Bệnh cùng hóa đốt sống L5 – Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh cùng hóa đốt sống L5 là bệnh lý xương khớp do dị tật bẩm sinh. Căn bệnh này rất hiếm gặp nên việc tìm hiểu thông tin về bệnh lý này rất khó khăn.

Nhằm giúp người bệnh có thêm thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh cùng hóa L5, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin liên quan trong bài viết sau. Bạn đọc nên theo dõi bài viết để biết cách khắc phục bệnh lý này, hạn chế để bệnh phát triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính mình!

cùng hóa đốt sống L5
Bệnh cùng hóa đốt sống L5 – Nguyên nhân và cách điều trị

Cùng hóa đốt sống L5 – dị tật bẩm sinh hiếm gặp

Chuyên gia Cơ Xương Khớp Nguyễn Văn Hùng – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Đốt sống L5 nằm ở vị trí cuối cùng của đốt sống, nằm ở vị trí chuyển giao giữa đốt sống thắt lưng và xương cùng. Cùng hóa đốt sống L5 là hiện tượng đốt sống cuối cùng dính liền với đốt xương S1. Sở dĩ đây được gọi là dị tật bẩm sinh bởi đốt sống L5 chỉ phát triển từ khi mới sinh cho đến năm 10 tuổi, nếu giai đoạn này có những tổn thương thì khả năng sau này người bệnh mắc phải bệnh cùng hóa đốt sống L5 là rất cao.

Cùng hóa đốt sống L5 có hai dạng, dạng thứ nhất là hiện tượng đốt sống L5 dính liền hoàn toàn, dạng thứ hai là đốt sống L5 vẫn còn cách đốt sống S1 một khoảng cách nhỏ.

1. Nguyên nhân gây bệnh cùng hóa đốt sống L5

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh cùng hóa đốt sống L5 là do dị tật bẩm sinh, tuy nhiên dị tật này lại hình thành từ những nguyên nhân khác nữa.

  • Nguyên nhân đầu tiên là do sự phát triển của đốt sống L5 cả về chiều dài và chiều rộng khiến cột sống này dính liền với đốt sống S1.
  • Nguyên nhân thứ hai là do cả hai đốt sống L5 và S1 cùng phát triển mạnh mẽ, khiến khoảng cách giữa chúng bị thu hẹp. Dần dần hình thành hiện tượng cùng hóa khiến chúng dính liền lấy nhau.

Đây là bệnh lý do dị tật bẩm sinh hiếm gặp nên hầu như chưa có nghiên cứu nào thực sự sâu trong thời gian lâu dài, chính vì vậy ngoài hai nguyên nhân này, các nhà khoa học không tìm thêm được nguyên nhân nào khác.

2. Triệu chứng của bệnh cùng hóa đốt sống L5

Bệnh cùng hóa đốt sống L5 không gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng, hông và mông, gây khó khăn cho người bệnh khi hoạt động.

Triệu chứng của bệnh cùng hóa đốt sống L5
Triệu chứng của bệnh cùng hóa đốt sống L5

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh cùng hóa đốt sống L5:

  • Đau vùng thắt lưng và cơn đau có xu hướng lan rộng là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh cùng hóa đốt sống. Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau lan từ thắt lưng xuống hông và mông, tương tự như bệnh đau dây thần kinh tọa. Cơn đau sẽ dịu bớt khi người bệnh thả lỏng cơ thể hoặc nằm nghỉ ngơi.
  • Xương cùng và đốt sống L5 có thể gây chèn ép lên rễ thần kinh khiến người bệnh xuất hiện cơn đau thần kinh tọa. Cơn đau chạy dọc từ hông xuống chân và cẳng chân.
  • Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ thấy khó khăn khi vận động. Thỉnh thoảng gặp những cơn đau do cứng khớp vào buổi sáng.
  • Cột sống là một chỉnh thể cân bằng, do đó khi đốt sống L5 cùng hóa với đốt sống S1, cột sống có nguy cơ rời khỏi trạng thái cân bằng. Lúc này, đốt sống sẽ phải chịu áp lực nặng nề hơn, gây ảnh hưởng đến đĩa đệm khiến đĩa đệm bị tổn thương, rách và tràn nhân nhầy ra ngoài. Người mắc bệnh cùng hóa đốt sống L5 có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Vẹo cột sống là biến chứng nguy hiểm không kém do bệnh cùng hóa đốt sống L5 gây ra. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, do đó người bệnh cần tiến hành điều trị gấp khi cơ thể có những biểu hiện của biến chứng này.

Cùng hóa đốt sống L5 mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những triệu chứng của bệnh khiến người bệnh khó khăn khi sinh hoạt và làm việc.

Điều trị bệnh cùng hóa đốt sống L5 theo mức độ bệnh

Vì xuất phát là dị tật bẩm sinh nên việc khắc phục hoàn toàn tình trạng này là điều hoàn toàn không thể. Người nên chọn các biện pháp điều trị tùy theo mức độ bệnh để có thể ức chế các cơn đau một cách hiệu quả nhất.

1. Mức độ bệnh nhẹ

Cùng hóa đốt sống L5 sẽ gây ra những cơn đau cho người bệnh, tuy nhiên tùy vào mức độ cơn đau xuất hiện mà người bệnh có thể xác định được tình trạng bệnh.

Với những người cơn đau ít xuất hiện và không gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt và làm việc, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau.

  • Luyện tập thể dục

Tập luyện thường xuyên là cách để giảm thiểu tần suất cơn đau xuất hiện một cách hiệu quả nhất. Người bệnh nên tập trung vào những động tác tăng độ dẻo dai và linh hoạt của xương cùng và đốt sống thắt lưng. Khi xương khớp dẻo dai, áp lực lên các đốt sống và dây thần kinh cũng giảm bớt, từ đó cơn đau cũng sẽ ít xuất hiện hơn.

điều trị bệnh cùng hóa đốt sống l5
Thường xuyên tập thể dục để hạn chế tần suất cơn đau do bệnh cùng hóa đốt sống L5 gây ra

Việc luyện tập thể thao thường xuyên còn đem lại nhiều tác dụng với cơ thể như tăng khả năng trao đổi chất, kích thích tuần hoàn máu, giải phóng căng thẳng ở hệ thống thần kinh đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và hạn chế được những bệnh lý nguy hiểm.

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia xương khớp hàng đầu thế giới cho rằng, rượu bia và các chất kích thích chính là nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau xương khớp, đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương và các bệnh lý xương khớp mãn tính khác.

Người bệnh cùng hóa đốt sống L5 nên thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D, đồng thời bổ sung khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Xương khớp sẽ được cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mật độ xương khớp và độ dẻo dai chắc hẳn sẽ được cải thiện hơn trước.

Tham khảo thêm: Những bài tập tốt cho người thoái hóa khớp nên thực hiện tại nhà

2. Mức độ bệnh nặng

Nếu người bệnh nhận thấy các cơn đau của bệnh xuất hiện thường xuyên và gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm việc. Bệnh tình có thể đã chuyển sang giai đoạn nặng, với trường hợp này bạn cần tác động bằng các biện pháp điều trị chuyên sâu. Các phương pháp dành cho mức độ bệnh nhẹ người bệnh vẫn nên thực hiện để gia tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị chính.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp cơn đau dai dẳng và khó dứt, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, thuốc giãn cơ hoặc thuốc kháng viêm không steroid,…

điều trị bệnh cùng hóa đốt sống l5
Điều trị bệnh cùng hóa đốt sống l5 bằng thuốc tây

Tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng song các loại thuốc này đều phải sử dụng với liều lượng và tần suất theo chỉ định từ bác sĩ. Việc sử dụng quá liều trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều không tác động trực tiếp đến bệnh mà chỉ có tác dụng tạm thời nên người bệnh cần thực hiện các phương pháp dành cho mức độ bệnh nhẹ để có thể chữa trị bệnh hiệu quả.

  • Vật lý trị liệu

Để giảm thiểu tần suất cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể thực hiện phương pháp vật lý trị liệu. Những tác động từ phương pháp này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra chất giảm đau tự nhiên, thay vì phụ thuộc vào tác dụng của thuốc giảm đau.

Các tác động như xoa bóp, massage, bấm huyệt vào vùng cùng hóa đốt sống L5 sẽ giúp người bệnh có cảm giác thư giãn và thoải mái. Nếu cơn đau dai dẳng hơn, người bệnh có thể sử dụng liệu phát điện để tác động sâu đến xương khớp và dây thần kinh để kích thích các cơ quan này, giúp cơ thể giảm đau tự nhiên.

Cùng hóa đốt sống L5 là bệnh lý hiếm gặp, chính vì vậy mà những thông tin về bệnh chưa chuyên sâu. Người bệnh nên gặp chuyên gia xương khớp để tìm được cách điều trị phù hợp nhất, tránh để bệnh chuyển biến và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì là dị tật bẩm sinh nên có những biến chứng từ bệnh chưa được minh bạch, người bệnh nên chủ động phòng tránh các biến chứng của bệnh bằng cách điều trị kịp thời.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 11:05 - 13/10/2021

Ý kiến độc giả (2 bình luận)

  1. Lê Ngọc Trâm says: Trả lời

    Tôi năm nay 41 tuổi, tôi bị đau nhức xương 2 ống chân đã 12 năm. Gần đây, tôi lại thấy đau thắt lưng và hai xương chậu, chụp phim thì bị cùng hóa L5, bs cho tôi hỏi tôi bị đau nhức xương ống chân là do đâu, thuốc gì có thể chữa lành cả đau thắt lưng?

  2. Lê thị lan says: Trả lời

    Con toi năm nay đã 23 tuổi, năm ngoái đi khám chụp Xquang bsy bảo bị cùng hoá đốt sống L5 và đã uống thuốc nhưng cháu vẫn đau âm ĩ, cháu thường xuyên đi bơi và tập xà đơn. Vậy có thuốc gì hay cách điều trị nào thuyên giảm bệnh này không thưa Bác sỹ chỉ hiups ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan