Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trượt đốt sống thắt lưng

Đau âm ỉ và vùng thắt lưng, mất bền vững cột sống và khó khăn trong vận động… là những triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng có thể gặp phải. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời là rất cần thiết và cấp bách.

Bình thường, cột sống được chia thành hai mặt là mặt trước và mặt sau. Mặt trước của cột sống bao gồm dây chằng, thân đốt sống và cấu trúc đĩa đệm. Mặt sau là các thành phần còn lại. Trong quá trình sinh hoạt và lao động, nhất là động tác cúi người xuống, mặt trước của cột sống sẽ chịu 80% lực, trong khi mặt sau chỉ chịu 20%.

Trượt đốt sống thắt lưng
Trượt đốt sống thắt lưng do nhiều nguyên nhân

Trượt đốt sống thắt lưng là hiện tượng đốt sống ở vùng thắt lưng bị trượt ra ngoài, có thể là trượt ra trước hoặc ra sau so với các đốt sống khác. Nguyên nhân của trượt đốt sống thắt lưng có thể là trượt đốt sống do bẩm sinh, khuyết eo đốt sống, trượt đốt sống do thoái hóa cột sống thắt lưng, do chấn thương hoặc do nguyên nhân bệnh lý.

Bài viết hôm nay sẽ tập trung đề cập đến các triệu chứng và dấu hiệu trượt đốt sống thắt lưng nhằm mục đích giúp người bệnh nhận biết sớm tình trạng, từ đó chủ động can thiệp điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy không đáng có xảy ra do biến chứng.

Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng cần nắm rõ

Người bệnh có thể phát hiện trượt đốt sống thắt lưng qua các dấu hiệu như đau nhức thắt lưng, thay đổi tư thế và dáng đi, xuất hiện đau kiểu rễ hay có  biểu hiện biến dạng vùng thắt lưng:

  • Đau nhức vùng thắt lưng

Đau vùng thắt lưng là dấu hiệu trượt đốt sống thắt lưng điển hình và rất dễ dàng để nhận biết được. Người bệnh bị trượt đốt sống thắt lưng thường có cảm giác đau âm ỉ và liên tục, cơn đau tăng lên khi bệnh nhân đi nhiều, đứng lâu hoặc cúi ngửa cột sống và giảm dần khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

Dấu hiệu trượt đốt sống thắt lưng
Đau nhức vùng lưng do trượt đốt sống thắt lưng

Trong trường hợp bệnh trượt đốt sống tiến triển với sự chèn ép rễ dây thần kinh, bệnh nhân có thể đau cả khi nghỉ ngơi, trường hợp này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

  • Dấu hiệu đau kiểu rễ

Đau kiểu rễ xuất hiện ở giai đoạn nặng hơn, xảy ra khi đốt sống thắt lưng bị trượt ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Người bệnh đau theo một đường xác định như đau dọc theo vị trí tương ứng của rễ thần kinh bị chèn ép chi phối, đau có tính chất cơ học và xuất hiện sau cơn đau thắt lưng cục bộ.

Cụ thể như, đốt sống thắt lưng bị trượt ra ngoài và chèn ép dây thần kinh tọa, người bệnh sẽ có cảm giác đau lan xuống mông đến mặt sau ngoài đùi, mặt sau ngoài cẳng chân, vòng ra phía trước mắt cá ngoài rồi lan ra mu chân và kết thúc ở ngón cái. Rễ thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài có thể gây ra các biểu hiện như teo cơ cẳng chân hay rối loạn  cơ tròn gây bí đại tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ.

  • Thay đổi tư thế và dáng đi

Sự co cứng cơ ở thắt lưng và căng cơ ở mặt trong của đùi do trượt đốt sống thắt lưng khiến cho bệnh nhân có dáng đi hơi khom về phía trước, thậm chí có một số trường hợp, cột sống bị vẹo sang một bên.

Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng
Thay đổi dáng đi là triệu chứng bệnh trượt đốt sống thắt lưng

Mức độ bệnh nặng khiến cho bệnh nhân có dáng đi khập khiễng, tập tễnh như trẻ mới tập đi, phải chống tay vào đầu gối để lấy lực mới có thể đứng lên được. Khi thực hiện động tác xoay lưng thì khung chậu cũng xoay theo, teo cơ ở hai mông do thiếu vận động cũng có thể xảy ra.

  • Biến dạng lõm ở vùng cột sống thắt lưng

Bằng mắt thường, người bệnh có thể nhận thấy có sự thay đổi, biến dạng ở vùng cột sống thắt lưng với biểu hiện là có vết lõm vào. Đây còn gọi là dấu hiệu bậc thang hay dấu hiệu nhát rìu trong khám thực thể triệu chứng bệnh trượt cột sống thắt lưng.

⇒ LƯU Ý

  • Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể nghi ngờ là triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh một cách sớm nhất.
  • Chụp X- Quang, chụp cộng hưởng từ, chụp CT là những kỹ thuật cận lâm sàng có thể được tiến hành để phục vụ mục đích chẩn đoán và từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp với tình trạng bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh tình mà các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị trượt đốt sống thắt lưng tương ứng. Hầu hết bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng đều được điều trị bằng nội khoa bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng các thuốc giảm đau, chống viêm. Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cũng là phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh trượt đốt sống thắt lưng.

Khám và chẩn đoán bệnh trượt đốt sống thắt lưng
Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng trượt đốt sống thắt lưng của bạn

Phẫu thuật can thiệp có thể cần thiết trong trường hợp bệnh nặng nề và trầm trọng gây tổn thương rễ thần kinh kéo dài hoặc quá trình điều trị nội khoa không mang lại kết quả phục hồi.

Để ngăn ngừa các triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng diễn tiến nặng nề và trầm trọng hơn, người bệnh nên:

  • Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh thực hiện các hoạt động gây nhiều áp lực lên vùng cột sống thắt lưng như cúi ngửa người, mang vác các vật nặng trên lưng.
  • Không thay đổi tư thế một cách quá đột ngột, thay vào đó là hãy thực hiện một cách từ từ và chậm rãi.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi để giúp kiểm soát và cải thiện các dấu hiệu trượt đốt sống thắt lưng gây ra đau đớn cho cơ thể.
  • Thực hiện các động tác thể dục tốt cho người bị trượt đốt sống thắt lưng.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, đặc biệt là đối với những người béo phì, thừa cân vì trọng lượng cơ thể có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Xem thêm thông tinThoái hóa đốt sống lưng nên ăn gì 

Cập nhật lúc 08:06 - 03/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan