Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống vùng thắt lưng trên có dấu hiệu trượt ra phía trước hoặc phía sau so với các đốt sống dưới. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân bị đau đớn dữ dội vùng thắt lưng, đi đứng và vận động vô cùng khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và công việc của người bệnh.
Có khá nhiều người vẫn chưa biết được nguyên nhân nào gây ra tình trạng trượt đốt sống thắt lưng cũng như làm sao để điều trị. Mời quý độc giả cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để có thêm thông tin về căn bệnh này:
I. Những nguyên nhân gây trượt đốt sống thắt lưng
Nhiều người bị trượt đốt sống không chỉ là do thoái hóa đốt sống thắt lưng mà còn do gặp những nguyên nhân khá bất ngờ dẫn đến chứng bệnh này.
Cùng khám phá một số nguyên nhân gây nên triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng dưới đây:
- Trượt đốt sống do cột sống bị thoái hóa
Trượt đốt sống do thoái hóa cột sống thắt lưng hoàn toàn không liên quan đến các ống thần kinh. Tình trạng thoái hóa đốt sống khiến vị trí bị thoái hóa trở nên lỏng lẻo và có nguy cơ trượt ra phía trước.
Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, là hậu quả của chứng viêm mấu khớp bên cũng như sự thay đổi của mấu khớp theo hướng mặt phẳng khiến đốt sống có dấu hiệu bị trượt nhẹ.
Trượt đốt sống do thoái hoá thắt lưng gây nên tình trạng đau nhức dữ dỗi, có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh toạ, khiến cho bệnh nhân đi bộ lâu sẽ cảm thấy đau buốt và nặng dần ở hai chân; khi nghỉ ngơi mới cảm thấy đỡ đau.
- Trượt đốt sống do loạn sản
Thực chất đây là một dạng trượt đốt sống bẩm sinh do chỗ nối của hai mấu khớp bên bị nhỏ và thiểu sản dẫn đến sự dị dạng và gây nên chứng trượt đốt sống lưng.
Đây là triệu chứng tuy hiếm gặp nhưng có tình trạng tiến triển bệnh nhanh và thường gây liệt vận động khá nặng cho người bệnh.
Bệnh nhân thường bị khiếm khuyết rõ rệt thành phần phía sau cũng như các mấu ngang trở nên kém phát triển, khó hàn gắn lại phần xương sau và hai bên.
- Trượt đốt sống do khuyết eo
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở người bị trượt đốt sống. Bệnh nhân thường bị khiếm khuyết do mất đi một phần khớp liên mấu sau/
Nếu khuyết eo mà không gặp tình trạng trượt đốt sống thì chỉ là tình trạng khuyết eo đơn thuần. Bên cạnh đó, khuyết eo rất có thể gây nên tình trạng trượt đốt sống là do chấn thương lặp lại nhiều lần, thường gặp ở vận động viên ưỡn cột sống quá mức như vận động viên cử tạ, vận động viên thể dục dụng cụ, cầu thủ bóng đá …
Trượt đốt sống do khuyết eo thường được chia ra làm năm mức độ:
Mức độ 1: Trượt đốt sống từ 0 – 20%
Mức độ 2: Trượt đốt sống từ 21 – 55%
Mức độ 3: Trượt đốt sống từ 56 – 75%
Mức độ 4: Trượt đốt sống từ 76 – 99%
Mức độ 5: Trượt đốt sống 100%, lúc này các đốt trên hoàn toàn đã rơi ra khỏi bề mặt thân đốt sống bên dưới.
- Trượt đốt sống do bẩm sinh
Loại trượt cột sống này thường có ngày từ lúc sinh ra đời, nên còn được gọi là trượt đốt sống rối loạn phát triển.
Trượt đốt sống bẩm sinh xảy ra do quá trình mang thai hỗn loạn tạo nên dấu hiệu xương bất thường. Khi khung xương đã có dấu hiệu hình thành bất thường thì nguy cơ trượt xương cột sống là rất cao.
Đọc thêm: Chữa gai đôi cột sống bẩm sinh hiện nay chỉ có 3 phương pháp này
- Trượt đốt sống do chấn thương
Tình trạng này rất hiếm gặp, người bị trượt đốt sống phải bị chấn thương bởi một lực rất mạnh khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông, lao động mới gây nên tình trạng trượt đốt sống.
Đồng thời lúc này, các mấu khớp bên dưới của thành phần khớp cũng có dấu hiệu bị gãy nứt khiến cho bệnh nhân gặp nhiều đau đớn.
- Trượt đốt sống do bệnh lý
Bệnh nhân gặp tình trạng trượt đốt sống có thể là do di chứng của ung thư xương di căn hoặc bệnh lao cột sống, bướu đại bào…
⇒ Để biết chính xác bản thân mình có bị trượt cột sống thắt lưng hay không, thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám để có kết quả chính xác nhất.
II. 2 cách điều trị trượt đốt sống thắt lưng phổ biến
Thông qua những dấu hiệu của bạn mà bác sĩ có những phương pháp thăm khám chuyên môn, từ đó đưa ra kết luận bạn có trượt đốt sống thắt lưng hay không:
#Thăm khám lâm sàng
Sau khi đã hỏi qua bệnh sử, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng bằng cách quan sát hoặc ấn nhẹ vào lưng của bạn nhằm xác định khu vực bị tổn thương.
Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn gập lưng về trước hoặc ưỡn lưng ra sau, hay xoay eo… để xác định mức độ cử động vùng cột sống của bạn như thế nào mà có những nhận xét sơ bộ.
#Chụp chiếu bằng hình ảnh
Việc chụp chiếu bằng hình ảnh có thể cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể nhất cho bác sĩ về cơn đau của chính bạn, từ đó giúp xác định được vị trí chính xác của cơn đau vùng thắt lưng.
Xét nghiệm hình ảnh phổ biến hiện này là chụp X – quang, chụp cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI).
Công dụng của những phương pháp này như sau:
- X – quang có thể cho thấy hình ảnh bên trong của xương đốt sống.
- CT scan giúp hiển thị hình ảnh một hoặc nhiều lát cắt ngang của đốt sống.
- MRI hiển thị tất cả những hình ảnh liên quan đến phần mô mềm xung quanh xương đốt sống.
Khi đã có những kết luận cụ thể, các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những biện pháp điều trị thích hợp:
1. Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Bệnh nhân ở độ tuổi thanh thiếu niên có khả năng hồi phục cao nên có thể áp dụng các tình trạng cố định bằng áo bó để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng trượt đốt sống thắt lưng.
Đối với bệnh nhân đã trưởng thành và ở độ tuổi trung niên thì sẽ tiến hành điều trị như sau:
- Mặc áo hoặc đeo đai cố định ngay tại vị trí phần xương bị trượt.
- Dùng thuốc Tân dược nhằm giảm đau nhanh các dấu hiệu của chứng trượt thoái hóa đốt sống thắt lưng.
- Kết hợp dùng các loại thuốc Đông Y để chữa trị tận gốc mầm bệnh, sau đó tiến hành bồi bổ đốt sống lưng cho chắc khỏe, tăng cường sức khỏe xương khớp và tăng sức đề kháng giúp cho bệnh nhân được hồi phục từ từ.
- Kết hợp phương pháp châm cứu bấm huyệt cũng như vật lý trị liệu để giảm đau và kéo giãn cột sống để đưa đốt sống bị trượt trở về vị trí cũ, từ đó giúp cho máu và các chất dinh dưỡng lưu thông nuôi dưỡng đốt sống bị tổn thương.
- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để tăng sức đàn hồi cho cột sống bị trượt và giảm áp lực đè nén lên thắt lưng.
2. Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh bị trượt đốt sống lưng vị trí L4 L5 gây nên những tổn thương ở phần rễ thần kinh nhưng đã tham gia điều trị bảo tồn hơn 6 tháng vẫn không khả qua thì có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật đưa cột sống trở về vị trí ban đầu.
Phẫu thuật điều trị trượt đốt sống thắt lưng cần phải tuân thủ hai nguyên tắc: Giải phóng sự chèn ép của đốt sống và tiến hành ghép xương.
Các bước trong phẫu thuật sẽ giúp người bệnh định vị lại đốt xương bị trượt và đưa chúng về lại với vị trí ban đầu. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật cũng như chăm sóc kỹ càng vết thường để tránh mang lại những hệ quả không mong muốn đối với sức khỏe của bản thân.
⇒ Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị của chứng trượt đốt sống thắt lưng.
Ngay khi người bệnh có những dấu hiệu bấy thường và đau nhức cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khao để được thăm khám càng sớm càng tốt, đưa ra lời khuyên cũng như điều trị nhanh nhằm mang lại kết quả điều trị tốt đẹp nhất.
Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!
Song Lam
Đọc thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng phẫu thuật
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!