Tập yoga chữa đau vai gáy – Những bài tập chuyên gia khuyên làm

Ngày nay, Yoga không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Bên cạnh việc hỗ trợ cân đối vóc dáng về mặt thẩm mỹ, Yoga còn là môn thể thao giúp cho xương khớp và cơ bắp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị chứng đau nhức vai gáy hiệu quả.

Khác với môn thể thao khác, Yoga là bộ môn phù hợp cho mọi lứa tuổi, giới tính, thể trạng sức khỏe và đáp ứng được những lợi ích sức khỏe lâu dài. Hãy cùng chuyên khoa xương khớp tham khảo những tác dụng của yoga trong chữa đau vai gáy qua bài viết sau:

I. Yoga và công dụng chữa đau vai gáy

Yoga là phương pháp tập luyện kết hợp cao độ giữa tinh thần và cơ thể, dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể ở một tư thế trong khoảng thời gian nhất định.

đau vai gáy nên tập yoga
Cần tập cácbài yoga để giảm đau vai gáy, khôi phục đời sống thường nhật.

Từ đó tạo nên nền tảng giúp bạn làm chủ được sự dẻo dai của cơ thể, nâng cao sức khỏe và thư giãn tinh thần.

Sự kỳ diệu của Yoga chính là thông qua việc luyện tập của thể xác để giúp con người xa rời lối sống không lành mạnh và hoàn thiện bản thân hơn. Bộ môn này ngày càng được tin cậy trên thế giới.

Tập luyện Yoga giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, lại rất dễ học và tập luyện, lại đem đến nhiều công dụng bất ngờ cho cơ thể:

  • Giúp giảm đau vai gáy, đau lưng, đau đầu…
  • Giúp giãn cột sống, củng cố gân cốt, cơ mông, đùi, cánh tay, bắp chân…
  • Ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ chữa cao huyết áp, đau dạ dày, viêm xoang, hen suyễn.
  • Giảm căng thẳng, áp, lực, trầm cảm, giúp ngủ ngon, ăn khỏe.

Đặc biệt, với người làm việc văn phòng cả ngày phải nhìn chằm chằm vào máy tính; Người làm tài xế suốt ngày ôm vô lăng rong ruổi trên đường; Hoặc người làm công nhân, thợ may suốt ngày ngồi cắm cúi để tạo ra sản phẩm … đều ít vận động, đầu và cổ cúi nhiều dễ gặp những chứng đau vai gáy, mỏi cổ, cứng khớp khiến bạn khó xoay cổ và hạn chế hoạt động.

Nếu bệnh đang ở giai đoạn nguyên phát, người bên nên thử phương pháp điều trị đau vai gáy bằng các động tác yogga để thả lỏng và thư giãn các bó cơ bị căng cứng, giúp các khớp được duỗi thẳng và tăng độ dẻo, có giãn của dây chằng, làm giảm cảm giác đau nhức vai gáy hiệu quả.

Đặc biệt, việc tập luyện yoga cũng tương tự như một phương pháp vật lý trị liệu, bên cạnh giảm đau vai gáy lại còn giúp loại bỏ nhiều bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa…

Đọc thêm: Phương pháp châm cứu chữa đau mỏi vai gáy

II. Một số bài tập Yoga chữa đau vai gáy hiệu quả

Yoga – bộ môn thể thao bắt nguồn gốc từ Ấn Độ có khả năng cải thiện tình trạng đau vai gáy vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, những động tác yoga còn giúp tăng cường sức khỏe, khiến xương khớp linh hoạt hơn. Người thường xuyên luyện tập yoga không chỉ chữa đau vai gáy hiệu quả mà còn thư giãn và thoải mái hơn về tinh thần.

Với những bệnh nhân bị chứng đau vai gáy hành hạ, có thể tham khảo những bài tập sau đây để cơn đau biến mất nhanh chóng:

1. Tư thế con mèo

Tư thế con mèo
Tư thế con mèo giúp các khớp xương vùng cổ và vai gáy giảm những cơn đau nhức hữu hiệu.

Tư thế này có tác dụng kéo căng cột sống, làm toàn bộ cơ thể thư giãn thoải mái, xua tan những căng thẳng và mệt mỏi

#Cách thực hiện:

  • Tư thế chuẩn bị là tay và đầu gối chống xuống sàn; đầu gối và chân rộng bằng hông, hai bàn tay tạo khoảng cách rộng bằng vai. Cánh tay và đùi tạo song song với mặt sàn.
  • Khi hít vào, người bệnh trũng lưng xuống, nâng cằm và hướng mắt lên trần nhà, cổ thả lỏng và thư giãn.
  • Lúc thở ra, lưng uốn cong lên trên, bụng hóp vào, cằm ghì sao cho sát vào xương ức, mắt hướng về phía rốn để các đốt sống cổ được giãn ra tối đa.
  • Thực hiện lặp lại bài này khoảng 4 – 5 lần trong ngày, mỗi lần 1 phút sẽ đđạt hiệu quả thư giãn.

2. Tư thế vặn mình

Tư thế vặn mình
Tư thế vặn mình chữa đau vai gáy hiệu quả.

Tư thế này giúp người có dấu hiệu đau vai gáy có thể kéo căng cổ và vùng vai nhằm kéo giãn đốt sống từ cổ đến lưng được thư giãn và thoải mái.

#Cách thực hiện:

  • Ngồi ở tư thế xếp bằng, dựng chân phải sao cho chạm vào ngoài gối chân trái.
  • Tay phải chống thẳng ra phía sau và cách mông một khoảng nhất định.
  • Từ từ vặn và siết người ra phía sau. Tay trái nắm lấy cổ chân trái để vặn lưng được sâu hơn hoặc hướng lòng bàn tay vào người.
  • Đầu từ từ quay ra phía sau để đốt sống cổ cùng các đốt sống lưng được thư giãn.
  • Sau đó thực hiện đổi bên cùng 1 thao tác. Bài tập yoga này nên thực hiện từ 10 lần cho 1 lượt, 1 ngày nên tập khoảng 2 – 3 lần để giảm tình trạng đau nhức vai gáy.

3. Tư thế gập người

Tư thế gập người
Tư thế gập người giúp đốt xương vùng vai gáy được thư giãn và trở nên linh hoạt.

Tư thế gập người giúp cho toàn bộ vùng vai gáy, cổ, lưng… để tăng độ linh hoạt của khớp xương và tính đàn hồi cột sống.

#Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng sao cho hai bàn chân song song trong tư thế thoải mái nhất, ưỡn ngực để cột sống được giữ thẳng hết mức. Ngón tay giữa đẩy lên trên để cột sống hướng thẳng.
  • Hít sâu vào hết mức có thể, sau đó gập người về phía trước nhưng cố gắng giữ cho lưng giữ thẳng. Đến khi các ngón tay chạm vào sàn nhà thì thả lỏng các cơ và thở ra nhẹ nhàng.
  • Giữ tư thế gập người như thế trong ba giây để lưng, vai, cổ được thả lỏng và thư giãn. Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tuần hoàn máu ở trên các bộ phận này.
  • Sau ba giây, từ từ nâng người trở lại vị trí cũ. Sau đó lặp lại thao tác này khoảng 5 lần.

4. Tư thế xỏ kim

Tư thế xỏ kim
Tư thế xỏ kim giảm đau nhức nhờ vùng vai gáy và cổ được kéo căng hiệu quả.

Tư thế này đem đến những tác động có ích cho bả vai và làm căng các cơ vai, giảm đau và đánh tan lượng mỡ thừa đáng kể ở vai, giúp tác động đối xứng cả hai bên vai để xoắn sâu các nhóm cơ.

#Cách thực hiện:

  • Tư thế chuẩn bị giống như động tác của tư thế con mèo, sau đó chậm rãi hạ cánh tay, sao cho để bả vai của tay này đi về phía ngược lại. Chẳng hạn bạn hạ tay trái thì mặt sẽ quay về phía bên phải. Tay còn lại vươn thẳng và chống vuông góc với mặt sàn.
  • Khi hạ bả vai và cánh tay xuống sàn thì thở ra nhẹ nhàng và thả lỏng cơ thể bà tránh gồng cơ tay.
  • Dùng sức nặng của thân trên tạo lực ấn vai và cánh tay để kéo căng vùng cổ.
  • Khi đổi bên thì ấn nhẹ lòng bàn tay vươn ra vuông góc dưới sàn để nâng cơ thể lên và đổi hướng.
  • Một bên giữ khoảng 30 giây, sau đó tiến hành đổi bên còn lại.

5. Tư thế tay chạm tay

Tư thế chạm tay
Tư thế chạm tay đẩy lùi đau nhức vai gáy hữu hiệu.

Tư thế này giúp cơ tay và vai được kéo giãn, lồng ngực được mở căng hết cở, giúp điều chỉnh vị trí các khớp và cơ hiệu quả.

#Cách thực hiện:

  • Đặt mông trên hai chân, một tay vươn lên trần nhà rồi gập tay ra đằng sau xương bả vai. Tay còn lại thì vòng ra sau lưng và đẩy về gáy để  cho cả hai tay đan vào nhau.
  • Nếu hai tay không chạm được vào nhau, bạn có thể dùng khăn để trợ giúp.
  • Giữ chặt tay trong năm giây và hít thở sâu. Trong lúc hít thở, tay dưới cố gắng kéo tay phía trên xuống để khớp vai được mở rộng tối đa.
  • Sau năm giây, đổi bên và thực hiện tương tự các động tác với bên còn lại.

Lưu ý: Khi thực hiện động tác này, nên giữ thẳng cổ và thắt lưng; đầu và người không đổ về phía trước.

♦ Bên cạnh việc tập yoga chữa đau vai gáy, người bệnh nên vận động và nghỉ ngơi hợp lý; giải lao giữa giờ làm việc khi đã phải ngồi kéo dài; luyện tập các động tác dưỡng sinh, ưỡn cổ, cúi đầu về trước, ngửa đầu ra sau, nghiêng đầu sang trái phải, xoay tròn cổ, cử động cổ lên xuống… để giảm các triệu chứng đau nhức hiệu quả.

Không nên xoay, vặn mạnh vùng cổ để gây tổn thương nặng đến hệ thống các dây thần kinh. Không tùy tiện mua thuốc về uống, nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa có phương hướng điều trị thích hợp.

Khi các triệu chứng đau vai gáy thuyên giảm, nên vận động một cách nhẹ nhàng để cơn đau được phục hồi nhanh chóng.

Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh và lấy lại sức khỏe như xưa!

Song Lam

Tìm hiểu thêm: Đau vai gáy nên và không nên ăn gì?

Cập nhật lúc 11:06 - 12/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan