phong thấp là đuổi tà khí ra ngoài, đồng thời nâng cao chính khí – nghĩa là tăng cường sức đề kháng, bồi bổ thân thể để kháng chống bệnh tật. Không chỉ riêng phong thấp, cơ thể sau khi đủ dẻo dai và sức bền có thể kháng lại các bệnh lý khác nữa.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một khi đã lựa chọn biện pháp điều trị phong thấp theo y học cổ truyền thì cần có sự kiên nhẫn nhất định. Thời gian để thể hiện hiệu quả sẽ khá lâu và chậm. Nhưng khi bệnh đã giảm thì sẽ rất ít khi quay trở lại.

Để việc điều trị diễn ra an toàn thành công, người bệnh cần thực hành thăm khám, chẩn đoán tại các y đường uy tín, chất lượng. Không được tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khi chưa có sự đồng ý của các chuyên gia.  Nên nhớ mỗi người có một cơ địa khác nhau. Các bệnh trạng thể hiện cũng không nhất định tương tự nhau. Vì vậy việc quan sát và theo dõi của các y bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm là điều cực kì quan trọng.

Trị phong thấp theo y học cổ truyền
Châm cứu – một trong những phương pháp của y học cổ truyền

Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị phong thấp

Điểm chung của các bài thuốc này là lưu thông khí huyết, đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) đào thải ra ngoài. Đồng thời đem lại tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng các cơ khớp và giảm thiểu tình trạng khớp biến dạng, khớp thoái hóa.

Về điểm riêng, phụ thuộc và các phân thể: hành tý, thống tý, trước tý, nhiệt tý ra sao mà các vị thảo dược có thay đổi, kèm theo là công hiệu cũng thay đổi ít nhiều.

1.Hành tý: khu phong thông lạc, tán hàn trừ thấp

Bài thuốc: Phòng phong thang

Gồm có:

30g phòng phong

30g các vị: hạnh nhân, nhục quế, cam thảo

22.5g các vị: tần cửu, cát căn, hoàng cầm

Thêm các vị: 10g khương hoạt, 10g uy linh tiên, 8g khương hoàng, 12g khương hoàn khi các khớp đau nhức nhiều.

Thêm các vị: 12g đỗ trọng, 12g tang ký, 15g tục đoạn, 12g dâm dương hoắc, 12g ba kích khi đau ngang thắt lưng trở xuống.

Cách dùng: Đem các vị thuốc tán thành bột, mỗi lần dùng 15g bột cùng 3 quả đại táo, 5 lát gừng (sinh khương) để sắc thành thuốc uống trong ngày.

2.Thống tý: ôn kinh tán hàn, khu phong trừ thấp

Bài thuốc: Ô đầu thang

Gồm có:

6g ô đầu

9g các vị: ma hoàng, hoàng kỳ, cam thảo, xích thược

Cách thực hiện:

  • Ô đầu đập nhỏ, sắc cùng 400ml mật ong pha loãng đến khi còn 200ml.
  • 4 vị thuốc còn lại đem sắc cùng 600ml nước còn 200ml nước thuốc
  • Đem 2 loại hòa đều, đun sôi để uống trong ngày.  Ngày chia làm 2, uống khi còn ấm.

điều trị phong thấp theo y học cổ truyền

3. Trước tý: trừ thấp thông lạc, khu phong tán hàn

Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang

Gồm có:

6g ý dĩ

3g các vị: thương truật, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, ô đầu, ma hoàng, quế chi, đương quy, xuyên khung, sinh khương, cam thảo

Thêm các vị: 15g tỳ giải, 15g mộc thông, 8g khương hoàng khi sưng nề các khớp.

Thêm 12g hải đồng bị nếu tê bì chân tay.

Cách dùng: Đem tán nhỏ thuốc, dùng 6g bột sắc uống mỗi lần.

4. Nhiệt tý: thanh nhiệt thông lạc, khu phong trừ thấp

Bài thuốc: Bạch hổ gia quế chi thang

Gồm có:

50g thạch cao

18g tri mẫu

9g nghạnh mễ

6g cam thảo

5g quế chi

Thêm các vị: 20g nhẫn đông đằng, 12g liên kiều, 12g hoàng bá để tăng thêm hiệu quả thanh nhiệt giải độc.

Thêm các vị: 12g đan bì, 12g sinh địa, 12g xích thược, khi da nổi ban hồng

Cách dùng: Các vị thuốc sắc thành thang, chia thành 3 lần/ngày. Mỗi ngày 1 thang.

Ngoài ra, để trị phong thấp theo y học cổ truyền, người bệnh sẽ được tư vấn kết hợp thêm các biện pháp như châm cứu, bấm huyệt, tập luyện vận động, phục hồi chức năng…để tăng thêm hiệu quả.  Như vậy,câu hỏi trị bệnh phong tê thấp theo y học cổ truyền có khỏi không vừa được giải đáp trong bài viết trên đây. Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi hoặc các thắc mắc, hãy mạnh dạn gửi thư hoặc comment ngay bên dưới bài viết.

Cập nhật lúc 18:51 - 17/01/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan