Bệnh Gout có lây không?

Đánh giá

Dù ngày nay gút là căn bệnh phổ biến nhưng rất nhiều người vẫn đang thắc mắc rằng: “Bệnh gút lây qua đường nào?. Theo nhiều nghiên cứu và chứng minh, hiện đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.

Bệnh gút là một căn bệnh liên quan đến viêm khớp do rối loạn acid uric trong cơ thể. Các tinh thể sau khi acid uric bị lắng đọng sẽ tập trung tại mô khớp, khiến quá trình hoạt động hằng ngày của bệnh nhân diễn ra khó khăn và các cơn đau dần xuất hiện dày đặc.

bệnh Gout lây qua những con đường nào
Nhiều người lo lắng về khả năng lây lan của bệnh Gout

Nguyên nhân gây bệnh

Nói rõ hơn, các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến vấn đề chuyển hóa và đào thải acid uric gây ra gút gồm:

nguyên nhân gây bệnh Gout
Thực phẩm giàu đạm là nguyên nhân gây bệnh Gout
  • Bẩm sinh: có nhiều trường hợp được ghi nhận gút bẩm sinh do thiếu men HGPT. Sự thiếu hụt này làm acid uric tăng cao từ nhỏ, triệu chứng gút thể hiện gần như toàn thân, ảnh hưởng đến thận, khớp lẫn thần kinh. Dù tỷ lệ không cao nhưng các ca gút bẩm sinh thường bị rất nặng và khó chữa trị.
  • Di truyền: những gia đình có người cận huyết mắc bệnh gút thì các thành viên khác cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn.
  • Cơ địa: tự bản thân người bệnh tổng hợp purin nội sinh vượt ngưỡng khiến tăng sinh acid uric. Từ đó dẫn đến xuất hiện các biểu hiện bệnh gút.
  • Ăn uống: việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm và nhân purin có thể khiến phát động mầm bệnh gút tiềm ẩn. Đặc biệt đạm và nhân purin có nhiều ở: thịt đỏ, hải sản, nấm, măng, nội tạng động vật (gan, lòng, thận), rượu bia,…
  • Mắc bệnh về thận: viêm thận, suy thận sẽ làm giảm khả năng đào thải acid uric tự nhiên ra khỏi cơ thể. Sự giảm ứ sẽ khiến hình thành các hạt tinh thể urat monosodic lắng đọng tại màng hoạt dịch gây biến dạng khớp.
  • Dùng thuốc điều trị các bệnh khác: các nhóm thuốc chữa trị bệnh máu, thuốc diệt tế bào ung thư, thuốc hỗ trợ thần kinh,… sẽ làm tăng sinh acid uric.
  • Tuổi tác: trường hợp người lớn tuổi mắc bệnh gút chiếm tỷ lệ rất cao. Đó là vì quá trình thoái hóa và giảm hoạt động của cơ thể theo thời gian. Từ đó sinh ra tình trạng acid uric tăng mạnh gây viêm khớp, biến dạng khớp.

Bệnh gút lây qua đường nào?

Để giúp bạn đọc không còn phải lo lắng vì những hiểu biết “mơ hồ” về bệnh gút, câu trả lời cho thắc mắc “bệnh gút lây qua đường nào?” được trả lời như sau:

biểu hiện của bệnh Gout
Bệnh Gout làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân

Cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh gút như đã nói ở trên là sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Không có bất kỳ báo cáo khoa học nào chỉ ra nguyên nhân gây bệnh gút đến từ sự tiếp xúc với người bệnh.

Từ đó, xin khẳng định rằng bệnh gút không phải là bệnh truyền nhiễm. Và gút không hề bị lây cho dù tiếp xúc qua đường ăn uống, sinh hoạt, quan hệ với người mắc bệnh gút.

Người bệnh và gia đình nên làm rõ thắc mắc này để có cách điều trị và chăm sóc bệnh một cách hợp lý, khoa học. Không nên ngờ vực “vô căn cứ” dẫn đến chậm trễ chữa trị gút hoặc tạo thành mặc cảm, tổn thương đến người bệnh.

Ngược lại, người thân, gia đình nên ủng hộ và quan tâm đến quá trình trị gút của bệnh nhân. Nên dành thời gian tìm hiểu thêm về thông tin, cách trị và phòng ngừa gút theo các nguồn tin tin cậy để giúp bệnh nhân sớm ngày hồi phục sức khỏe.

Các biện pháp hỗ trợ giảm bớt triệu chứng gút

Để cải thiện và giúp đỡ việc chữa gút diễn ra an toàn, suôn sẻ, người bệnh cần thực hiện các biện pháp như:

giảm triệu chứng bệnh Gout
Uống nước là cách tăng cường trao đổi chất, giảm bệnh Gout hiệu quả
  • Uống nước: Tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày cho những người bị gút. Đây là cách loại bỏ acid uric tự nhiên trong máu một cách tốt nhất.
  • Vận động: Thường xuyên vận động và kết hợp các bài tập giãn cơ, thư giãn để ngăn ngừa sự lắng đọng tinh thể urat monosodic gây viêm đau tại mô khớp. Thời gian kiến nghị: 30 – 45 phút/ ngày với các môn: bơi lội, yoga, dưỡng sinh, đi bộ,…
  • Thực đơn: chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày để điều tiết lượng đạm nạp vào cơ thể. Không ăn các loại thịt đỏ, nội tạng động vật hoặc hải sản, các loại rau chứa nhiều purin để phòng ngừa đau gout cấp.
  • Không uống rượu bia: Rượu, bia sẽ làm cản trở quá trình thải acid uric, thậm chí là tăng sinh acid uric. Vì vậy người bị gút tuyệt đối không được uống rượu, bia.
  • Giữ cơ thể cân đối: Quá ốm hoặc quá nặng cân đều không được khuyến khích với người bị gút. Đặc biệt không để béo phì, thừa cân vì sẽ làm cơn đau gút thêm trầm trọng.
  • Kiểm tra và tái khám định kỳ: Cần theo dõi và kiểm soát hàm lượng acid uric trong máu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Với những thông tin trên, xin nhắc lại rằng bệnh gút không lây lan và không phải là bệnh truyền nhiễm. Người bệnh và gia đình nên có hiểu biết về vấn đề này để có chế độ chăm sóc, sinh hoạt phù hợp. Đừng quên thực hiện điều trị gút đầy đủ theo ý kiến của bác sĩ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa gút trở nặng vừa được hướng dẫn.

Xin chúc bạn sức khỏe!

Bạn nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 08:34 - 25/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan