Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc từ nhiều người mắc phải bệnh lý này. Đây là một dạng bệnh viêm khớp hình thành chủ yếu do chế độ ăn uống, do đó yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị.
Bài viết sẽ chia sẻ chế độ ăn cho người bệnh gút từ chuyên da dinh dưỡng. Người bệnh nên tham khảo để hỗ trợ quá trình điều trị một cách hiệu quả nhất.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến bệnh gút?
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Minh Tâm – Công tác tại Bệnh viện Bạch Mai nói về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân gút:
“Bệnh gút là một dạng viêm khớp hình thành do cơ thể tích tụ acid uric ở các khớp xương và gây ra tình trạng sưng viêm. Hiện tượng tích tụ acid uric xuất phát từ hai nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên là do cơ thể thu nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin, nguyên nhân thứ hai chính là khả năng đào thải acid uric của thận bị suy giảm. Có thể thấy đây là bệnh lý về xương khớp chịu tác động trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng, do đó muốn thành công trong việc điều trị phải lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng.
Nếu biết sử dụng thực phẩm lành mạnh và có lợi, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rất nhiều. Hiện nay, bên cạnh những phương pháp điều trị chính, người bệnh đã biết kết hợp với chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Một số thực phẩm có khả năng tăng cường chức năng thận, giúp quá trình đào thải acid uric được cải thiện, hàm lượng thành phần này trong cơ thể cũng sẽ giảm đi nhanh chóng. Các biểu hiện đau nhức ở các khớp nhờ vậy cũng được cải thiện rất nhiều.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu purin – vì đây chính là tác nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng acid uric trong máu. Nếu không kiêng cử, những biện pháp điều trị khác sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi.”
Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến bệnh gút, do đó người bệnh cần biết bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì để có thể thiết lập được chế độ dinh dưỡng thích hợp. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ chế độ ăn từ chuyên gia dành cho bệnh nhân gút.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút
Chúng tôi hy vọng với chế độ dinh dưỡng được chuyên gia chia sẻ, quá trình điều trị gút của người bệnh sẽ thuận lợi hơn.
1. Người bệnh gút nên ăn gì?
Như lời chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gút nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh và có khả năng đào thải acid uric trong cơ thể. Những thực phẩm người bệnh gút nên ăn bao gồm:
- Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm tốt cho con người, được khuyến khích sử dụng dù bạn có đang mắc bệnh lý nào đi chăng nữa. Với hàm lượng nước và khoáng chất cao, rau xanh giúp cơ thể được thanh lọc, tăng cường quá trình trao đổi chất.
Một số loại rau xanh có khả năng đào thải độc tố và acid uric trong máu như: cần tây, bí xanh, cải bẹ,… Nhiều người bệnh không chỉ bổ sung các loại rau này vào chế độ dinh dưỡng mà còn ép lấy nước để uống. Nước ép từ cần tây được các chuyên gia khuyến khích người mắc bệnh gút sử dụng, nếu dùng trong thời gian dài, tình trạng bệnh sẽ có những chuyển biến tích cực.
- Trái cây
Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể và xương khớp. Các loại trái cây chứa nhiều Vitamin C rất thích hợp cho bệnh nhân gút, thành phần này sẽ giúp tiêu viêm và giảm tình trạng sưng ở các khớp. Dứa được các chuyên gia khuyến khích dùng cho người bị gút vì làm tăng chức năng thận, loại bỏ acid uric và hỗ trợ chữa các bệnh về sỏi thận.
Một số loại trái cây khác như dưa hấu, lê, táo, nho, bưởi,… rất tốt cho người bị gút. Người bệnh hạn chế ăn các loại quả có vị chua như chanh, cam,… khiến acid trong cơ thể tăng cao, ức chế quá trình đào thải acid uric trong cơ thể.
- Cà phê
Một nghiên cứu từ các bác sĩ hàng đầu ở Mỹ vào năm 2007 cho thấy, người bệnh gút dùng từ 2 – 4 tách cà phê mỗi ngày giúp loại bỏ hàm lượng acid uric trong cơ thể.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng với liều lượng trong mức cho phép. Dùng nhiều cà phê có thể gây ra các tác dụng phụ khác.
- Sữa thực vật
Đạm chính là nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ và lắng đọng acid uric nhiều hơn, tuy nhiên con người vẫn cần có một nguồn cung cấp đạm để hoạt động mỗi ngày. Người bệnh gút nên bổ sung nguồn đạm từ thực vật, sữa thực vật là thực phẩm được khuyến khích cho người mắc phải bệnh lý này.
Hầu hết các loại sữa được làm từ đậu và các hạt ngũ cốc, đem đến cho cơ thể năng lượng dồi dào nhưng không làm tăng hàm lượng acid uric.
- Nước
Người bị gút cần bổ sung lượng nước nhiều hơn người bình thường, từ khoảng 2,5 – 3 lít nước để cơ thể được thanh lọc và đào thải hết độc tố. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên bổ sung nước khoáng thay vì nước lọc thông thường, các khoáng chất trong nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đào thải các thành phần có hại.
2. Người bệnh gút nên kiêng ăn gì?
Ngược lại với các thực phẩm trên, một số thực phẩm gây hại đến sức khỏe của người bệnh gút. Nếu người bệnh không kiêng cử những loại thực phẩm này rất có thể tình trạng bệnh sẽ phát triển trầm trọng hơn, các khớp xương có hiện tượng sưng to và đau nhức hơn bình thường.
- Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, nội tạng động vật,… là nguồn cung cấp protein dồi dào, tuy nhiên đây là những loại thực phẩm chứa nhiều purin làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể. Những người bình thường nếu thu nạp quá nhiều các thực phẩm này sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút và các bệnh lý mãn tính khác.
Hơn nữa, thịt đỏ chính là nguyên nhân làm tăng cholesterone trong cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Kiêng cử các loại thịt này chính là giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân gút.
- Hải sản
Tương tự thịt đỏ, hải sản chứa nhiều purin làm tăng hàm lượng acid uric có trong cơ thể. Các loại hải sản còn làm tăng các cơn đau nhức ở xương khớp, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và nặng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể.
- Đồ uống kích thích
Đồ uống có cồn, các chất kích thích là nguyên nhân làm giảm khả năng đào thải acid uric trong cơ thể. Hơn nữa các thành phần có hại còn tăng khả năng lắng đọng acid uric và khiến bệnh gút có nguy cơ trầm trọng hơn.
Đồ uống nhiều đường, có gas khiến trọng lượng cơ thể tăng nhanh khiến các khớp xương sưng và các cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Người bệnh gút tuyệt đối phải tránh xa các loại đồ uống này nếu muốn cải thiện bệnh.
Vấn đề Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì ? đã được chúng tôi trình bày trong bài viết, hy vọng với chế độ ăn từ chuyên gia người bệnh dễ dàng hơn trong việc cải thiện bệnh tình. Bên cạnh đó, cần chú trọng giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, những thói quen xấu trong sinh hoạt cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Chúc mọi người nhiều sức khỏe!
Phương Thảo
Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!