Chứng thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý gây đau nhức ở các đốt sống cổ, diễn tiến của bệnh này là làm hư thấp các khớp cổ ở diện thân đốt, đĩa đệm và suy yếu hệ thống dây chằng, màng hoạt dịch… khiến người bệnh bị đau nhức và khó vận động vùng vai gáy cũng như vùng cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tính chất công việc hoặc dùng nhiều động tác vùng cổ và vai gáy như thợ cắt tóc, nha sĩ, người đi cấy lúa, thợ sơn trần nhà, diễn viên xiếc… Hôm nay, chuyên khoa xương khớp xin giới thiệu cho quý độc giả cách xoa bóp bấm huyệt hiệu quả để chữa thoái hóa đốt sống cổ ở người bệnh, mời theo dõi bài viết dưới đây:
I. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Chứng thoái hóa đốt sống cổ thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên:
- Tuổi tác: Đến một lứa tuổi nhất định, các bộ phận trên cơ thể bạn sẽ bước vào giai đoạn lão hóa, trong đó có đốt sống cổ khiến người bệnh đau nhức và khó chịu.
- Người bị nhiễm trùng mạn tính: Nếu bị đau họng, nha chu, viêm tai giữa… sẽ rất dễ kích thích các mô mềm bị viêm gây rối loạn hệ thống bạch huyết, đây cũng là yếu tố quan trọng gây thoái hóa đốt sống cổ.
- Ngủ sai tư thế: Chúng ta thường dùng đến 1/4 tổng thời gian trong cuộc đời mình để dành cho giấc ngủ. Nếu ngủ sai tư thể trong thời gian dài dễ khiến các cơ, dây chằng và khớp vùng cổ mất cân bằng dẫn đến thoái hóa.
- Thời tiết thay đổi: Nếu tiếp xúc với thời tiết nhiều gió nồm và không khí ẩm ướt cũng như khí lạnh sẽ khiến co thắt các cơ và mạch máu, gây rối loạn khả năng tuần hoàn máu gây viên, lâu ngày biến chứng thành thoái hóa đốt sống cổ.
Theo chia sẻ từ Lương y Vũ Quốc Toàn – Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Cảm Ứng cho biết, xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp vật lý dùng đôi tay tác động 1 lực vừa phải lên các huyệt và hệ thống thần kinh từ bên ngoài cơ thể.
Phương pháp này mang lại sự thư giãn và nâng cao khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn máu, giúp trao đổi chất dinh dưỡng, chống viêm, giảm phù nề…
Lưu lượng máu nhờ xoa bóp bấm huyệt có thể tăng cường trao đổi chất, giúp đem đến 1 khối lượng lớn oxy đến các tế bào cơ và xương khớp để đào thải chất độc và cặn bã, giúp giãn cơ và lưu thông các khớp bị cứng.
Nếu tiến hành việc xoa bóp và bấm huyệt thường xuyên sẽ làm tăng tính linh hoạt của khớp xương cũng như giảm tác hại khi bị chấn thương, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
Xoa bóp còn có tác dụng điều hòa hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động ruột và dạ dày, ruột nhằm cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp. Xoa bóp bấm huyệt còn giúp đuổi tà khí, ôn kinh hoạt lạc, điều hòa các chức năng nội tặng và góp phần phục hồi sức khỏe.
Xoa bóp bấm huyệt không những được chỉ định cho người bị thoái hóa đốt sống cổ, mà còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như thoái hóa cột sống thắt lưng, tai biến mạch máu não, đau khớp vai, mất ngủ kéo dài, người bị đau đầu, mệt mỏi…
Không dùng phương pháp này cho các trường hợp sau: Gãy xương, chấn thương dây chằng, nhồi máu cơ tim, suy tim, hen suyễn ác tính, suy hô hấp…
II. Những biện pháp xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Bệnh nhân có thể nhờ người thân hoặc tự thực hiện những động tác này tại nhà nếu nắm bắt được các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt tại những vị trí và huyệt đạo quan trọng của cơ thể:
1. Xoa bóp
Để giảm đau nhức do triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có thể thực hiện một số động tác cơ bản dưới đây:
♦ Xoa bóp các mô và cơ vùng cổ và vai gáy
Để tiến hành xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước, dùng ngón tay cái cùng kết hợp các ngón còn lại xoa bóp vùng cổ cùng một lực vừa phải, không quá mạnh tay.
Thực hiện xoa bóp khoảng 5 phút, sẽ cảm thấy vùng cổ và vai gáy thư thái rất dễ chịu.
♦ Xoa bóp vùng sau gáy
Nhờ người thân dùng 2 ngón tay cái ấn vào khu vực ở phía sau gáy để tác động lực thuận lợi hơn. Các ngón tay còn lại ôm vào phần đầu để massage nhẹ nhàng.
Thỉnh thoảng dùng ngón tay cái ấn 1 lực mạnh để kích thích lưu thông máu. Phương pháp này nên thực hiện khoáng 2 – 3 phút để vùng sau gáy được thư giãn và giảm đau nhức.
♦ Xoa bóp vai, cổ, cánh tay, bả vai
Nên nhờ người thân thực hiện cách này trong vòng 15 phút ở vùng bả vai, cánh tay, gáy và cổ.
Khi xoa bóp khu vực này, bạn có thể dùng thêm rượu gừng hoặc giấm táo để tăng cường lưu thông máu thông qua việc xoa bóp hàng ngày. Nên thực hiện 1 – 2 ngày vào sáng sớm khi thực dậy và trước khi đi ngủ để giảm đau nhức.
1. Bấm huyệt
Việc điều trị và ngăn ngừa dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ không quá khó, nếu người bệnh kiên trì thực hiện đúng phương pháp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng bệnh tình.
Độc giả có thể tham khảo 3 huyệt vị quan trọng bậc nhất dưới đây:
♦ Huyệt Bách Hội
Huyệt Bách Hội có vị trí giữa đỉnh đầu, là giao điểm giữa hai đường thẳng trên đỉnh đầu.
Người bệnh có thể dùng ngón giữa hoặc ngón trỏ bấm nhẹ vào huyệt bách hồi đến khi có cảm giác tê tê da đầu và hơi đau nhẹ thì buông tay. Thông thường khoảng thời gian giữ mức bấm ở huyệt này trung bình là từ 30 giây – 1 phút.
Bấm huyệt Bách Hộ giúp giảm đau đầu, chóng mặt, căng thẳng, áp lực và các triệu chứng khó chịu, đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Bên cạnh đó, bấm huyệt Bách Hội còn giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tư duy, giúp tỉnh táo và tập trung hiệu quả.
♦ Huyệt Phong Trì
Huyệt Phong Trì nằm ở phía sau cổ (bạn có thể sờ vào 2 bên xương cổ có vùng lõm xuống, huyệt này tiếp giáp giữa chân tóc và cổ).
Tiến hành xỏe hai tay để ôm sát vào 2 bên đầu, ngón cái áp vào phía sau gáy để đồng thời bấm 2 điểm của huyệ Phong Trì trong khoảng 20 – 30 giây.
Bấm huyệt Phong Trì giúp giảm đau nhức ở người thoái hóa đốt sống cổ do ngủ sai tư thể, điều chỉnh lại nhịp tim, người suy hô hấp và ổn định huyết áp cho người hay tăng huyết áp.
♦ Huyệt Kiên Tỉnh
Huyệt Kiên Tỉnh nằm ở giữa trung điểm của phần cổ và chóp vai.
Người bệnh dùng tay trái đặt lên vai phải, ngón trỏ tìm huyệt Kiên Tỉnh sau đó vừa day vừa bấm, 4 ngón tay còn lại cũng giúp xoa bóp cho toàn bộ cơ vai trong 1 – 2 phút để phần cổ và vai gáy đau mỏi được thư thái và dễ chịu.
Nếu kiên trì bấm huyệt Kiên Tỉnh này sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức, tinh thần thư thái và dễ chịu.
⇒ 3 huyệt này giúp giảm đau hiệu quá chứng thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh có thể thực hiện bấm huyệt bất cứ lúc nào nên khá thuận lợi.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể ngăn ngừa chứng thoái hóa đốt sống cổ thông qua những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày:
- Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều canxi và vitamin D như cá hồi, sữa, trứng, súp lơ, cam gan, thịt bò, ngũ cốc, trứng… Uống nhiều nước lọc để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể dục: Việc rèn luyện sức khỏe giúp người bệnh tăng lưu lượng máu và oxy đáng kể đến các cơ và khớp, nên tập Gym, Yoga, Aerobic, bơi lội… hàng ngày sau giờ làm để ngăn ngừa sự thoái hóa xương khớp.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Hạn chế dùng các chất kích thích, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh tình trạng căng thẳng hoặc tăng cân quá mức gây ảnh hưởng sức khỏe xương khớp.
Hy vọng những thông tin trên đây về phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp ích cho nhiều bệnh nhân trong điều trị các chứng đau nhức, từ đó cải thiện hiệu quả sức khỏe và chất lượng sống của bản thân.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Song Lam (Tổng hợp)
Bài viết được quan tâm: Vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!