Chế độ sinh hoạt cho người bị tê nhức chân tay

Không chỉ gặp ở người cao tuổi, chứng tê nhức chân tay còn có thể bắt gặp ở những người trẻ do nhiều nguyên nhân. Trong đó, chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên căn bệnh này. Để bệnh tê nhức chân tay không còn là nỗi lo, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc.

Theo các chuyên gia, tê nhức chân tay là do các mạch máu bị chèn ép khiến khí huyết khó lưu thông gây đau nhức, tê mỏi các chi và vai gáy. Tham khảo chế độ sinh hoạt cho người bị tê nhức chân tay dưới đây sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chứng bệnh này hiệu quả.

I. Chế độ sinh hoạt cho người bị tê nhức chân tay

Ở người cao tuổi, các cơ quan và bộ phận trong cơ thể bị lão hóa dần theo thời gian. Trong đó, hệ xương khớp luôn phải chịu nhiều áp lực của cơ thể dễ bị tổn thương nhất và xuất hiện nhiều căn bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh thoái hóa cột sống…. ảnh hưởng lên các dây thần kinh gây đau mỏi vai gáy và tê nhức chân tay. Đặc biệt, các cơn đau càng tăng mạnh khi thời tiết thay đổi.

Tê nhức tay chân
Tê nhức tay chân là dấu hiệu xương khớp bị lão hóa.

Ở người trẻ, tê nhức chân tay chủ yếu là do lười vận động hoặc thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, kỹ thuật viên,… do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít di chuyển…

Dưới đây là những chế độ sinh hoạt cho người tê nhức chân tay:

1. Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể và phòng chống bệnh tật.

Đối với những người đang có vấn đề về xương khớp, tê nhức chân tay thì bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D như thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, ngũ cốc hay các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch để đối phó với các cơn đau khớp. Những món ăn từ lá lốt, lá xương sông được cho là rất hiệu quả cho người thường hay bị đau nhức.

2. Kiên trì rèn luyện cơ thể hàng ngày

Thông thường, khi bị tê nhức chân tay, chúng ta chỉ muốn nghỉ ngơi và rất “ngán” vận động. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, năng vận động sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, từ đó ngăn ngừa những cơn tê mỏi và đau nhức ở chân tay.

3. Chủ động phòng bệnh khi thời tiết thay đổi

Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể phải đối mặt nhiều hơn với các cơn đau. Vì vậy, việc chủ động phòng bệnh lúc này có vai trò rất quan trọng để ngăn ngừa cơn tê nhức tay chân tay.

Bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là chân tay. Có thể ngâm chân tay với nước gừng ấm hoặc rang ngải cứu và muối hạt chườm lên vùng bị tê nhức để làm dịu các cơn đau.

4. Dùng thảo dược chữa tê nhức chân tay

Không như các loại thuốc giảm đau, một số thảo dược thiên nhiên có tác dụng giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả lại an toàn cho cơ thể như lá lốt, ngải cứu, tỏi, gừng…

Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc chữa tê nhức chân tay bằng thảo dược sẽ giúp khí huyết lưu thông và giảm đau rất tốt.

Ngâm thảo dược
Ngâm thảo dược giúp làm giảm nhanh chóng cơn tê nhức tay chân.

Đọc thêm: Bị tê bì chân tay là bệnh gì có nguy hiểm không?

#Lá lốt chữa đau xương khớp:

  • Bài 1: Đem 5-10g lá lốt khô rửa sạch và sắc với 2 chén nước đến khi cô đặc lại còn nửa chén là được. Uống thuốc này mỗi ngày 1 lần sau bữa tối, liên tục từ 7-10 ngày sẽ giảm đau nhức.
  • Bài 2: Cho thêm 30g rễ cỏ xước, 30g rễ bưởi bung, 30g rễ cây vòi voi đã được thái mỏng và sao vàng vào 30g lá lốt rồi sắc với 3 chén nước còn 1 chén. Chia thuốc uống 3 lần/ngày.

#Rượu tỏi trị tê nhức chân tay:

Tỏi có tác dụng ấm tỳ vị, hành khi trệ, khử trùng, kháng viêm. Tỏi ngâm rượu là bài thuốc chữa đau nhức và tê mỏi xương khớp được dân gian áp dụng từ xưa.

Bạn có thể dùng 40g tỏi đã bóc vỏ ngoài đem cắt nhỏ rồi ngâm với 100 rượu trắng 45 độ. Ngâm trong 10 ngày, trong khi ngâm thường xuyên lắc đều bình rượu. Khi rượu tỏi chuyển sáng màu vàng nghệ là có thể sử dụng. Mỗi lần uống dùng 40 giọt, dùng ngày 2 lần vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể pha với nước để uống.

⇒ Trên đây là những chế độ sinh hoạt mà người bị tê nhức tay chân cần lưu ý, bên cạnh đó thì nên người bị đái tháo đường, phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh tim mạch nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời điều trị, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Phong Nguyên

Đọc thêm: Bị tê tay có phải do thoái hóa đốt sống cổ? GIẢI ĐÁP

Cập nhật lúc 17:05 - 18/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan