7 cách giảm đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ bầu

Đau khớp háng khi mang thai là biểu hiện thường gặp ở các mẹ bầu, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ.

Để giúp mọi người hiểu hơn về các nguyên nhân hình thành và 7 cách giảm đau khớp háng khi mang thai, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin và chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.

đau khớp háng khi mang thai
Đau khớp háng khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ

Tại sao phụ nữ thường bị đau khớp háng khi mang thai?

Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường có nhiều thay đổi, dẫn đến việc đau nhức xương khớp. Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng đau khớp háng. Tuy đây là hiện tượng thường gặp nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân hình thành. Để mẹ bầu hiểu rõ hơn chúng tôi xin tổng hợp những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp háng khi mang thai.

  • Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho sự chào đời, điều này kích thích cơ thể mẹ tiết ra hormone relaxin và progesterone làm cho xương chậu giãn nỡ để chuẩn bị cho kỳ sinh sắp tới. Động tác giãn nở này vô tình khiến hệ thống dây chằng bị kéo căng, gây ra những triệu chứng như ê mỏi, đau nhức khớp háng,…
đau khớp háng khi mang thai do thiếu hụt canxi
Thiếu hụt Calci gây đau khớp háng khi mang thai
  • Thiếu hụt Calci là một trong những nguyên nhân nhiều người mắc phải. So với người bình thường, lượng dinh dưỡng phụ nữ mang thai phải thu nạp hằng ngày nhiều hơn gấp 2-3 lần, nhất là trong khoảng thời gian em bé phát triển xương. Nếu người mẹ không cung cấp đủ Calci sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra những cơn đau nhức ở cơ thể mẹ, mà tiêu biểu là đau khớp háng khi mang thai.
  • Vận động nhiều cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng khi mang thai. Việc đứng lên ngồi xuống liên tục khiến sức nặng từ em bé gây ra áp lực lớn lên các khớp xương dẫn đến tình trạng đau nhức. Thói quen này nếu kéo dài không chỉ khiến đau nhức kéo dài mà còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên gác lại công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, chuẩn bị tốt cho sự chào đời của em bé.
  • Nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai tăng cân khá nhiều, việc trọng lượng cơ thể bị tăng lên đột ngột tạo áp lực lớn lên các xương gây đau khớp.
  • Người có tiền sử bệnh xương khớp khi mang bầu cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng như ê buốt, mỏi khớp, đau nhức.

Mặc dù đau khớp háng khi mang thai là hiện tượng thường gặp nhưng nhiều mẹ bầu hoang mang vì không biết có gây nguy hiểm hay ảnh hưởng xấu đến em bé không. Liên hệ với Bác sĩ Đỗ Trịnh Hải Yến, trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh Viện Trung Ương về vấn đề này, bà chia sẻ:

“Vào giai đoạn cuối thai kỳ, phụ nữ thường xuất hiện các cơn đau nhức, đặc biệt là đau nhức xương khớp háng. Hiện tượng này không gây nguy hiểm đến mẹ và bé nên mẹ bầu có thể yên tâm.

Đây cũng không phải là dấu hiệu sắp sinh, chỉ là phản ứng của cơ thể khi em bé quay đầu. Nếu tình trạng đau khớp háng tiến triển nặng và có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh.”

Dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu nhưng đau khớp háng khi mang thai gây cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Cùng chúng tôi tham khảo 7 cách giảm đau khớp háng được các chuyên gia tư vấn.

7 mẹo chữa đau khớp háng dứt điểm mà các mẹ bầu nên biết

Đây là hiện tượng tự nhiên nên không cần dùng thuốc hay các phương pháp phẫu thuật xâm lấn để điều trị nên mẹ bầu không nên quá lo lắng. 7 cách chúng tôi giới thiệu bên dưới sẽ giúp giảm các cơn đau hiệu quả nhưng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào lên thai kỳ.

1. Dùng gối dành riêng cho bà bầu

Với bà bầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ, bụng sẽ to lên làm cản trở quá trình sinh hoạt. Việc có một tư thế nằm dễ chịu là điều khó khăn, thường mẹ bầu sẽ nằm nghiêng và ít quay trở nên khớp háng cũng chịu một áp lực không nhỏ. Điều này gián tiếp tạo điều kiện để đau khớp háng khi mang thai xuất hiện.

dùng gối ngủ riêng hạn chế đau khớp háng khi mang thai
Gối ngủ riêng biệt dành cho bà bầu, hạn chế tình trạng đau khớp háng khi mang thai

Để cải thiện vấn đề này, nên dùng gối dành riêng cho bà bầu. Bạn rất dễ tìm mua sản phẩm này ở các cửa hàng cho mẹ và bé. Gối cho bà bầu thường được thiết kế phù hợp với cơ thể lúc mang thai, sẽ có phần gối đỡ bụng bầu nên hạn chế được áp lực lên các khớp xương. Nếu các mẹ bầu không tìm mua được có thể dùng 1-2 cái gối kê bụng khi nằm, nên nằm nghiêng bên phải vì nằm nghiêng bên trái dễ khiến sức nặng của cơ thể đè lên tim gây khó thở.

Các mẹ bầu khi ngồi xem phim hay đọc sách cũng nên dùng gối kê bụng, tránh để sức nặng từ em bé đè lên khớp xương mu/ háng gây đau nhức. Dùng gối chuyên biệt cho bà bầu từ tháng thứ 6 để hạn chế tình trạng đau nhức khớp háng khi mang thai xuất hiện.

2. Chườm nóng, châm cứu để giảm đau khớp háng

Với những cơn đau khớp háng, các mẹ bầu có thể áp dụng chườm nóng để giảm đau. Có thể dùng túi chườm hay khăn nhúng nước ấm rồi đặt lên vùng xuất hiện cơn đau, sức nóng từ nước ấm sẽ làm giãn các mao mạch, hỗ trợ lưu thông máu giúp giảm đau hiệu quả.

Châm cứu giảm đau khớp háng khi mang thai
Châm cứu giảm đau khớp háng khi mang thai

Nếu cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ đau hơn những lần trước, mẹ bầu có thể thực hiện châm cứu để giảm đau. Kim châm sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt mạch nên dứt cơn đau rất nhanh chóng, đồng thời làm giảm tần suất xuất hiện. Với cách chữa này, mẹ bầu nên lựa chọn các phòng khám uy tín để thực hiện, tránh những rủi ro không đáng có.

3. Tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng vào những tháng cuối thai kỳ nên hạn chế vận động nhưng đây là sai lầm thường gặp ở nhiều người. Vào thời điểm này, mẹ bầu nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hoặc yoga để cải thiện các khớp xương, tăng sự dẻo dai và hạn chế những cơn đau khớp háng xuất hiện.

Tập yoga để hạn chế đau xương khớp háng khi mang thai
Tập yoga để hạn chế đau xương khớp háng khi mang thai

Đồng thời cách này còn đem lại cho mẹ bầu tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng. Tập luyện phù hợp còn giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cường độ của bài tập nên nhẹ nhàng, chậm rãi để đảm bảo hiệu quả và không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

4. Sử dụng đai nâng bụng để giảm đau khớp háng khi mang thai

Một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai chính là áp lực từ em bé lên cơ thể mẹ. Do vậy, mẹ bầu nên dùng đai nâng bụng để hạn chế các cơn đau xuất hiện. Dụng cụ này làm giảm áp lực từ em bé xuống các khớp xương của mẹ nên các tần suất các cơn đau cột sống, khớp háng, khớp gối sẽ giảm rõ rệt.

đai nâng bụng hạn chế đau khớp háng khi mang thai
Đai nâng bụng giúp hạn chế áp lực lên các khớp xương

Bên cạnh đó, mẹ bầu tuyệt đối không ngồi xổm hay ngồi sai tư thế khiến các khớp xương phải chịu áp lực lớn. Khi ngồi nên dùng ghế, chân hơi cao, để vuông góc để giúp máu huyết lưu thông tốt.

5. Thực hiện massage để giảm các cơn đau

Bên cạnh các phương pháp trên, mẹ bầu cũng nên thực hiện massage vùng khớp háng để giúp khớp xương giãn ra, thúc đẩy lưu thông máu, hạn chế tình trạng tắc nghẽn gây mỏi nhức ở vị trí này.

hạn chế đau khớp háng khi mang thai nên xoa bóp nhẹ nhàng
Xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau khớp háng hiệu quả

Nếu gặp khó khăn trong việc tự thực hiện, mẹ bầu có thể nhờ người thân giúp đỡ. Trong lúc mát-xa nên dùng các ngón tay ấn vào những chỗ hay đau nhức giúp mạch máu ở vị trí đó được tăng cường lưu thông, các dấu hiệu viêm khớp háng khi mang thai sẽ giảm một cách rõ rệt.

6. Nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế đau khớp háng khi mang thai

Nhiều mẹ bầu sắp sinh có xu hướng lo lắng nên hay mất ngủ hoặc giờ giấc ngủ thất thường. Điều này hoàn toàn có hại vì làm gia tăng các hiện tượng đau nhức, dù đây không phải lý do trực tiếp nhưng mức độ đau đớn và tần suất xuất hiện đau khớp háng khi mang thai phụ thuộc một phần vào yếu tố này.

nghỉ ngơi hợp lý hạn chế đau khớp háng khi mang thai
Nghỉ ngơi hợp lý làm giảm các cơn đau khớp háng khi mang thai hiệu quả

Vào giai đoạn nào của thai kỳ, phụ nữ cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đảm bảo giờ giấc sinh hoạt khoa học, không lao động những việc nặng, quá sức hay những công việc có khối lượng lớn, gây mệt mỏi, căng thẳng đầu óc,…

7. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thiếu Calci là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đau khớp háng khi mang thai ở phụ nữ. Nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa các thành phần như calci, kali, zinc, fe,… để cải thiện các cơn đau xương khớp. Một số thực phẩm các mẹ bầu nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như: tôm, cua, cá, ốc, sữa, trứng, các loại hạt,…

Bổ sung rau củ tái cây để tránh các cơn đau khớp háng khi mang thai
Bổ sung rau củ tái cây để tránh các cơn đau khớp háng khi mang thai

Khi chế biến hải sản, mẹ bầu nên dùng gừng hoặc các gia vị có tính ấm để cân bằng món ăn, tránh tình trạng lạnh bụng, chướng bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, không nên ăn những loại hải sản gây dị ứng vì dễ khiến cho xương khớp đau mỏi và nổi mẫn đỏ trên làn da. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào chế độ dinh dưỡng để cung cấp nước, chất xơ và các vitamin cần thiết, hạn chế tình trạng đau khớp háng khi mang thai xuất hiện.

Đau khớp háng khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ, đây không phải dấu hiệu sắp sinh nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Với 7 cách chữa mà chúng tôi giới thiệu, những cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất ít hơn và mức độ đau đớn cũng được giảm thiểu một cách đáng kể. Các mẹ bầu ở những tháng thứ 6 cũng có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng đau khớp háng khi mang thai. Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh!

Phương Thảo

Tham khảo thêm: Đau khớp cổ tay khi mang thai và cách chữa an toàn cho bà bầu

Cập nhật lúc 09:27 - 10/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan