Diện chẩn có chữa được bệnh phong thấp không? chính là vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc. Tìm hiểu vấn đề trong bài viết sau đây!
Diện chẩn có chữa được bệnh phong thấp không?
Diện chẩn là phương pháp điều trị bệnh được sáng lập bởi nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu. Phương pháp được kết hợp giữa tinh hoa y học cổ truyền và kỹ thuật chữa bệnh của y học hiện đại. Nhà nghiên cứu Bùi Quốc Châu cho biết:
“Tôi muốn phát huy y học cổ truyền giúp bệnh nhân có thể yên tâm điều trị mà không e ngại những mặt hạn chế trước đây. Những tinh hoa từ y học cổ truyền khi kết hợp với kỹ thuật hiện đại đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng không ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể.”
Diện chẩn chữa bệnh dựa vào đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên mặt, đồ hình này được hình thành dựa vào Thuyết Phản Chiếu. Thuyết Phản Chiếu cho rằng mỗi hành vi, tâm lý và bệnh lý trong cơ thể đều biểu hiện qua khuôn mặt, cảm xúc và hình thái bên ngoài. Dựa vào mối tương quan giữa bệnh lý và hình thái biểu hiện, những bệnh lý sẽ thể hiện rõ, lương y có thể chẩn đoán bệnh chính xác và an toàn.
Kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền nên diện chẩn vẫn giữ lại những thủ thuật chữa bệnh như xoa bóp, day ấn kết hợp với những dụng cụ như cây lăn, que dò, búa,… để tác động đến huyệt vị có mối tương quan với bệnh.
Vì được kết hợp giữa tinh hoa y học cổ truyền và kỹ thuật chữa bệnh của y học hiện đại nên diện chẩn được xem là phương pháp có hiệu quả cao, tác động sâu đến nguồn gốc bệnh. Mục đích của việc điều trị phong thấp bằng diện chẩn là làm giảm cơn đau, giảm tần suất cơn đau tái phát, tiêu viêm giảm sưng đỏ, cải thiện xương khớp, ức chế quá trình phát triển của bệnh.
Thực hiện chữa phong thấp bằng diện chẩn
Tùy vào triệu chứng của bệnh mà lương y sẽ áp dụng cách thực hiện phù hợp. Chữa bệnh theo triệu chứng còn đem lại hiệu quả hơn việc áp dụng những phương pháp mang tính toàn thể.
Dưới đây là 4 triệu chứng bệnh phong thấp thường gặp cùng với cách thực hiện bằng diện chẩn.
1. Phong thấp do nhiệt thấp ứ trệ
Đây là thể phong thấp thuần túy, bắt nguồn từ việc khí nhiệt ứ trệ trong cơ thể. Triệu chứng đặc trưng bao gồm khớp sưng đau, đỏ và sờ vào thấy hơi nóng. Bàn chân có dấu hiệu ấm, nóng hơn nhiệt độ cơ thể.
Thực hiện:
- Day tiêu viêm (156, 61, 38, 106, 26, 50) ở mặt
- Sau đó tiến hành day khai thông ở quanh khớp đau nhức
- Day bộ Giáng trước
Hiệu quả của diện chẩn chỉ được đảm bảo khi người thực hiện tác động đúng vị trí có liên quan đến bệnh. Do đó, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, người thực hiện có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
2. Phong thấp do hư huyết kém
Phong thấp do hư huyết kém là tình trạng mạch máu bị chèn ép khó lưu thông, triệu chứng dễ nhận thấy nhất là người bệnh xanh xao, sắc mặt mệt mỏi, ăn uống không ngon, ngủ không sâu giấc.
Thực hiện:
- Day bộ bổ âm huyết (127-, 22, 17 + -, 113 + -, 63M + ,19, 60, 39, 37, 1, 50, 290 + -, 0 + -) ở mặt và bàn chân
- Phản chiếu khớp và day khai thông quanh khớp đau nhức
Một số trường hợp bàn chân ấm nhưng thân nhiệt không sốt cũng có thể thực hiện cách này để giảm những triệu chứng của bệnh.
3. Phong thấp do hàn thấp
Phong thấp do hàn thấp gây ra những triệu chứng như đau khớp, không có hiện tượng sưng đỏ, bệnh nhân không chịu được lạnh, run rẩy khi nhiệt độ giảm đột ngột.
Thực hiện:
- Hơ Bộ Thăng (19, 37, 73+, 300 – +, 0 – +, 127, 50)
- Hơ khai thông quanh khớp
Nếu mặt người bệnh có dấu hiệu lạnh hơn nhiệt độ cơ thể, thực hiện cào đầu Trục Thấp (bao gồm các cơ quan: cằm, bờ môi trên và dưới, toàn bộ vùng mũi). Thể bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến mắt, do đó nếu niêm mạc mắt có những dấu hiệu bất thường nên đến ngay cơ sở y tế để xác định đúng nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
4. Phong thấp do dương hư kèm âm hư lẫn khí huyết kém
Đây là thể bệnh tổng hợp, người bệnh vừa sợ lạnh và nóng, bàn chân không nóng không lạnh, niêm mạc mắt nhạt tới trắng.
Thực hiện:
- Bàn chân: day dầu bổ Bổ Âm Thăng
- Mặt: day Bổ Âm Thăng, lọc thấp
Đây là 4 trường hợp điển hình của bệnh phong thấp, nếu người bệnh gặp phải trường hợp hiếm gặp hơn bạn nên đến phòng khám để được lương y xác định đúng triệu chứng và thực hiện điều trị phong thấp bằng diện chẩn đúng cách.
Những lưu ý khi áp dụng diện chẩn chữa bệnh phong thấp
Như đã đề cập ở trên, mục đích của việc thực hiện diện chẩn chữa bệnh phong thấp là giảm đau, tiêu viêm và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Chính vì vậy, phương pháp không thể chữa dứt điểm bệnh lý này mà chỉ mang tính chất hỗ trợ.
Người bệnh nên lưu ý những điều sau khi thực hiện diện chẩn chữa bệnh phong thấp.
- Sau khi thực hiện diện chẩn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hay tác động lên khớp.
- Kết hợp với những phương pháp điều trị khác để điều trị bệnh hiệu quả.
- Cải thiện những tư thế khiến khớp chịu áp lực lớn.
- Duy trì chế độ luyện tập thường xuyên để cải thiện xương khớp, tăng tuần hoàn máu và tăng quá trình trao đổi chất.
- Trường hợp bệnh nhân gặp phải những triệu chứng nặng nề nên thực hiện các phương pháp điều trị tác động sâu, có thể kết hợp với diện chẩn để tăng hiệu quả giảm đau.
- Bổ sung những thực phẩm lành mạnh để cải thiện sức khỏe, đồng thời kiêng cử nhóm thực phẩm làm gia tăng cơn đau khớp như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
- 10 ngày sau khi thực hiện, người bệnh không còn thấy đau nhức khớp mỗi khi nhiệt độ giảm.
- Có thể thực hiện nhiều liệu trình, tuy nhiên cần hỏi ý kiến của lương y để có phác đồ điều trị phù hợp.
Áp dụng diện chẩn chữa bệnh phong thấp đem lại hiệu quả nhưng chi phí điều trị không cao. Đây là ưu điểm khiến diện chẩn được nhiều bệnh lựa chọn. Trong quá trình điều trị nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh tránh trường hợp chủ quan, thay vào đó nên chủ động đến cơ sở y tế để tìm hướng khắc phục kịp thời.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!