Khi trời lạnh bệnh phong thấp lại tái phát và gây ra cơn đau xương khớp với tần suất dày đặc. Mặc dù là tình trạng thường gặp tuy nhiên không phải ai cũng hiểu nguyên nhân và các biện pháp hạn chế tình trạng này.
Vì sao khi trời lạnh bệnh phong thấp lại tái phát ?
Đông y cho rằng bệnh phong thấp hình thành do khí hàn tích tụ và ứ trệ trong cơ thể khiến khớp xương bị tổn thương, gây ra những cơn đau nhức xương khớp. Vì thế khi nhiệt độ giảm mạnh, khí hàn tăng lên, chúng xâm nhập và gây tổn thương nặng nề lên ổ khớp, khiến cơn đau tái phát.
Đó là lý giải từ Đông Y, với y học hiện đại các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và cho ra kết luận như sau. Giáo sư Maxime Dougados – Bệnh viện Cochin ở Pháp cho biết:
“Khi nhiệt độ giảm mạnh, khí lạnh sẽ thẩm thấu vào xương khớp qua từng lỗ chân lông trên da khiến mạch máu co lại. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu, lượng máu truyền đến các cơ quan suy giảm. Với những cơ quan khỏe mạnh, tình trạng này không gây ra quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu khớp bị tổn thương do những bệnh lý mãn tính, nguy cơ cơn đau tái phát rất cao.”
Tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ thấy nhiệt độ lạnh ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể. Thời tiết lạnh khiến ổ khớp co lại, khi vận động, đầu xương có thể va chạm và chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức. Một nghiên cứu từ Đại học Texas – Mỹ năm 2008 cho thấy dịch nhầy giữa khớp giảm mạnh khi nhiệt độ thấp hơn 17 độ C.
Xương khớp không chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp mà còn chịu tác động từ áp suất khí quyển. Khi nhiệt độ giảm đột ngột kéo theo sự suy giảm của áp thấp. Hai yếu tố này kết hợp gây áp lực lên khớp xương đồng thời làm tăng độ nhạy cảm của dây thần kinh. Tình trạng này chính là điều kiện khiến bệnh phong thấp tái phát trở lại.
Một nguyên nhân khác, bắt nguồn từ cá nhân người bệnh đó là khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh thường lười vận động và di chuyển hơn bình thường. Khi ít vận động, xương khớp có xu hướng thiếu linh hoạt và suy yếu dần, điều này thúc đẩy cơn đau từ những bệnh lý mãn tính tái phát.
Phòng ngừa bệnh phong thấp tái phát khi trời lạnh
Bệnh phong thấp tái phát khi trời lạnh là hiện tượng sinh lý thông thường, người bệnh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên những cơn đau từ bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, bạn cần chủ động phòng ngừa tình trạng này với những cách sau đây.
1. Giữ ấm cho cơ thể
Vì nguyên nhân khiến cơn đau tái phát xuất phát từ nhiệt độ thấp, vì thế người bệnh nên giữ ấm cơ thể thường xuyên, tránh để khí lạnh xâm nhập vào bên trong.
Người bệnh không nên di chuyển nhiều khi trời mưa, vì lúc này độ ẩm cao có nguy cơ kích thích dịch nhầy trong khớp khiến khớp đau nhức. Đừng quên tắm bằng nước ấm để hạn chế tình trạng khí lạnh xâm nhập, đồng thời không nên tắm quá muộn hoặc tắm vào buổi sáng. Đây là những thời điểm độ ẩm cao, rất thích hợp để khí hàn thẩm thấu vào ổ khớp.
2. Cải thiện hệ miễn dịch
Ngoài cơn đau do bệnh phong thấp tái phát, thời tiết lạnh là điều kiện gây ra nhiều bệnh lý khác do sự hoạt động mạnh mẽ của vi rút. Vào thời điểm này, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung bao gồm: rau củ, trái cây giàu vitamin C, ngũ cốc, sữa,… Đồng thời loại bỏ nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ sưng viêm xương khớp như rượu bia, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…
3. Luyện tập đều đặn
Rất khó khăn để có thể luyện tập thể thao đều đặn khi nhiệt độ ngoài trời quá lạnh. Thay vì đi bộ hay thực hiện những môn thể thao ngoài trời, bạn có thể thay thế bằng những bài tập vật lý trị liệu hoặc yoga ngay tại nhà để cải thiện xương khớp và phòng ngừa bệnh phong thấp tái phát.
Với những bài tập này, người bệnh chỉ cần dành khoảng 15 phút mỗi ngày để thực hiện.
4. Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày
Vào mùa đông, mọi người thường có xu hướng uống ít nước hơn mùa hè vì thân nhiệt thấp, hầu như cơ thể không tiết ra mồ hôi. Tuy nhiên, thói quen này có tác động đến xương khớp khiến dịch nhầy sản sinh ít hơn làm tăng ma sát giữa hai đầu xương, gây ra cảm giác đau nhức.
Vì thế, người bệnh cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động và sản sinh dịch nhầy đủ để khớp hoạt động. Bổ sung đủ nước còn tăng cường quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
5. Dành thời gian nghỉ ngơi
Khi nhiệt độ lạnh và hanh, khớp sẽ bị tổn thương ít nhiều nếu lúc này người bệnh làm việc hay vận động quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau.
Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để tránh gây áp lực lên khớp và có thời gian để cơ thể khôi phục những tổn thương ở hệ thống xương khớp hiệu quả.
Với những cách trên, người bệnh có thể ngăn chặn bệnh phong thấp tái phát đến mức tối đa. Tuy nhiên, việc cơn đau tái phát không thể kiểm soát hoàn toàn. Ngay khi cơn đau xuất hiện bạn nên tiến hành khắc phục ngay tránh để cơn đau tăng về tần suất và mức độ.
Thắc mắc Vì sao khi trời lạnh bệnh phong thấp lại tái phát đã được giải đáp trong bài viết. Hy vọng với những cách phòng ngừa trên, bạn có thể trải qua mùa lạnh mà không có cơn đau khớp nào xuất hiện!
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!