Những biến chứng của bệnh Gout vô cùng nặng nề song không phải người bệnh nào cũng ý thức được những biến chứng do căn bệnh này gây ra.
Bài viết sẽ chỉ ra 5 biến chứng do bệnh Gout gây ra có kèm theo hình ảnh nhằm giúp bạn đọc có hình dung cụ thể hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.
5 biến chứng của bệnh Gout vô cùng nguy hiểm
Bệnh gout hình thành do rối loạn chuyển hóa khiến nồng độ axit uric cao tăng cao, chúng tồn đọng trong cơ thể và gây ra tình trạng kết tinh muối urat tại khớp. Bệnh Gout vẫn chưa thể điều trị dứt điểm do đó người bệnh chỉ có thể tác động để ngăn chặn mức độ tiến triển từ bệnh.
Tuy nhiên chính vì tiến triển chậm chạp của Gout mà nhiều người bệnh rơi vào tình trạng chủ quan và gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. So với những bệnh lý xương khớp khác, bệnh Gout gây ra nhiều phản ứng phức tạp trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan.
PGS.TS Hồ Văn Minh – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Gout là bệnh lý rất nguy hiểm, tiến triển bệnh chậm nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi bệnh đã hình thành những biến chứng lên các cơ quan trong cơ thể, bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, người bệnh phải chịu những biến chứng do bệnh và tiến hành điều trị để bảo toàn tính mạng.”
Một số biến chứng nguy hiểm phổ biến do bệnh Gout gây ra được PGS.TS Hồ Văn Minh chỉ ra:
1. Biến dạng khớp, bại liệt
Biến dạng khớp, bại liệt là biến chứng chung của hầu hết những bệnh lý xương khớp. Quá trình biến dạng khớp của bệnh Gout hình thành do những hạt tophi xuất hiện, nếu nồng độ axit uric tiếp tục tăng cao, kích thước hạt tophi cũng tăng dần và gây chèn ép nặng nề lên khớp xương. Nếu không khắc phục kịp thời, hạt tophi đè nén và làm tổn thương khớp gây ra tình trạng biến dạng.
Ở mức độ nguy hiểm hơn, những hạt tophi này có thể phát triển với kích thước lớn gây biến dạng nặng nề, dây thần kinh bị chèn ép và mạch máu tắc nghẽn. Từ đó tăng nguy cơ bại liệt và mất hoàn toàn khả năng vận động.
Ngoài ra, khi hạt tophi phát triển quá lớn, vùng da có thể xuất hiện tình trạng lở loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn và những tác nhân bên ngoài xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý khác.
2. Gây ra những bệnh lý về thận
Biến chứng về thận do bệnh Gout là tình trạng rất thường gặp bắt nguồn từ những phản ứng phức tạp trong cơ thể. Nồng độ axit uric tăng cao khiến thận phải hoạt động với cường độ cao để có thể đào thải tối đa thành phần này. Tuy nhiên tình trạng này làm tăng nguy cơ gây tổn thương và làm giảm chức năng thận.
Gout bước sang giai đoạn cuối sẽ bắt đầu hình thành những hạt tophi ở khớp và những cơ quan khác – trong đó có thận, gây ra bệnh sỏi thận và một số bệnh lý khác. Nếu biến chứng ở thận xuất hiện, khả năng thanh lọc và đào thải của thận sẽ suy giảm, có nguy cơ nồng độ axit uric trong máu tiếp tục tăng cao, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3. Nguy cơ đột quỵ, tai biến cao
Bệnh nhân Gout phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ, tai biến cao do những tinh thể muối urat có thể lắng đọng tại mạch máu. Nếu ở những mạch máu nhỏ, điều này có thể không gây ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên nếu không may, tinh thể urat lắng đọng tại những mạch máu lớn, nguy cơ đột quỵ và tai biến rất cao.
Theo thống kê của các chuyên gia Cơ Xương Khớp cho biết, người bị Gout có nguy cơ đột quỵ rất cao, chỉ đứng sau bệnh nhân tim mạch và huyết áp cao. Do đó, đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
4. Biến chứng do thuốc điều trị
Biến chứng về dạ dày hầu hết đều bắt nguồn từ những loại thuốc điều trị gout. Thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giảm đau mạnh colchicine, thuốc giảm axit uric trong máu,… đều là nguyên nhân khiến dạ dày bị tổn thương gây ra những tình trạng như tiêu chảy cấp, viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non,…
Corticoid – một loại thuốc điều trị bệnh gout phổ biến song có thể để lại những biến nguy hiểm hơn những loại thuốc trên. Một số tác dụng phụ khi dùng corticoid điều trị bệnh gút như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tăng nguy cơ loãng xương,…
5. Đái tháo đường
Người bị Gout rất dễ mắc bệnh đái tháo đường, điều này được lý giải như sau. Thận là cơ quan bài tiết và duy trì những thành phần điện giải trong cơ thể ở mức cân bằng. Tuy nhiên khi nồng độ axit uric tăng cao, thận phải ưu tiên đào thải thành phần này khiến quá trình thanh lọc những thành phần khác bị ứ trệ, làm phát sinh nhiều bệnh lý khác nhau.
Khi lượng đường trong cơ thể không được đào thải hoàn toàn khiến nồng độ đường tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường. Người bị Gout có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 22% so với người bình thường.
Các biến chứng của bệnh Gout rất khó khắc phục, hầu hết người bệnh buộc phải chịu đựng những biến chứng này. Ở thời điểm này, mục đích của việc điều trị chính là bảo vệ tính mạng của người bệnh.
Bệnh Gout có tiến triển chậm chạp nên người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được những biến chứng từ bệnh nếu nghiêm ngặt trong quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Đây là bệnh lý nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn đe dọa đến tính mạng con người. Người bệnh nên nhận thức đúng mức độ nguy hiểm của bệnh để có biện pháp ngăn ngừa hợp lý.
Bài viết để chỉ ra 5 biến chứng của bệnh Gout vô cùng nguy hiểm, hy vọng qua những thông tin này người bệnh đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh và có hướng điều trị thích hợp nhất!
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!