Bệnh Gout mãn tính là gì? rất nhiều người còn chưa biết

Bệnh gout mãn tính được xem là cấp độ nặng hơn của bệnh gout thông thường. Khi đã chuyển sang giai đoạn gout mãn tính, rất khó để bệnh nhân có thể điều trị khỏi hoàn toàn, thậm chí là gặp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Bởi thực tế, gout và bệnh gout mãn tính là hoàn toàn khác nhau về mức độ bệnh.

Bệnh Gout mãn tính
Chúng ta không nên chủ quan với bệnh gout mãn tính

Bệnh gout mãn tính là gì?

Bệnh gout mãn tính là bệnh tiến triển dần và kéo dài với thời gian tối thiểu là 3 tháng trở lên. Bệnh gout mãn tính có thời gian phát bệnh chậm nhưng mức độ sau phát bệnh sẽ nặng hơn, điều trị cũng phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều.

Để trả lời câu hỏi: “Bệnh gout mãn tính là gì?”, cần phải tìm hiểu đến các nguyên nhân và triệu chứng gout mãn tính. Hiện nay có thể quy gout mãn tính về 2 nguyên nhân hình thành bệnh gồm: nội nhân và ngoại nhân. Các biểu hiện của gout mãn tính cũng rất rõ ràng và cụ thể.

Nguyên nhân hình thành gout mãn tính

Ngoại nhân: Bệnh gout mới khởi phát thường là gout cấp tính. Gout không thể tự khỏi mà không cần gặp bác sĩ hoặc không điều trị. Theo đó, nếu chữa trị chậm trễ hoặc sai phương pháp sẽ khiến bệnh trở nặng. Lúc này, gout còn được gọi với cái tên “bệnh gout mãn tính”.

triệu chứng bệnh gout mãn tính
Các triệu chứng của bệnh gout mãn tính làm cho bệnh nhân vô cùng khó chịu

Nội nhân: Trong một vài trường hợp, gout mãn tính có thể không cần thông qua các đợt gout cấp mà trực tiếp thăng dần thành bệnh. Phần lớn do các yếu tố như khuyết tật gen, di truyền, thói quen ăn uống,… kích phát mầm bệnh gout trong cơ thể.    

Các biểu hiện của gout mãn tính

Dù nguyên nhân mắc bệnh có ra sao, các cơn đau gout cấp là biểu hiện không thể tránh khỏi của bệnh gout mãn tính. Ngoài ra, còn có 3 dấu hiệu gout mãn tính thường gặp nhất gồm:

  • Hạt tophi: tại khu vực các khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, khuỷu tay – chân sẽ nổi các cục tophi dưới da. Kích thước của các hạt không đều, lồi lõm, không di động, số lượng sẽ ngày càng nhiều. Vùng da nổi hạt sẽ ửng đỏ, trông căng và sưng bóng. Hạt tophi quá to có thể gây nứt da, chảy nước vàng, lở loét, nhiễm trùng,…
  • Viêm đa khớp mạn tính: các khớp thường xuyên bị đau nhức, tê bì. Cơn đau xuất hiện đột ngột, tái lại thường xuyên và mức độ đau tăng dần theo mỗi lần. Thông thường triệu chứng viêm đa khớp mạn tính do gout mãn tính có thể bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Sỏi tiết niệu: người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi đi vệ sinh, thậm chí tiểu buốt, tiểu ra máu. Khi siêu âm sẽ phát hiện các sỏi ở tiết niệu do tinh thể urat lắng đọng gây ra. Về sau có thể tạo thành viêm thận, suy thận,…

Điều trị bệnh gout mãn tính

Để chẩn đoán, các bác sĩ thường yêu cầu thực hiện chọc hút dịch khớp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm, chụp X-quang để cho ra kết quả lâm sàng. Dựa vào thời gian phát bệnh cùng kết quả về hình dáng xương và nồng độ acid uric trong cơ thể, các bác sĩ có thể đưa ra kết luận người bệnh có phải mắc gout mãn tính hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp bệnh.

Dù dùng thuốc Tây y hay thuốc Đông y thì mục đích của các loại thuốc là phục vụ cho nhu cầu làm giảm acid uric trong cơ thể. Đồng thời hỗ trợ các mô khớp phục hồi, tăng cường sức khỏe và giảm các cơn đau do gout gây ra.

Điều trị bằng thuốc Tây

Hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định 3 nhóm thuốc giúp thuyên giảm các biểu hiện đau nhức do gout sau:

  • Kháng viêm không Steroid (NSAID): giảm đau, hạ sốt, được dùng phổ biến nhưng không được lạm dụng. Dùng quá liều sẽ khiến viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan,…
  • Colchicine : giảm đau nhanh trong 12 giờ đầu của cơn gout cấp. Có tác dụng phụ khi dùng sai liều lượng
  • Corticoid: kháng viêm giảm đau rất mạnh. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
điều trị bệnh Gout mãn tính
Việc điều trị bệnh Gout mãn tính cần có chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các nhóm thuốc điều hòa acid uric, tăng khả năng lọc thải acid uric ra khỏi cơ thể để phòng ngừa sự lắng đọng hạt tại khớp. Trong trường hợp hạt tophi gây nguy hại đến sức khỏe, bác sĩ sẽ kiến nghị thực hiện các phẫu thuật.

Như vậy, dù cho bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tuân theo liều lượng và hướng dẫn của các bác sĩ.

Điều trị gout mãn tính bằng Đông y

Để chữa gout mãn tính, Đông y sẽ kết hợp các phương pháp như: châm cứu, sắc thuốc, bấm huyệt, xoa bóp để hỗ trợ phục hồi. Mỗi phương pháp được áp dụng sẽ tác động qua lại nhằm nâng cao sức khỏe và ổn định tình trạng cho bệnh nhân. Sau đó mới đến bước điều trị giảm bớt và phòng ngừa các biến chứng gout mãn tính gây ra.

Các biến chứng có thể xảy ra với bệnh gout mãn tính

Như đã nhắc đến từ đầu, gout mãn tính luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Bởi các muối urat tăng nhanh trong quá trình rối loạn chuyển hóa acid uric sẽ lắng đọng tại khớp, gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng xấu.

biến chứng bệnh Gout
Bệnh Gout mãn tính làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân
  • Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động: khi tinh thể urat bao quanh các mô sụn sẽ phá vỡ cấu trúc của xương, từ đó kích phát cơn đau và khiến bệnh nhân đánh mất khả năng vận động. Thậm chí là mất khả năng di chuyển hoặc kiểm soát, bại liệt
  • Ảnh hưởng đến xương khớp: gout mãn tính chắc chắc sẽ làm phá vỡ hình dáng xương, gây biến dạng và dị tật các cơ khớp.
  • Ảnh hưởng đến chức năng tim mạch: urat di chuyển trong cơ thể sẽ đến các bộ phận như cơ tim, van tim,… và lắng đọng tại đó. Từ đó sẽ gây ra các bệnh lý viêm nhiễm, suy tim cấp rất nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng đến thận: 70% người mắc bệnh gout sẽ mắc bệnh về thận như viêm khe thận, viêm thận cấp,… Bởi thận phải hoạt động liên tục để đào thải acid uric, về lâu dài sẽ tạo thành tác động xấu đến chức năng của bộ phận này.
  • Tử vong: khi bệnh trở nặng đột ngột phát tác và cấp cứu không kịp thời hoặc bởi các bệnh lý về tim mạch, gan thận.

Thông qua bài viết về bệnh gout mãn tính, hi vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích. Từ bây giờ hãy tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh và khám định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần để kịp thời phát hiện và phòng tránh bệnh.

Bệnh gout mãn tính có thể phát tác và xuất hiện tại nhiều độ tuổi với nhiều biểu hiện khác nhau. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cần nhờ đến sự thăm khám và tư vấn của các chuyên gia để xác định, điều trị chính xác.

Bạn nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 08:24 - 25/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan