Chữa gai đôi cột sống bẩm sinh hiện nay chỉ có 3 phương pháp này

Đánh giá

Hiện nay, các phương pháp chữa gai đôi cột sống bẩm sinh chỉ gói gọn ở 3 phương pháp của lĩnh vực Tây y, với sự can thiệp của các loại thuốc, phẫu thuật và vật lý trị liệu. Nếu không điều trị bệnh sớm hơn sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, bất tiện trong cuộc sống và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Gai đôi cột sống bẩm sinh thường gặp nhất là ở vùng thắt lưng. Trên các bản phim chụp X – quang của người bị gai đôi cột sống bẩm sinh, ta sẽ thấy gai cột sống bị tách đôi, tạo ra một khe hở ở giữa, phần hở này là do hệ thống sụn không có canxi nên không thể cản quang.

I. Kiến thức về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Theo bác sĩ Lê Nguyễn Vũ Hà – Phó trưởng khoa cơ xương khớp, bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, gai đôi cột sống theo tiếng latin (split spine) có nghĩa là cột sống bị tách đôi. Đây là một dạng dị tật bẩm sinh hình thành trong thời kì mang thai do ống thần kinh bào thai và phần xương sống nằm phía trên dây sống nên không thể đóng lại hoàn toàn.

Gai đôi cột sống bẩm sinh
Gai đôi cột sống bẩm sinh rất ít triệu chứng lâm sàng nên khó nhận biết.

Có một cách diễn giải khá là dễ hiểu và đơn giản khác về chứng gai đôi cột sống bẩm sinh là khi ta cuốn nem, không cẩn thận khiến nhân bị lồi ra ngoài. Cột sống cũng vậy, phần dây sống do một tấm thần kinh cuộn lại. Khi tấm thần kinh này “cuốn” không kín thì phần xương cột sống sẽ bị hở ra bên ngoài.

1. Nguyên nhân và triệu chứng gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai đôi cột sống rất dễ hình thành vì đây là vị trí các đốt xương thắt lưng thường xuyên phải hoạt động và chịu nhiều áp lực nhất trên cơ thể.

Ngoài nguyên nhân xuất phát từ trong bào thai theo chia sẻ của bác sĩ Vũ Hà như đã nói ở trên, gai đôi cột sống còn thường gặp do những nguyên nhân chính dưới đây:

  • Cột sống bị thoái hóa: Cột sống theo thời gian thì ngày càng bị thoái hóa, phần sụn khớp dần mất nước và một số biến đổi về chất, khiến cột sống trở nên kém linh hoạt hơn. Ngoài ra, tình trạng lắng đọng canxi cũng góp phần tạo ra những gai xương ở đốt sống.
  • Do viêm khớp cột sống mạn tính: Khi bệnh nhân bị chứng thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống… sẽ làm phần sụn đầu xương bong ra, để lộ đầu xương. Lúc người bệnh vận động sẽ làm 2 đầu xương tiếp xúc với nhau. Lúc này bắt đầu hình thành nên những gai xương.
  • Do chấn thương hoặc tai nạn: Khi cột sống chấn thương hoặc do tai nạn thì hệ cơ xương khớp là nơi bị gây sức ép rất lớn. Vì thế phần cột sống sẽ mọc ra những gai xương để bù vào những tổn thương mà khung xương phải chịu.

⇒ Ngoài ra, gai đôi cột sống còn hình thành do tuổi tác quá cao, vận động mạnh hay luyện tập thể thao quá sức, khiêng vác vật nặng, làm việc sai tư thể trong thời gian khá dài… đều là những tiền đề để hình thành nên chứng gai đôi cột sống bẩm sinh.

Những người bị gai đôi cột sống thường xuất hiện một số triệu chứng như đau nhức vùng thắt lưng, cổ rồi lan rộng ra tứ chi làm suy yếu tay chân. Các dây thần kinh bị ma sát với xương cột sống gây nên những cơn đau liên tục, làm cơ bắp yếu dần đi.

Vùng thắt lưng xuất hiện những cơn đau thường là do sự vận động quá nhiều, làm hạn chế khả năng vận động hoặc đau khi di chuyển, ngoài ra các ống tủy bị thu hẹp khiến bệnh nhân bị rối loạn chức năng đại tiện và tiểu tiện.

2. Biểu hiện gai đôi cột sống bẩm sinh

Hiện nay, dân số thế giới có đến 15 – 20% số người bị chứng gai đôi cột sống, nhưng đều không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, chỉ có một số người bị dấu hiệu cong vẹo cột sống và đau nhức dữ dội khi vận động.

Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh hiện được chia làm 3 thể thường gặp nhất là gai đôi cột sống thể nang, gai đôi cột sống thể ẩn và gai đôi cột sống thoát vị màng não ở trẻ nhỏ.

Trong đó gai đôi cột sống bẩm sinh thế nang là nguy hiểm vào loại bậc nhất. Nó có nguy cơ làm mất một phần chức năng của bộ phận cơ thể dù đã được phẫu thuật để chữa trị.

II. Các phương pháp điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh

Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh do không có biểu hiện gì cụ thể, khó phát hiện nếu không được chụp chiếu và rất dễ lầm lẫn với một số triệu chứng của bệnh lý khác.

Và việc để bệnh tiến triển ở giai đoạn dài sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng; mà hiện nay khoa học hiện đại chỉ có thể tiến hành thực hiện chữa gai đôi cột sống bẩm sinh bằng 3 phương pháp sau đây:

1. Dùng thuốc Tây để điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh

Bệnh nhân bị gai đôi cột sống bẩm sinh có thể dùng nhóm thuốc giảm đau, để cải thiện triệu chứng bệnh do các gai đôi chèn ép lên bộ phận của cơ thể.

dùng thuốc chữa gai đôi cột sống
Thuốc giảm đau chữa gai đôi cột sống.

Thuốc giảm đau thường được dùng điều trị cắt giảm những cơn đau do dấu hiệu gai đôi cột sống gây ra là:

  • Thuốc Paracetamol: Dùng cho người lớn ngày uống bốn lần, mỗi lần hai viên 500 mg,
  • Thuốc chống viêm và giảm đau: Một số người dùng các loại khác như naproxen hoặc diclofenac theo toa mà bác sĩ kê đơn, đồng thời kết hợp với paracetamol để giúp giảm đau được hiệu quả hơn.

Nếu người bệnh bị dạ dày, tá tràng, cao huyết áp, suy thận, bệnh tim mạch, hen suyễn… cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị bệnh gai đôi cột sống gây ra.

Ngoài ra, việc điều trị cũng có thể tiến hành sử dụng các loại thuốc bôi, dầu nóng hay cao dán giảm đau ngoài da.

2. Phẫu thuật trị gai đôi cột sống bẩm sinh

Khi được chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh, nhiều bệnh nhân thường nghĩ đến việc phẫu thuật cắt bỏ gai xương cột sống. Theo các chuyên gia, đây là phương án cuối cùng khi gai xương đã phát triển và chèn ép lên hệ thống rễ thần kinh và gây tổn thương tủy sống.

Đầu tiên, tại vị trí được xác định có gai cột sống bẩm sinh qua hệ thống phim ảnh X – quang, bác sĩ ngoại khoa trong ca mổ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ. Sau đó, bằng các dụng cụ hỗ trợ mà các cơ bắp ở vùng cột sống sẽ được cố định để lộ ra phần sống lưng.

Lúc này, các gai xương cột sống được loại bỏ bằng các thủ thuật cắt ghép hiện đại, một số ốc vít sẽ được gắn vào nhằm hỗ trợ cho phần cột sống của bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật.

3. Phương pháp vật lý trị liệu

Song song bên cạnh việc dùng thuốc và phẫu thuật, vật lý trị liệu cũng là phương pháp được đánh giá cao trong điều trị chứng gai đôi cột sống bẩm sinh cũng như thoát vị đĩa đệm cột sống.

vật lý trị liệu chữa gai đôi cột sống bẩm sinh
Vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Phương pháp này giúp người bệnh làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, hạn chế sự phát triển của gai xương cho người bệnh:

– Dùng các biện pháp điện trị liệu như bước sóng ngắn nhằm tạo nhiệt kích thích thần kinh, giúp cơ bắp giảm đau, chống viêm, chống phù nề và tăng cường chuyển hóa trao đổi chất.

– Dùng máy để kéo giãn cột sống thắt lưng, giải phóng sự chèn ép của gai cột sống lên hệ thống thần kinh, từ đó giúp cho người bệnh giảm đau. Tùy vào trọng lượng và tình trạng cấp hay mạn tính mà các bác sĩ sẽ thực hiện liên tục hay ngắt quãng.

– Phương pháp nhiệt được áp dụng chữa gai đôi cột sống bẩm sinh như tia hồng ngoại, chiếu nhiệt sóng Viba… giúp giảm đau, chống co cứng cơ xương, giãn mạch máu và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng cho cột sống.

⇒ Để bệnh tình được nhanh chóng khởi sắc, cũng như phòng ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

+ Chế độ dinh dưỡng:

Ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các chất giàu canxi nhằm cấu tạo nên thành cơ xương.

Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho xương như sữa, trứng, cá, tôm cua, rau xanh, đậu nành, ổi, đu đủ, cam, canh…

+ Tập thể dục:

Nên tập các động tác giúp cử động vùng cột sống và thắt lưng; tránh chơi thể thao quá sức chịu đựng của cơ thể; Chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, tập aerobic…

+ Tránh thói quen xấu:

Nên hạn chế ngồi khom lưng, đứng quá lâu hoặc khom người khiêng vác vật nặng ảnh hưởng đến cột sống.

Nên kiêng hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc dùng chất kích thích để không gây viêm cột sống, đảm bảo giữ sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất.

Chúc quý độc giả khỏe mạnh!

Song Lam

Bạn nên ăn gì: Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu.

Cập nhật lúc 08:45 - 25/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan