Bệnh gai đôi cột sống và 5 cách chữa trị phổ biến

Bệnh gai đôi cột sống có thể được kiểm soát nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Việc lựa chọn phương pháp điều trị gai đôi cột sống có thể khác nhau ở mỗi người bệnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Bệnh gai cột sống là một dị tật bấm sinh thuộc loại khuyết tật ống thần kinh. Tình trạng bệnh có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại khuyết tật, kích thước, vị trí và biến chứng. Điều trị sớm cho bệnh gai đôi cột sống là hết sức cần thiết để có thể giải quyết vấn đề và ngăn ngừa những hiểm họa trong tương lai cho trẻ.

Nội dung bài viết bao gồm:
I.Bệnh gai đôi cột sống
   1.Nguyên nhân gây gai đôi cột sống
   2.Triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống
   3.Biến chứng của bệnh gai đôi cột sống
   4.Chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống
II.5 Cách điều trị gai đôi cột sống phổ biến
   1.Điều trị gai đôi cột sống trước khi sinh
   2.Điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc
   3.Phẫu thuật điều trị gai đôi cột sống
   4.Chữa gai đôi cột sống bằng vật lý trị liệu
   5.Khí công y đạo chữa gai đôi cột sống

Tổng quan về bệnh gai đôi cột sống

Bênh gai đôi cột sống
Hình ảnh bệnh gai đôi cột sống cổ ở trẻ sơ sinh

Nói về bệnh gai đôi cột sống, TS.BS Lê Đức Tố – Trung tâm Chỉnh hình phục hồi chức năng trẻ khuyết tật vận động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

  • Trong tháng đầu tiên sau khi thụ thai, phôi thai phát triển một cấu trúc nguyên thủy được gọi là ống thần kinh. Cấu trúc này dần dần phát triển thành xương, dây thần kinh và mô. Cuối cùng chúng hình thành hệ thống thần kinh, cột sống và não.
  • Ở bệnh gai đôi cột sống, ống thần kinh và cột sống không phát triển đúng cách. Cột sống không đóng hoàn toàn nên dẫn đến khiếm khuyết ở trẻ.
  • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khuyết tật và vị trí của nó trên cột sống mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Khuyết tật nhẹ có thể gây ra ít vấn đề, trong khi các khuyết tật nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến cơ thể, bao gồm suy nhược, mất kiểm soát bàng quang hoặc tê liệt.

Nguyên nhân gây gai đôi cột sống

Cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cho trẻ em phát triển tình trạng này như:

Thiếu axit folic

  • Không có đủ axit folic trong thai kỳ là một trong những yếu tố quan trọng nhất có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị tật gai đôi cột sống.
  • Axit folic (còn được gọi là vitamin B9) được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như bông cải xanh, đậu Hà Lan, gạo lứt hoặc ngũ cốc ăn sáng.
  • Các viên nén axit folic có sẵn tại các hiệu thuốc hoặc bác sĩ có thể kê đơn cho bạn để bổ sung vào, nhất là giai đoạn trước và trong khi mang thai.

Lịch sử gia đình

  • Nếu bạn có tiền sử gia đình bị tật gai đôi cột sống thì có nhiều khả năng đứa trẻ sinh ra trong gia đình đó cũng bị mắc phải chứng bệnh này.
  • Bên cạnh đó, nếu một cặp vợ chồng có một đứa con bị gai đôi cột sống thì nguy cơ đứa con tiếp theo bị mắc bệnh cũng rất cao.
  • Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng, có đến 95% trường hợp trẻ mắc bệnh gia đôi cột sống không có lịch sử gia đình mắc bệnh.

Thuốc men

  • Việc dùng một số loại thuốc nhất định trong thời kỳ mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh con ra bị gai đôi cột sống hoặc các dị tật bẩm sinh khác.
  • Valproate và carbamazepine là các loại thuốc có liên quan đến bệnh gai đôi cột sống. Chúng thường được sử dụng để điều trị bệnh động kinh và một số tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực.

Các yếu tố nguy cơ khác

Một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng phát triển bênh gai đôi cột sống bao gồm:

  • Béo phì: Những người phụ nữ béo phì (có chỉ số BMI từ 30 trở lên) có khả năng có con bị gai đôi cột sống hơn so với những người có cân nặng trung bình.
  • Tiểu đường: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể có nguy cơ cao sinh ra trẻ bị bệnh gai đôi cột sống.

→ Việc nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống có ý nghĩa quan trọng để từ đó bạn cảnh giác hơn với tình trạng bệnh này. Phòng ngừa sớm gai đôi cột sống là điều bạn có thể làm khi biết được các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh.

Triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống

Một trẻ sơ sinh được sinh ra với khiếm khuyết ống thần kinh có thể gặp phải các triệu chứng bệnh gai đôi cột sống như sau:

  • Yếu hoặc tê liệt ở chân.
  • Tiểu không tự chủ.
  • Rối loạn hoạt động ở đường ruột.
  • Thiếu cảm giác ở da.
  • Tích tụ dịch não tủy (CSF).
  • Hệ thống thần kinh cũng dễ bị nhiễm trùng hơn, một số có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng gai đôi cột sống
Gai đôi cột sống gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng

+ CSF là một chất lỏng chảy qua các hốc sâu bên trong não và xung quanh bề mặt của não và tủy sống. Nếu có quá nhiều CSF, điều này có thể dẫn đến tràn dịch não, gây áp lực lên não và cuối cùng là làm tổn thương não.

+ Nếu gai đôi cột sống xảy ra ở đỉnh cột sống, thì có khả năng tê liệt hoàn toàn ở chân và các vấn đề khác khi di bệnh có xu hướng di chuyển đến nơi khác trong cơ thể. Nếu các lỗ hở do bệnh gai đôi cột sống nằm ở giữa hoặc đáy cột sống, các triệu chứng có xu hướng ít nghiêm trọng hơn.

+ Gai đôi cột sống ở dạng nghiêm trọng nhất có thể gây ra các triệu chứng về nhận thức (nếu võ não hoặc phần não trước phát triển không đúng cách) hoặc ảnh hưởng đến việc xử lý ngôn ngữ và hoạt động vật lý (nếu sự phát triển bất thường của não liên quan đến tiểu não)…

Biến chứng của bệnh gai đôi cột sống

Bệnh gai đôi cột sống có thể gây ra các triệu chứng tối thiểu hoặc chỉ có các khuyết tật nhỏ về thể chất. Tuy nhiên, nếu gai đôi cột sống trở nên nghiêm trọng, đôi khi nó dẫn đến khuyết tật thể chất đáng kể hơn. Mức độ nghiêm trọng bị ảnh hưởng bởi:

  • Kích thước và vị trí của khuyết tật ống thần kinh.
  • Những dây thần kinh cột sống nào xuất phát từ vùng tủy sống bị ảnh hưởng.

Các biến chứng có thể gặp phải do bệnh gai đôi cột sống có thể là rất nhiều, nhưng không phải tất cả trẻ em bị bệnh đều mắc phải, hơn nữa những điều kiện này cũng có thể được điều trị:

  • Nhiễm trùng trong các mô xung quanh não: Một số trẻ em  bị gai đôi cột sống thể  nặng có thể phát triển viêm màng não, nhiễm trùng các mô xung quanh não. Nhiễm trùng đe dọa tính mạng này có thể gây tổn thương não.
  • Hơi thở bị rối loạn khi ngủ: Cả trẻ em và người lớn bị  gai đôi cột sống, đặc biệt là ở dạng nghiêm trọng, có thể bị ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ khác.
  • Dị ứng nhựa mủ: Trẻ em bị gai đôi cột sống có nguy cơ bị dị ứng cao su cao hơn, phản ứng dị ứng với  sản phẩm cao su hoặc cao su thiên nhiên. Điều này cũng có thể gây sốc phản vệ, một tình trạng đe dọa tính mạng tiềm ẩn, trong đó có sưng mặt và sưng đường hô hấp gây khó thở.
  • Các biến chứng khác: Nhiều vấn đề có thể phát sinh khi trẻ bị bệnh gai đôi cột sống kéo dài, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa và trầm cảm. Trẻ em bị gai đôi cột sống có thể phát bị hạn chế trong học tập, chẳng hạn như vấn đề chú ý, khó học đọc và làm toán.

Chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống

Ba phương pháp chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống và các dị tật bẩm sinh khác trong khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Một mẫu máu của người mẹ được kiểm tra để xem có sự xuất hiện của một loại protein được gọi là AFP hay không. Nếu mức độ AFP là rất cao thì có thể có nghĩa là em bé bị tật gai đôi cột sống hoặc một khuyết tật ống thần kinh khác.
  • Siêu âm: Sóng âm tần số cao bật ra khỏi các mô trong cơ thể bạn để tạo ra hình ảnh đen trắng của em bé trên màn hình máy tính. Nếu em bé bị gai đôi cột sống, bạn có thể một cột sống hở hoặc một túi nhỏ nhô ra khỏi cột sống.
  • Chọc nước ống: Nếu xét nghiệm máu cho thấy mức độ  AFP cao nhưng siêu âm có vẻ bình thường, bác sĩ có thể đề nghị chọc ối. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim để lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ túi ối xung quanh em bé. Nếu có một mức độ AFP cao trong chất lỏng đó, điều đó có nghĩa là da xung quanh túi của em bé bị mất tích và AFP đã bị rõ rỉ vào túi ối.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp  X- quang cơ thể của  em bé và chụp quét hình cộng hưởng từ (MRI), sử dụng các nam châm mạnh và sóng vô tuyến để có được hình ảnh chi tiết hơn.

Đôi khi, gai đôi cột sống được chẩn đoán sau khi em bé được sinh ra, thường là ở những người không được chăm sóc tiền sản hoặc siêu âm không cho thấy có điều gì bất thường.

5 Cách điều trị gai đôi cột sống phổ biến

Điều trị gai đôi cột sống phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó, bởi vì gai đôi cột sống có thể liên quan đến nhiều hệ thống cơ thể khác nhau, như hệ thần kinh và xương.

Dưới đây là thông tin về 5 cách điều trị gai đôi cột sống phổ biến:

1/ Điều trị gai đôi cột sống trước khi sinh

Quyết định điều trị gai đôi cột sống trước sinh hay sau sinh là thích hợp còn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tuổi thai, mức độ tổn thương trên cột sống và tình trạng sức khỏe của bà mẹ.

Điều trị gai đôi cột sống trước khi sinh
Phẫu thuật điều trị gai đôi cột sống trước khi sinh

Việc sửa chữa khiếm khuyết ống thần kinh trước khi sinh cũng đòi hỏi phải hiểu rõ được những lợi ích và rủi ro có thể gặp phải trong quá trình điều trị để từ đó đưa ra quyết định tốt nhất.

Các chuyên gia tại Bệnh viện Nhi Philadelphia (CHOP) đã so sánh kết quả của việc điều trị gai đôi cột sống trước sinh và sau sinh. Họ đã cung cấp các kết quả tốt hơn của việc điều trị gai đốt sống trước sinh như:

  • Giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hiệu ứng thần kinh.
  • Cải thiện tính di dộng và cơ hội có trẻ có thể đi bộ độc lập.
  • Giảm nguy cơ trẻ gặp phải biến chứng sau khi sinh do gai đôi cột sống

Tuy vậy, việc điều trị gai đôi cột sống trước khi sinh là một thủ tục phức tạp và đầy thử thách, đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện nhất cho cả mẹ và thai nhi. Nếu thai nhi của bạn được chẩn đoán mắc phải khiếm khuyết ống thần kinh thì phẫu thuật có thể là một lựa chọn.

Phẫu thuật trước khi sinh là phương pháp mà bác sĩ sẽ mở tử cung của người mẹ và tiến hành sửa chữa tủy sống của bào thai. Phẫu thuật được thực hiện từ 19 đến 25 tuần tuổi của thai kỳ. Loại phẫu thuật này có thể được khuyến cáo để làm giảm nguy cơ bị gai đôi cột sống sau khi sinh và biến chứng của nó.

2/ Điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc

  • Thuốc Tây y

Các loại thuốc tây y có thể được chỉ định trong giai đoạn khởi phát bệnh, một số các loại thuốc thông thương như thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin), thuốc chống viêm không steroid (ketoprofen, ibuprofen, naproxen), các loại thuốc giãn cơ hoặc thuốc bổ thần kinh thuộc vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Sử dụng kháng sinh lâu dài có thể cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và thận.

Thuốc kháng cholinergic là những loại thuốc thường được kê toa cho người lớn bị tiểu tiện không tự chủ, nhưng bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ trong trường hợp bệnh gai đôi cột sống gây nên những triệu chứng này. Các thuốc này có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu mà bàng quang có thể giữ và giảm số lần trẻ phải đi tiểu.

Mặc dù việc dùng thuốc điều trị gai đôi cột sống có tác dụng giảm đau nhanh, chống viêm nhiễm và cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, không có tác dụng lâu dài trong việc điều trị bệnh. Ngoài ra, một số thuốc điều trị còn gây ra tác dụng phụ nguy  hiểm cho dạ dày, tim mạch…

  • Thuốc Đông y

Đông y chữa bệnh gai đôi cột sống dựa trên quan điểm âm dương ngũ hành, khí huyết, tạng phủ hay kinh lạc. Tùy thuộc vào mức độ bệnh tình mà các thầy thuốc sẽ chữa trị cho người bệnh bằng những bài thuốc thích hợp.

Hầu hết những bài thuốc đông y được bào chế từ 100% thành phần thảo mộc thiên nhiên, có tác dụng trừ đau, chống viêm, lưu thông khí huyết và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Một số bài thuốc Đông y trị gai đôi cột sống được áp dụng phổ biến hiện nay như Hổ cốt độc hoạt tháng, Khương hoạt đương quy thang, Cát căn ý dĩ nhân thang… đặc biệt là bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh – đây là một bà thuốc khá hiệu quả trong điều trị gai đôi cột sống.

Ưu điểm của phương pháp điều trị gai đôi cột sống bằng đông y là an toàn, tác dụng lâu dài và bền vững, khả năng bệnh bị tái phát thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.

  • Thuốc dân gian

Dân gian cũng lưu truyền khá nhiều bài thuốc hay chữa gai đôi cột sống. Nguyên liệu của các bài thuốc rất đơn giản, dễ tìm, dễ kiếm, chủ yếu là các thảo dược quanh nhà như đu đủ, lá ngải cứu…

Chữa gai đôi cột sống bằng dân gian
Thuốc dân gian chữa bệnh gai đôi cột sống

+ Bài thuốc dân gian chữa gai đôi cột sống từ đu đủ: Với bài thuốc này, đơn giản bạn chủ cần lấy một ly nhỏ hạt đu đủ chín, sau đó bỏ vào một miếng vải mùng, bóp nhẹ cho dập màng nước. Sau đó bạn bỏ lớp màng đó đi và thấm bớt nước nhưng đừng để hạt quá khô. Tiếp theo, giã nát hạt đu đủ ra và đắp lên vùng cột sống bị ảnh hưởng, có thể buộc chặt lại và giữ nguyên trong khoảng thời gian 30 phút đến 1 tiếng.

+ Dân gian chữa gai đôi cột sống bằng ngải cứu: Ngải cứu cũng được biết đến với nhiều công dụng hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp, thần kinh. Trong bệnh gai đôi cột sống, dân gian ta đã sử dụng bài thuốc từ ngải cứu để chữa bệnh bằng cách giã nát, lấy nước và pha với mật ong nguyên chất rồi uống hoặc rang nóng lên, kết hợp với dấm gạo để đắp ngoài da. Kết hợp trong uống ngoài bôi để mang lại kết quả tốt hơn với bài thuốc này.

Tuy cách thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh. Nhưng các bài thuốc chữa gai đôi cột sống từ dân gian thường chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc chỉ hỗ trợ các phương pháp khác trong quá trình điều trị.

3/ Phẫu thuật điều trị gai đôi cột sống

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh gai đôi cột sống. Phẫu thuật có thể được thực hiện trong vòng 2 ngày sau khi sinh. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thay thế tủy sống và bất kỳ mô tiếp xúc hoặc dây thần kinh bị tổn thương trên cơ thể của trẻ sơ sinh. Khoảng cách trong đốt sống sai đó được đóng lại và tủy sống được niêm phong bằng cơ và da.

Nếu vấn đề phát triển xương xảy ra sau đó, chẳng hạn như vẹo cột sống hoặc bị trật khớp, lúc này có thể sẽ phải cần đến thêm một cuộc phẫu thuật để điều chỉnh.

Như đã đề cập ở trên, phẫu thuật trước khi sinh có thể được thực hiện để sửa chữa tủy sống của bào thai, trường hợp này thường được chỉ định từ 19 đến 25 tuần tuổi của thai kỳ.

Nếu gai đôi cột sống xuất hiện ở thai nhi, việc sinh đẻ có lẽ sẽ do mổ lấy thai. Điều này là an toàn hơn cho các dây thần kinh tiếp xúc.

4/ Chữa gai đôi cột sống bằng vật lý trị liệu

Nhiều trẻ bị gai đôi cột sống bị tê liệt một phần hoặc hoàn toàn, trong trường hợp này cần các thiết bị như nạng, xe lăn để duy trì sức mạnh trên cơ thể và thể lực chung. Những trẻ này thường được các chuyên gia về chỉnh hình và vật lý trị liệu khuyến cáo kế hoạch tập luyện để tăng cường cơ bắp đặc biệt.

Vật lý trị liệu điều trị gai đôi cột sống
Điều trị bệnh gai đôi cột sống bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu điều trị gai đôi cột sống bao gồm xoa bóp, bấm huyệt, sử dụng sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại hoặc ứng dụng phương pháp kéo giãn cột sống bằng máy và các kỹ thuật khác nhằm mục đích tăng cường vận động cho cột sống. Vật lý trị liệu còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ trở nên độc lập hơn và ngăn ngừa nguy cơ chân tay bị suy yếu.

5/ Khí công y đạo chữa gai đôi cột sống

Khí công được hình thành từ rất lâu đời, đây được xem là bộ môn tập luyện. Mục đích của phương pháp này là tập trung sự kiểm soát vào hơi thở, quân bình khí hóa của lục phủ ngũ tạng.

Khí công được áp dụng nhiều từ võ thuật (nội công) đến y học có tác dụng giúp tăng cường sức mạnh của cơ thể,  cải thiện sự dẻo dai, thúc đẩy khí huyết lưu thông, khai mở huyệt đạo, bổ sung dương khí, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Khí công y đạo là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố: Tinh – Thần – Khí. Cụ thể là:

  • Tinh: Được đánh giá trong sự hài hòa của chế độ dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thu tốt và ngăn ngừa bệnh tật tiến triển xấu.
  • Thần: Thiền, hít thở, đả thông khí huyết, tu tâm tính.
  • Khí: Là rèn luyện về thể chất, biến tinh thành khí.

Phương pháp này hiện nay được đông đảo người bệnh áp dụng để điều trị gai đôi cột sống bởi sự cải thiện cả về tinh thần lẫn thể chất mà nó mang lại có thể giúp người bệnh vượt qua được bệnh tật. Tuy nhiên,  trong trường hợp bệnh tiến triển nặng nề, cần thiết nên có sự trợ giúp và chăm sóc của y tế.

KẾT LUẬN:

Vì mức độ nghiêm trọng và biến chứng của bệnh gai đôi cột sống là khác nhau ở những người mắc bệnh. Do vậy mỗi người phải đối mặt với những thách thức và có thể yêu cầu các phương pháp điều trị khác nhau.

Cách tốt nhất để quản lý bệnh gai đôi cột sống ở trẻ là phát hiện sớm và luôn được theo dõi tình trạng bởi các bác sĩ. Các nhà chuyên môn sẽ kiểm tra thường xuyên sự biến dạng tiến triển, khuyết tật hoặc biến chứng có thể cần can thiệp. Để làm được điều đó, các bậc cha mẹ phải luôn có ý thức với tình trạng bệnh của con mình để có hướng điều trị thích hợp và sự hồi phục tốt nhất có thể.

Với sự chăm sóc phù hợp, hầu hết trẻ em bị gai đôi cột sống có thể trưởng thành bình thường. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, khoảng 90% trẻ sinh ra với bệnh gai đôi cột sống phát triển thành người lớn, khoảng 80% có trí thông minh bình thường và khoảng 75% chơi thể thao và tham gia các hoạt động khác.

Xem thêm thông tin về: Điều trị gai đôi cột sống bằng bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh

Biên soạn: Hạ An

Cập nhật lúc 16:25 - 07/06/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan