Thoái hóa khớp có nên tập yoga ?

Thoái hóa khớp có nên tập yoga không là vấn đề nhiều người mắc bệnh quan tâm. Bên cạnh việc điều trị bằng biện pháp chuyên sâu, chế độ luyện tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị.

Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính về xương khớp hình thành chủ yếu do quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài việc điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu, nhiều người bệnh muốn kết hợp với các bài tập luyện để cải thiện chức năng vận động, tuy nhiên lại không biết có nên tập yoga hay không?

Bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên, đồng thời gợi ý một số bài tập giúp hỗ trợ quá trình điều trị cho người mắc bệnh thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp có nên tập yoga
Thoái hóa khớp có nên tập yoga ?

Thoái hóa khớp có nên tập yoga ? Giải đáp

Yoga là bộ môn tập luyện đòi hỏi người tập phải kết hợp cả những động tác của cơ thể với tinh thần, đồng thời phải biết điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng mới đem lại hiệu quả khi tập luyện. Đây được đánh giá là bộ môn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên người bị thoái hóa khớp có nên tập yoga không là vấn đề không phải ai cũng có thể giải đáp.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Trao đổi với Bác sĩ Trần Minh Hoàng, Trường khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai về thắc mắc từ nhiều bạn đọc Thoái hóa khớp có nên tập yoga không?, ông cho biết:

“Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương ở mô sụn khiến không gian giữa hai đầu xương bị thu hẹp, làm tăng ma sát khi vận động khiến cơn đau xuất hiện. Bệnh có thể chuyển biến và gây biến dạng khớp nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh những biện pháp điều trị thông thường, người bệnh cần kết hợp với các bài tập luyện để cải thiện chức năng vận động đồng thời phục hồi và tái tạo mô sụn hiệu quả hơn.

Yoga là bộ môn thích hợp cho người mắc bệnh thoái hóa khớp và những người mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác. Tùy thuộc vào mức độ bệnh tình, người bệnh lựa chọn các động tác yoga với cường độ phù hợp để cải thiện bệnh một cách hiệu quả. Việc tập luyện yoga thường xuyên sẽ giúp các khớp xương trở nên uyển chuyển và linh hoạt, giúp phục hồi khả năng vận động của các khớp, từ đó ảnh hưởng tích cực đến quá trình điều trị bệnh.

Yoga còn giúp tăng cường lưu thông máu, giúp người bệnh xoa dịu những cơn đau ở khớp khi thời tiết giảm đột ngột. Hơn nữa, bộ môn này còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm số lần mắc các bệnh vặt do thay đổi thời tiết. Hiện này, yoga là bộ môn được các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu khuyến khích con người tập luyện, bởi ngoài khả năng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp, yoga còn ngăn ngừa quá trình lão hóa, hạn chế tỉ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch và xương khớp khác.”

Mặc dù đem lại những hiệu quả đối với bệnh nhân thoái hóa khớp, song người bệnh khi tập yoga cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả từ bộ môn này:

  • Người bệnh nên chọn lựa những động tác với cường độ nhẹ nhàng, ít tác động và gây áp lực lên các khớp.
  • Nên tăng tần suất và thời gian tập luyện một cách từ từ để cơ thể và khớp xương kịp thích nghi.
  • Thời gian tập yoga được khuyến khích cho người bị thoái hóa khớp từ 30 phút – 1 giờ đồng hồ.
  • Khi tập nếu các khớp có biểu hiện đau đớn nên dừng tập, có thể tập lại khi cơn đau biến mất.

Một số bài tập yoga tốt cho người bị thoái hóa khớp

Nếu người bệnh không có thời gian đi tập yoga ở các trung tâm thể dục, bạn hoàn toàn có thể thực hiện những động tác yoga đơn giản ngay tại nhà. Dưới đây là những bài tập thích hợp với người bị thoái hóa khớp, giúp cải thiện và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

1. Tư thế chiến binh

Đây là bài tập giúp cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối rất tốt, chỉ sau một thời gian thực hiện người bệnh sẽ cảm thấy gân cốt được cải thiện, khớp gối vận động linh hoạt hơn, các cơn đau ít xuất hiện và không dai dẳng như trước.

Tư thế chiến binh tốt cho người bị thoái hóa khớp
Tư thế chiến binh tốt cho người bị thoái hóa khớp

Để thực hiện bài tập này, bạn đứng thẳng người, hai chân khép lại thành hình chữ V, tay thả lỏng dọc theo cơ thể. Di chuyển chân trái ra phía sau, gót chân phải và ngón chân trái nằm lên cùng một đường thẳng, khuỵu đầu gối chân phải xuống thành một góc 90 độ. Bàn tay dơ thẳng và chụm vào nhau sau đó đưa thẳng lên trên, kéo căng cánh tay ra phía sau. Hít sâu từ 10 – 15 giây sao đó thả ra từ từ và chuyển sang chân tiếp theo. Thực hiện bài tập này khoảng 6 – 8 lần.

Duy trì với tần suất 4 – 6 lần/ tuần bạn sẽ nhận thấy tình trạng bệnh có những chuyển biến tích cực. Bài tập này còn giúp khí huyết lưu thông, cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

2. Động tác quỳ gối thẳng lưng

Đây là bài tập nhẹ nhàng, có cường độ thấp nhất. Bài tập này thích hợp với người có tình trạng thoái hóa nặng, thường xuyên cảm thấy đau đớn nếu vận động mạnh.

Động tác quỳ gối thẳng lưng
Động tác quỳ gối thẳng lưng

Ngồi thẳng lưng, quỳ gập chân lại sao cho lòng bàn chân hướng lên trên. Tay thả lỏng và đặt lên phần đùi, mắt giữ song song với mặt đất. Bạn duy trì tư thế này trong vòng 5 phút, kết hợp với hơi thở nhịp nhàng, đây là tư thế ngồi thiền rất phổ biến trong yoga.

Với động tác tưởng chừng rất đơn giản này, các cơ và xương khớp trong cơ thể được giãn ra và các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể. Thời gian ngồi thiền chính là thời điểm bạn lắng nghe cơ thể, từ đó biết cách vận động phù hợp với thể trạng của mình. Bài tập này còn giúp đầu óc thư giãn, giảm tình trạng căng thẳng và stress.

3. Động tác chùa một cột

Đây là động tác đòi hỏi người bệnh phải kết hợp nhiều bộ phận, tuy nhiên cường độ vẫn rất nhẹ nhàng và không làm tăng áp lực lên các khớp gối và khớp vai. Bài tập này giúp tăng cường độ dẻo dai của cơ thể, giúp người bệnh dễ dàng hơn khi vận động, cải thiện tình trạng cứng khớp thường gặp vào buổi sáng.

Động tác chùa một cột
Động tác chùa một cột cải thiện khả năng vận động và độ linh hoạt của các khớp

Đứng hai chân rộng bằng vai, tay thả lỏng. Sau đó dang hai tay lên cao và chắp lại giống như đang cầu nguyện quá đầu. Đứng một chân, chân kia co lại sao cho lòng bàn chân này áp vào đùi chân kia. Giữ nguyên tư thế trong vòng 1 – 2 phút, kết hợp với hơi thở để điều hòa áp lực lên xương khớp, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy ít mệt hơn khi thực hiện động tác này. Kiên trì thực hiện đều đặn, căn bệnh thoái hóa khớp vai và khớp háng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc Thoái hóa khớp có nên tập yoga không? từ nhiều bạn đọc. Để bộ môn này đem lại hiệu quả trong việc điều trị, mọi người cần thực hiện thường xuyên đồng thời phải lựa chọn bài tập phù hợp. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tập những bài tập quá sức khiến khớp bị tổn thương và tình trạng bệnh chuyển hướng trầm trọng hơn.

Chúc các bạn điều trị thành công!

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 00:22 - 28/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan