Đau mỏi vai gáy khi mang thai và cách xử lý đơn giản cho mẹ bầu

Đau mỏi vai gáy là hiện tượng đau nhức ở vùng vai và cổ, cơn đau có thể lan ra khắp vùng đầu và lưng gây khó chịu và cản trở khả năng vận động của người bệnh. Tình trạng này có thể được khắc phục bởi rất nhiều cách, tuy nhiên đau mỏi vai gáy khi mang thai lại khó cải thiện hơn rất nhiều. Vì thời điểm này mỗi tác động lên người mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở mẹ bầu đồng thời biết cách xử lý vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

7 cách xử lý đau vai gáy khi mang thai đơn giản cho mẹ bầu
7 cách xử lý đau mỏi vai gáy khi mang thai đơn giản cho mẹ bầu

Đau mỏi vai gáy khi mang thai và những điều cần biết

Ban đầu đau vai gáy xuất hiện với các cơn đau âm ỉ ở vùng cổ, vai gáy, gây ra cảm giác khó chịu ở những vị trí này. Tuy nhiên, tình trạng có thể chuyển biến theo chiều hướng trầm trọng, cơn đau xuất hiện dai dẳng với mức độ nặng hơn, gây hạn chế khi vận động kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, không tập trung và khó chịu,… Trao đổi với Bác sĩ Hà Minh Châu, Trưởng khoa Xương Khớp Bệnh Viện Y Hà Nội về hiện tượng đau mỏi vai gáy khi mang thai, bà cho biết:

Đau mỏi vai gáy khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, tương tự các cơn đau thắt lưng, đau khớp háng,… do đó mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề này. Đau mỏi vai gáy khi mang thai thường xuất hiện do hai nguyên nhân chính:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
  • Nguyên nhân đầu tiên là do cân nặng tăng nhanh trong thời gian ngắn khiến các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tắc nghẽn và gây ra các cơn đau ở vai gáy. Cân nặng cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu lười vận động và ngồi nhiều, chính thói quen này khiến phần vai gáy bị giữ nguyên một vị trí trong thời gian dài làm các cơn đau xuất hiện. Một số công việc văn phòng phải tiếp xúc với máy tính nhiều cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Khi bụng bầu bắt đầu phát triển lớn dần, mẹ bầu thường có xu hướng nằm nghiêng sang một bên để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên chính vì nằm một tư thế quá lâu khiến vùng cổ bị mỏi và gây chèn ép các dây thần kinh ở khu vực này và phát sinh những cơn đau vai gáy.

Trên đây là hai nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng đau mỏi vai gáy khi mang thai, tuy nhiên nếu mẹ bầu mắc phải các bệnh lý mãn tính về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… thì các cơn đau vai gáy chỉ là biểu hiện của bệnh lý có sẵn trong cơ thể.

Mặc dù là hiện tượng thường gặp nhưng đau mỏi vai gáy khi mang thai có thể là cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm sau.

  • Thai ngoài tử cung là tình trạng rất nguy hiểm, tình trạng này có thể gây ra các cơn đau cho mẹ bầu, trong đó có cơn đau vai gáy.
  • Viêm màng não khiến mẹ bầu gặp phải các cơn đau ở vai gáy. Trong thời gian mang thai, bệnh lý này có nguy cơ lây sang thai nhi do đó mẹ bầu cần đi khám thai đinh kỳ để phát hiện ra những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể và được bác sĩ khắc phục kịp thời.
  • Tiền sản giật và hội chứng rối loạn huyết áp (HELLP): còn được gọi là nhiễm độc thai kỳ, đây được xem là nguyên nhân gây đau vai gáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.

Do đó, trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần thăm khám theo định kỳ, quan sát những biểu hiện của cơ thể để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và khắc phục kịp thời. Với trường hợp bị đau vai gáy khi mang thai do thay đổi sinh lý thông thường, mẹ bầu có thể tham khảo những cách xử lý đơn giản từ chúng tôi.

Cách xử lý đau mỏi vai gáy khi mang thai đơn giản cho mẹ bầu

Với 7 cách xử lý đơn giản sau, các cơn đau mỏi vai gáy khi mang thai sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

1. Thực hiện các bài tập phù hợp

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên thực hiện các bài tập phù hợp để cải thiện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho xương khớp. Cách này không chỉ làm giảm những cơn đau vai gáy mà còn hạn chế hiện tượng đau thắt lưng, đau cổ tay và đau khớp háng ở bà bầu.

Thực hiện các bài tập phù hợp để giảm các cơn đau vai gáy khi mang thai
Thực hiện các bài tập phù hợp để giảm các cơn đau mỏi vai gáy khi mang thai

Nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng tại nhà, hoặc đơn giản là dành 10 phút để đi bộ mỗi ngày. Vận động thường xuyên còn tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, không chỉ cải thiện sức khỏe cho mẹ mà còn ảnh hưởng tích cực đến thai nhi.

2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Khác với người bình thường, mẹ bầu phải thu nạp một nguồn dinh dưỡng lớn hơn rất nhiều để có thể nuôi dưỡng thai nhi và duy trì sức khỏe của bản thân. Do vậy, nếu không đáp ứng đủ nguồn năng lượng cần thiết cơ thể mẹ rất dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến các cơn đau vai gáy, tuy nhiên một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao giờ cũng là giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc cải thiện các bệnh lý bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển thuận lợi.

3. Thay đổi tư thế

Khi cân nặng tăng lên một cách nhanh chóng, mẹ bầu thường có xu hướng thực hiện các tư thế sao cho cảm thấy dẽ chịu và ít bị cản trở bởi bụng bầu. Tuy nhiên, đây chính sai lầm khiến cho các khớp và cơ xương phải duy trì một tư thế trong thời gian quá dài gây ra các cơn đau, trong đó có cơn đau vai gáy.

Do đó, mẹ bầu cần thay đổi các tư thế khi ngủ, ngồi, làm việc,… để hạn chế các cơn đau này.

4. Massage cho mẹ bầu

Để giảm những cơn đau vai gáy, mẹ bầu có thể nhờ người thân massage và xoa bóp vùng vai gáy đau nhức. Nên massage thường xuyên để giúp huyết mạch lưu thông thuận lợi, giảm sự tắc nghẽn ở vị trí này.

Thực hiện massage vùng vai gáy cho mẹ bầu để làm giảm các cơn đau
Thực hiện massage vùng vai gáy cho mẹ bầu để làm giảm các cơn đau

Nếu duy trì thực hiện 2 lần/ tuần, mẹ bầu sẽ thấy những cơn đau ít xuất hiện hơn.

5. Châm cứu

Trong trường hợp, cơn đau không được xoa dịu bởi các động tác xoa bóp mẹ bầu có thể nhờ đến các lương y để thực hiện châm cứu. Phương pháp này tác động sâu đến các dây thần kinh và huyết mạch bị tắc nghẽn nên hoàn toàn có thể cải thiện được các cơn đau một cách hiệu quả hơn.

Vì trong thời kỳ mang thai mỗi tác động đến mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, do đó mẹ bầu không nên tự tiện dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

6. Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp giảm đau khá phổ biến và được nhiều người áp dụng, chính nhiệt độ cao từ túi chườm sẽ làm giảm áp lực lên các khớp xương và các dây thần kinh xung quanh.

Mẹ bầu có thể dùng túi chườm với nước ấm 80 độ hoặc sử dụng gừng, muối hột hoặc ngải cứu rang nóng và bọc trong khăn rồi chườm lên vùng vai gáy. Tinh chất từ các thảo dược này không chỉ làm giảm những cơn đau nhanh chóng mà còn cải thiện khả năng vận động, sự linh hoạt ở vị trí này.

7. Nên tắm nước ấm

Mẹ bầu nên tắm nước ấm mỗi ngày thay cho nước lạnh, cách này không chỉ làm giãn nở hệ thống xương khớp giúp giảm các cơn đau vai gáy mà còn cải thiện giấc ngủ, giúp mẹ bầu khắc phục hiện tượng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bên cạnh đó, tắm nước ấm còn tăng cường lưu thông máu giúp cơ thể nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Nếu gặp phải tình trạng đau khớp cố tay và khớp háng, có thể dùng cách này để cải thiện tình trạng trên.

Nếu đã thực hiện qua 7 cách từ chúng tôi nhưng cơn đau mỏi vai gáy khi mang thai vẫn không có xu hướng giảm, nên đến ngay phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tránh để kéo dài vì đau vai gáy có thể là cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh!

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 09:46 - 02/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan