Bị tê bì chân tay là bệnh gì có nguy hiểm không?

Đánh giá

Tê bì chân tay là hiện tượng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Bị tê bì chân tay là bệnh gì có nguy hiểm không? chính là thắc mắc chung của nhiều người gặp phải tình trạng này.

Tê bì chân tay xuất phát từ hai nguyên nhân chính, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Đối với nguyên nhân sinh lý, tình trạng này không có gì đáng ngại, nhưng nếu xuất phát do bệnh lý, tình trạng chính là lời cảnh báo của nhiều mầm bệnh trong cơ thể. Cùng chúng tôi tìm hiểu những bệnh lý gây ra hiện tượng tê bì chân tay để xác định đúng bệnh lý trong cơ thể!

Bị tê bì chân tay là bệnh gì
Bị tê bì chân tay là bệnh gì có nguy hiểm không?

Bị tê bì chân tay là bệnh gì có nguy hiểm không? Tư vấn

Như đã đề cập ở trên, tê bì chân tay xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Với nguyên nhân sinh lý, tình trạng này hình thành do bạn hoạt động tay quá nhiều khiến khớp tay, chân bị tổn thương và gây ra hiện tượng tê bì. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện nhanh chóng khi bạn nghỉ ngơi và thư giãn khớp.

Ngược lại, tê bì chân tay có thể là biểu hiện của những mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Nếu không chú ý những biểu hiện này, việc phát hiện sẽ trở nên chậm trễ, gây ra những khó khăn khi điều trị. Sau đây là những bệnh lý gây ra hiện tượng tê bì chân tay.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

1. Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp gây ra hiện tượng sưng viêm ở nhiều khớp xương, gây tổn thương đến xương và mô sụn. Chính vì tình trạng sưng xuất hiện ở nhiều vị trí nên bệnh gây ra tình trạng tê bì chân tay. Viêm đa khớp dạng thấp được đánh giá là một trong những bệnh lý về xương khớp nguy hiểm và khó điều trị. Nếu không can thiệp các phương pháp ức chế bệnh, hiện tượng sưng viêm sẽ tiếp tục tiếp diễn và gây ra những biến chứng nguy hiểm, phải kể đến là tình trạng biến dạng khớp khiến người bệnh mất khả năng vận động.

Không chỉ gây ra triệu chứng tê bì chân tay, bệnh còn làm xuất hiện cơn đau ở những vị trí khớp sưng viêm, kèm theo đó là biểu hiện nóng ở ngoài da. Vào giai đoạn khởi phát, người bệnh có dấu hiệu sốt nhẹ, cân nặng giảm, suy nhược, mệt mỏi, nếu kéo dài khoảng 1 tháng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát. Ở giai đoạn này, bệnh phát triển hoàn toàn và gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, khiến người bệnh khó khăn khi sinh hoạt và làm việc.

2. Bệnh Gút

Bệnh gút hình thành do quá trình tồn đọng acid uric trong các khớp xương, thường sẽ tập trung ở khớp ngón chân và khớp ngón tay. Chính vì vậy mà bệnh có thể gây ra tình trạng tê bì chân tay kèm theo là cơn đau trong xương dai dẳng.

Tê bì chân tay do bệnh Gút
Tê bì chân tay do bệnh Gút gây ra

Bệnh Gút không thể chữa trị dứt điểm, người bệnh chỉ có một phương án duy nhất là sống chung với bệnh. Nếu không ức chế bệnh bằng cách giảm hàm lượng acid uric trong cơ thể, ở những vị trí sưng viêm sẽ xuất hiện tophi. Lúc này bệnh đã chuyển biến xấu và nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Đối với bệnh Gút người bệnh có thể sống hòa hợp với bệnh bằng cách bổ sung các thực phẩm tăng cường chức năng thận, tăng quá trình đào thải acid uric đồng thời hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể.

Tham khảo thêm: Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn từ chuyên gia

3. Tiểu đường

Tiểu đường gây ra biến chứng dây thần kinh vận động, ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp. Cụ thể, người bệnh sẽ nhận thấy chân tay tê bì, có cảm giác kiến bò, kim chân, đôi khi còn xuất hiện rối loạn cảm giác.

Đây là biến chứng ngoại biên của căn bệnh này, người bệnh cần khắc phục bệnh ngay để tránh dẫn đến những biến chứng khác. Loại trừ đường ra khỏi chế độ dinh dưỡng chính là nguyên tắc mà bệnh nhân tiểu đường bắt buộc phải thực hiện. Hơn nữa, người bệnh cần tránh xa những chất béo bão hòa, thực phẩm chứa nhiều cholesterol, rượu bia và đồ uống có cồn,…

4. Hội chứng ống cổ tay và chân

Hội chứng ống cổ tay và chân gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở hai vị trí này. Dây thần kinh ở cổ tay và chân đóng vai trò quan trọng, vì đây là nơi tiếp thu cảm giác và điều khiển cử động của các ngón tay và ngón chân. Khi tổn thương xuất hiện ở vùng cổ tay và chân gây chèn ép lên dây thần kinh, làm xuất hiện cơn đau ở cổ tay/ chân kèm theo biểu hiện tê bì, rối loạn cảm giác,…

Tê bì chân tay do hội chứng cổ tay chân
Tê bì chân tay do hội chứng cổ tay/ chân gây ra

Hội chứng ống cổ tay/ chân hình thành do dị dạng ở khớp cổ tay/ cổ chân, do cân nặng vượt mức, biến chứng của bệnh đái tháo đường, suy nhược tuyến giáp, vận động các khớp tay/ chân quá nhiều gây ra tổn thương mãn tính,…

5. Thoát vị đĩa đệm đa tầng

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là tình trạng thoát vị xảy ra ở vùng thắt lưng và đốt sống cổ. Phần nhân nhầy từ đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh, mà các dây thần kinh này có mối liên hệ với cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân,… đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng khó điều trị hơn thoát vị đĩa đệm ở một vị trí, bởi lúc này bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, việc điều trị đòi hỏi người bệnh phải kiên trì kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Bên cạnh triệu chứng tê bì chân tay, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng đặc trưng như đau nhức vùng lưng trên hoặc vùng thắt lưng, cứng khớp và khó khăn khi xoay người, cơn đau chạy dọc xuống phần hông, mông và chi dưới,…

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc Bị tê bì chân tay là bệnh gì có nguy hiểm không? Thay vì xác định bệnh một cách cảm quan, thiếu chính xác, người bệnh nên đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này và khắc phục kịp thời.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 16:30 - 17/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan