Nhận biết các dấu hiệu bệnh đau vai gáy

Đau mỏi cơ vùng vai gáy, khó xoay cổ, tê mỏi tay, hoa mắt, chóng mặt… là những dấu hiệu bệnh đau vai gáy mà bạn không nên xem thường. Nhận biết sớm các triệu chứng đau vai gáy này sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.

Nhận biết dấu hiệu bệnh đau vai gáy

Đau vai gáy là bệnh lý thường hay gặp, nhất là trong xã hội ngày nay khi con người chủ yếu hoạt động và làm việc trên máy tính, ít vận động và đi lại. Do đó, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh đau vai gáy và điều trị kịp thời có ý nghĩa trong việc bảo vệ sức khỏe của không chỉ ngay chính bản thân người bệnh, mà còn góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng.

Bệnh đau vai gáy thường được biểu hiện thông qua các triệu chứng sau:

#1. Đau mỏi cơ vùng vai gáy

  • Đau mỏi cơ vùng vai gáy là dấu hiệu bệnh đau vai gáy điển hình mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được. Các cơn đau xuất hiện vào sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc những lúc giữ nguyên một tư thế ở thời gian dài.
  • Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau nhẹ các cơ vùng cổ gáy và phần lưng, hoạt động xoay cổ và vai có phần bị hạn chế, không được linh hoạt và thoải mái.
  • Cơn đau mỏi cơ vùng vai gáy có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đôi lúc nhói lên từng cơn như điện giật. Tính chất dai dẳng của cơn đau cộng thêm cảm giác nhức mỏi khiến người bệnh khó chịu và gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như công việc.
  • Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể bị đau vùng gáy sau đó lan ra một bên thái dương, tai và cổ. Cũng có thể cơn đau xuất phát từ gáy, lan xuống bả vai và một hoặc hai bên cánh tay.

#2. Tăng cảm giác khi đau

  • Dấu hiệu bệnh đau vai gáy còn được biểu hiện bằng việc chỉ cần sờ hoặc ấn nhẹ ngoài da vùng gáy cũng khiến cho người bệnh cảm nhận được cơn đau xảy ra rõ ràng.
  • Đau vai gáy có tính chất cơ học, tăng mạnh khi hoạt động gắng sức, vận động cột sống cổ, khi di chuyển, hắt hơi… chỉ giảm dần khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi.
  • Cơn đau cũng có thể tự phát khi cơ thể người bệnh căng thẳng, mệt mỏi hoặc vào thời điểm thời tiết giao mùa, nhất là vào mùa lạnh các cơn đau nhức trở nên nặng nề và trầm trọng hơn.

#3. Tê mỏi tay, nặng tay, hoa mắt, chóng mặt

  • Rối loạn phản xạ gân xương được biểu hiện bằng triệu chứng tê mỏi cánh tay, cẳng tay và bàn tay phía bên vai gáy bị đau. Đây là một trong những dấu hiệu bệnh đau vai gáy thường gặp phải. Có trường hợp người bệnh bị đau nhức và tê mỏi, cảm giác nặng tay ở hai bên kèm theo đó hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng, khó nuốt hoặc dễ sặc hoặc nghẹn khi ăn uống.
  • Ở không ít người bệnh đau vai gáy xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu như không được chữa trị sớm và kịp thời.

#4. Teo cơ, yếu liệt cơ

Các triệu chứng bệnh đau vai gáy kéo dài có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt với các nguyên nhân đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, rối loạn tuần hoàn… Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biểu hiện như co cứng cơ, teo cơ, yếu liệt cơ ở bàn tay, cánh tay làm mất đi sự linh hoạt, giảm khả năng cầm nắm và ảnh hưởng đến sự vận động trong các hoạt động hằng ngày.

»» Lưu ý: Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bệnh đau vai gáy trên đây. Người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh kéo dài tình trạng bệnh khiến bệnh đau vai gáy tiến triển theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Làm gì khi có dấu hiệu bị đau vai gáy

Để giảm bớt các cơn đau do dấu hiệu bệnh đau vai gáy gây nên, đồng thời hạn chế sự diễn tiến xấu của căn bệnh này, người bệnh nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Đứng ngồi đúng tư thế, không nên ngồi một chỗ quá lâu. Đối với những người thường xuyên làm việc với máy tính, phải ngồi nhiều thì tốt nhất sau 30 – 45 phút làm việc phải đứng dậy đi lại và thư giãn, có thể tập một vài động tác thể dục càng tốt.
  • Hạn chế vận động mạnh : Khi bị đau vai gáy, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, đi đứng nhẹ nhàng và tiến hành xoa bóp, tắm nước ấm giúp làm giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
  • Bổ sung dinh dưỡng : Tăng cường bổ sung các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin B, C, E giúp xương chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch giúp thuyên giảm đi các triệu chứng bệnh đau vai gáy và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
  • Thư giãn và làm thoái mái tinh thần: Luôn giữ cho mình một tâm lý thư thái, hạn chế những căng thẳng mệt mỏi trong một ngày bằng những bản nhạc không lời, ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tâm sinh lý cũng như sức khỏe của con người, tránh nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu bệnh đau vai gáy, gây nên nhiều phiền toái cho cuộc sống.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho quý độc giả thoát khỏi chứng đau mỏi vai gáy, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Song Lam

Thông tin hữu ích: Bài tập thể dục chữa đau vai gáy ở dân văn phòng

Cập nhật lúc 15:42 - 31/08/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan