Người bị bệnh gút thường đau ở đâu, cơn đau gút kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi cơn đau do gút dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau thông thường khác.
Người bị bệnh gút thường đau ở đâu?
Như đã biết, bệnh gút hình thành do nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây ra hiện tượng kết tinh muối urat tại khớp. Khi khớp bị chèn ép và tổn thương, cơn đau gút cấp tính sẽ xuất hiện.
Thống kê từ các khoa Xương Khớp cho thấy, hơn 90% bệnh nhân gút đau tại ngón chân cái. Cơn đau xuất hiện đầu tiên tại vị trí này và có xu hướng lan sang các khớp ngón khác, có trường hợp đau ở khớp tay và rất ít trường hợp đau tại khớp gối.
Khi bệnh Gút chuyển biến sang giai đoạn 3 – giai đoạn gút mãn tính, việc xác định cơn đau tại vị trí nào khá khó khăn. Lúc này cơn đau rất dữ dội và xảy đến thường xuyên nên người bệnh sẽ đau đớn cả vùng chân hoặc tay do cơn đau có xu hướng lây lan mạnh mẽ.
Tuy nhiên, cơn đau gút đầu tiên sẽ xuất hiện chủ yếu ở khớp ngón chân, khớp bàn tay và đầu gối. Ngay khi cơn đau gút cấp tính xuất hiện, người bệnh cần đến trung tâm y tế để tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cơn đau gút kéo dài bao lâu? Xử lý cơn đau bằng cách nào?
Tùy vào mức độ tổn thương tại khớp và giai đoạn phát triển của bệnh mà cơn đau gút sẽ kéo dài ngắn hay dài.
1. Cơn đau gút kéo dài bao lâu?
Cơn đau gút kéo dài bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn của gút và thể trạng của từng người. Mức thời gian sau đây chỉ mang tính chất tương đối, không đúng hoàn toàn với từng trường hợp.
- Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính, cơn đau chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ trong 1 – 3 ngày và rất lâu sau mới xuất hiện cơn đau thứ hai.
- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, cơn đau có thể kéo dài từ 5 – 10 ngày với mức độ rất dữ dội. Tần suất và mức độ đau đớn tăng lên đáng kể so với giai đoạn gút cấp tính.
Khác với những bệnh xương khớp khác, cơn đau gút rất dữ dội và kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, thể trạng suy nhược và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Gút gây ra nhiều phản ứng phức tạp bên trong cơ thể, nên ngoài cơn đau người bệnh phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề khác
Cơn đau và thời gian cơn đau hoành hành bị chi phối bởi yếu tố dinh dưỡng, sinh hoạt nên nếu người bệnh đảm bảo thực hiện những yếu tố này một cách khoa học, cơn đau sẽ có xu hướng thuyên giảm về mức độ và tần suất. Nếu điều trị đúng cách, bệnh sẽ ít có cơ hội chuyển sang giai đoạn thứ 3 – giai đoạn gút mãn tính.
2. Khắc phục cơn đau gút cấp tính ngay tại nhà
Người bệnh nên tiến hành những cách sau để khắc phục khi cơn đau gút bất ngờ xuất hiện. Khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần ý thức được việc dùng thuốc trong thời gian dài gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Chườm nóng hoặc lạnh vào khớp sưng đau để giảm sưng, tiêu viêm, giúp cơn đau thuyên giảm.
- Ngâm chân vào nước ấm để kích thích giãn mạch máu, giúp tuần hoàn máu được thúc đẩy, giải phóng hiện tượng tắc nghẽn và co thắt gây đau đớn.
- Có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học để giảm thiểu cơn đau xuất hiện.
- Thường xuyên luyện tập để cải thiện khung xương, tăng độ linh hoạt cho khớp nhằm giảm mức độ đau đớn của cơn đau gút.
- Uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ thận đào thải nồng độ axit uric ra khỏi cơ thể.
Chỉ khi thực sự cần thiết, người bệnh mới nên dùng thuốc để giảm cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh Gút. Rất nhiều trường hợp đã gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng do lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài.
Bệnh gút tuy có tiến triển chậm nhưng mức độ rất nguy hiểm- có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế, người bệnh cần tiến hành điều trị ngay để ngăn chặn những biến chứng từ bệnh lý này.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!