“Chào chuyên mục! Thời gian gần đây tôi thường xuyên bị nhức mỏi xương bả vai, lúc đầu cơn đau xuất hiện đột ngột nhưng chỉ cần nghỉ ngơi và xoa bóp, cơn đau sẽ thuyên giảm dần. Nhưng mấy ngày nay, cơn đau xuất hiện nhiều hơn, nhiều khi đau nhói ở phần xương bên trong khiến tôi rất khó chịu. Đặc biệt là các cơn đau này rất dai dẳng và khó chịu, tôi không thể tập trung làm việc được.
Mong chuyên mục tư vấn giúp tôi bị nhức mỏi xương bả vai là mắc bệnh gì?”
Nguyễn Minh Cường, 35 tuổi, TP HCM
Chào bạn,
Nhức mỏi xương bả vai là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, đây có thể là hiện tượng sinh lý thông thường khi mà cơ thể giữ một tư thế quá lâu làm tăng áp lực lên vùng cổ và xương vai khiến các cơn đau xuất hiện. Tuy nhiên, đây cũng có là cảnh báo của các căn bệnh nguy hiểm khác, do đó nếu tình trạng tiếp tục kéo dài và gây đau đớn, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác nhất.
Nhức mỏi xương bả vai có thể do các bệnh lý sau
Sau đây là một số bệnh lý có biểu hiện nhức mỏi xương bả vai, chúng tôi sẽ chia sẻ những triệu chứng đi kèm để giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc xác định đúng bệnh tình của cơ thể. Tuy nhiên, cách nhận biết này chỉ mang tính tương đối, do đó để chính xác nhất người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh tình.
1. Đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy là bệnh lý hình thành do hệ thống dây thần kinh, dây chằng và vùng xương ở phần vai và cổ bị tổn thương gây ra các cơn đau ở vị trí này. Ban đầu, cơn đau xuất hiện ở vùng vai gáy sau đó làn ra vùng bả vai, lưng hoặc thậm chỉ là cả cánh tay. Nếu bạn bị nhức mỏi xương bả vai đi kèm theo các biểu hiện nêu trên, có thể bạn đã mắc phải bệnh lý này.
Bên cạnh các cơn đau, đau mỏi vai gáy còn gây ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, cơn đau tăng lên khi hắt hơi, ho hoặc thời tiết thay đổi. Đau mỏi vai gáy là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Do đó, ngay sau khi phát hiện bản thân gặp phải biểu hiện của căn bệnh này, bạn cần tiến hành điều trị ngay.
2. Thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý hình thành do tổn thương từ đĩa đệm ở vùng cổ, có thể phần đĩa đệm ở vì trí này bị rách, nứt dẫn đến việc nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép lên các đốt sống cổ hoặc dây thần kinh lân cận, gây ra các cơn đau ở vị trí này. Mặc dù vị trí tổn thương là ở vùng cổ nhưng cơn đau có xu hướng lây lan từ vùng cổ, vùng vai gáy xuống bả vai, cánh tay và bàn tay.
Nếu bạn không chỉ gặp phải cơn đau ở xương bả vai mà còn cảm thấy đau ở một bên ngực và có cảm giác kiến bò, kim châm ở những vị trí bị đau hoặc cảm thấy cơ bắp yếu dần, việc vận động trở nên khó khăn hơn, thì có lẽ bạn đã mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống xuong khớp, làm tăng nguy cơ bại liệt và còn giảm lượng máu nuôi dưỡng não làm phát sinh hiện tượng thiếu máu lên não và gây ra biểu hiện chóng mặtvà thiếu tập trung.
3. Thoái hóa đốt sống cổ
Tương tự thoát vị đĩa đệm cổ, bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng gây ra những cơn đau ở vùng vai gáy, cổ, xương bả vai và cánh tay. Tuy nhiên, bệnh phát sinh là do tổn thương từ các đốt sống cổ theo quy luật lão hóa tự nhiên. Những đốt sống này phải chịu áp lực trong thời gian dài nên bị tổn thương và bào mòn, từ đó gây ra các cơn đau ở vị trí này.
Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc người làm công việc văn phòng phải giữ một tư thế trong thời gian dài. Đây là bệnh lý mãn tính khó điều trị do đó người bệnh cần khắc phục ngay nếu không muốn bệnh chuyển biến theo hướng trầm trọng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kahr năng vận động.
4. Viêm gân chóp xoay quanh khớp vai
Đây là hiện tượng viêm do bạn vung tay quá nhiều lần khiến khớp vai bị tổn thương và hình thành viêm. Viêm gân chóp xoay quanh khớp vai chỉ là căn bệnh cấp tính nên dễ điều trị hơn các bệnh lý xương khớp nêu trên, tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm, những tổn thương ở khớp vai có thể là tiền đề để hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Những người thường xuyên chơi thể thao hoặc mang vác nặng dễ gặp phải tình trạng này. Do đó, mọi người cần chú ý đến sức khỏe của bản thân bằng cách chọn môn thể thao với cường độ phù hợp hoặc có tư thế đúng khi mang vác vật nặng.
5. Nhồi máu cơ tim
Nhiều người ỷ y cho rằng, đau nhức xương bả vai chỉ là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, đây có thể là cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim – một bệnh lý rất nguy hiểm gây ảnh hưởng và đe dọa tính mạng của con người.
Nếu mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ cảm thấy đau nhức phần xương vai kèm theo các cơn đau nhói ở nhực, có thể lan ra ở phần ngực phải, sau lưng và hai cánh tay. Ngay khi phát hiện bản thân có những triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay phòng khám để xác định bệnh tình trong cơ thể.
6. Ung thư phổi
Bệnh ung thu phổi mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp tuy nhiên vẫn có thể khiến phần xương bả vai bị đau nhức do khối u ở phổi chèn ép lên các dây thần kinh chi phối hoạt động của vai, đầu và cánh tay.
Bệnh còn có một số biểu hiện đặc trưng sau: giảm tiết mồ hôi một bên mặt, sụp mí mắt ở một bên, khó thở, ho nhiều, ho dai dẳng, ho ra máu, khan tiếng, mệt mỏi, sụt cân, đau nhức xương khớp,…
Trên đây là những bệnh lý thường gặp gây ra triệu chứng đau nhức xương bả vai, như đã đề cập ở trên những dấu hiệu nhận biết được chúng tôi nêu ra chỉ mang tính tương đối. Do đó, để xác định đúng bệnh tình, người bệnh cần nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời chính là yếu tố quan trọng để có thể chữa dứt điểm bất kỳ bệnh lý nào. Chúc mọi người nhiều sức khỏe!
Phương Thảo
Tham khảo thêm: Hội chứng cổ vai cánh tay và những điều cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!