Triệu chứng và cách điều trị xẹp đĩa đệm cột sống

Xẹp đĩa đệm ít gặp hơn những bệnh lý xương khớp khác, chính vì vậy không nhiều người hiểu rõ bệnh lý này. Tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị xẹp đĩa đệm cột sống để nâng cao hiểu biết, giúp bạn đọc biết cách khắc phục khi tình trạng xảy ra với chính mình.

Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề trên giúp bạn đọc trang bị những kiến thức cần thiết!

điều trị xẹp đĩa đệm cột sống
Triệu chứng và cách điều trị xẹp đĩa đệm cột sống

Triệu chứng bệnh xẹp đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm là cơ quan nằm giữa hai đốt sống, đóng vai trò là bánh xe giảm xóc và ma sát khi cơ thể vận động. Khi còn trẻ, hàm lượng nước trong đĩa đệm chứa hơn 80%, tuy nhiên hàm lượng nước này có nguy cơ sụt giảm khi cơ thể già đi, gây ra hiện tượng xẹp đĩa đệm.

Chuyên gia Cơ Xương Khớp Nguyễn Minh Tùng cho biết: “Xẹp đĩa đệm ít xảy ra hơn tình trạng thoát vị đĩa đệm, chính vì vậy mọi người ít có hiểu biết về bệnh lý này. Xẹp đĩa đệm là giai đoạn đầu và có thể điều trị dứt điểm, nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, biến dạng cột sống, bại liệt,… Mọi người cần trang bị những kiến thức về triệu chứng của bệnh để dễ dàng nhận biết bệnh sớm nhất có thể.”

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Như vậy có thể thấy, xẹp đĩa đệm vẫn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm tương tự như những bệnh lý xương khớp khác. Người bệnh có thể ngăn chặn bệnh tiến triển tồi tệ bằng cách nhận biết bệnh sớm và khắc phục kịp thời.

điều trị xẹp đĩa đệm cột sống
Các triệu chứng thường gặp của bệnh xẹp đĩa đệm

1. Xuất hiện cơn đau ở lưng

Xẹp đĩa đệm thường xuất hiện ở đĩa đệm thắt lưng bởi đây là cơ quan chịu áp lực lớn nhất cơ thể. Cũng chính vì vậy mà triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh chính là cơn đau ở vị trí này.

Khác với cơn đau do đau dây thần kinh tọa, cơn đau do xẹp đĩa đệm thường xuất hiện đột ngột và nặng nề. Cơn đau có xu hướng tăng mạnh khi người bệnh vận động hoặc thay đổi tư thế bất ngờ, mức độ đau đớn sẽ tăng lên mỗi ngày nếu không điều trị sớm.

Rất ít trường hợp xuất hiện tình trạng xẹp đĩa đệm ở đốt sống cổ. Tuy nhiên nếu xuất hiện ở vị trí này, cơn đau tương tự như vùng thắt lưng và có dấu hiệu gây choáng đầu, chóng mặt không rõ nguyên nhân do chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu não.

2. Hoạt động thiếu linh hoạt

Đốt sống là cơ quan giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng và chi phối nhiều hoạt động của cơ thể. Một khi vấn đề xuất hiện ở vị trí này, cơ thể sẽ phải chịu những tác động tiêu cực và không còn khả năng vận động linh hoạt như trước.

Xẹp đĩa đệm ở thắt lưng ảnh hưởng đến khả năng vận động của cả phần dưới của cơ thể, người bệnh khó khăn khi xoay người hay cúi gập. Ngược lại, khi xẹp đĩa đệm xuất hiện ở đốt sống cổ, người bệnh khó xoay cổ hay cúi đầu, thậm chí khó khăn trong việc nâng cánh tay lên.

3. Cứng khớp

Cột sống là một chỉnh thể hoàn chỉnh, nếu đĩa đệm gặp vấn đề, cả cấu trúc đốt sống đều bị tác động. Sự hoạt động không nhịp nhàng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng chèn ép, gây khó khăn khi người bệnh hoạt động.

Cứng khớp thường xuất hiện ở sáng sớm, người bệnh mất nhiều thời gian để có thể vận động như bình thường. Tuy nhiên thời gian để đưa khớp trở lại vị trí bình thường sẽ càng dài ra nếu người bệnh không tiến hành khắc phục ngay.

Những triệu chứng của bệnh xẹp đĩa đệm thường không đặc trưng, người bệnh khó lòng chẩn đoán bệnh qua những triệu chứng này. Cách duy nhất để chẩn đoán đúng bệnh là chủ động thăm khám để được chuyên gia xác định chính xác.

Các phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm cột sống hiệu quả nhất

Mục đích của việc điều trị xẹp đĩa đệm cột sống là bảo tồn khả năng vận động và ngăn chặn tình trạng tiến triển theo chiều hướng xấu.

1. Sử dụng thuốc điều trị xẹp đĩa đệm

Tương tự những bệnh lý xương khớp mãn tính, xẹp đĩa đệm có thể điều trị bằng thuốc tây. Những loại thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng và dễ dàng hơn khi vận động.

điều trị xẹp đĩa đệm cột sống
Dùng thuốc là cách điều trị xẹp đĩa đệm được nhiều người thực hiện

Những loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đau acetaminophen, thuốc giãn cơ, thuốc bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp, thuốc kháng viêm không steroid,… Vì không tác động nhiều đến căn nguyên bệnh, do đó bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng nẹp lưng nhằm chống đỡ bớt trọng lượng của cơ thể, giảm áp lực lên đĩa đệm bị xẹp.

Tuy nhiên, cách dùng nẹp lưng chỉ thích hợp với đối tượng người bệnh trẻ, những người lớn tuổi cách này không đem lại hiệu quả điều trị cao. Việc sử dụng thuốc mặc dù đem lại hiệu quả cao tuy nhiên không được khuyến khích vì những tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định từ chuyên gia, với liều dùng và tần suất hợp lý chính là cách ngăn chặn những tác dụng phụ từ phương pháp điều trị này.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động, đồng thời kích thích tế bào đĩa đệm sản sinh nhân nhầy, cải thiện chứng xẹp đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ thích hợp với người có tình trạng bệnh nhẹ hoặc vừa.

điều trị xẹp đĩa đệm cột sống
Vật lý trị liệu giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động

Bằng những tác động vật lý, phần đĩa đệm tổn thương sẽ được kéo giãn, làm giảm áp lực giữa hai đốt sống lên đĩa đệm. Vì sử dụng tác động vật lý nên phương pháp này buộc người bệnh phải kiên trì khi thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Nếu trong thời gian điều trị, người bệnh gặp phải những cơn đau đớn nặng nề, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc, nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao hơn.

3. Phẫu thuật điều trị xẹp đĩa đệm

Khi người bệnh tiến hành điều trị xẹp đĩa đệm bằng những phương pháp bảo tồn nhưng không thấy hiệu quả trong thời gian dài, bác sĩ sẽ tiến hàng những xét nghiệm để chẩn đoán đúng mức độ bệnh để chỉ định phẫu thuật.

điều trị xẹp đĩa đệm cột sống
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp khác không đem lại hiệu quả

Phẫu thuật được thực hiện khi những phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả, vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù loại bỏ căn nguyên gây bệnh, tuy nhiên nếu người bệnh không có những biện pháp bảo vệ cột sống và đĩa đệm, nguy cơ bệnh tái phát là điều không tránh khỏi.

Nhằm kiểm soát những rủi ro khi điều trị xẹp đĩa đệm bằng phẫu thuật, người bệnh nên lựa chọn những trung tâm y tế uy tín với độ ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm và tận tâm. Đồng thời cần có chế độ phục hồi khả năng vận động sau phẫu thuật để kích thích đĩa đệm tái tạo và tăng độ linh hoạt cho đốt sống.

Nếu nghiêm túc trong suốt quá trình chữa trị, người bệnh có thể điều trị xẹp đĩa đệm cột sống dứt điểm. Bệnh xẹp đĩa đệm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có những bệnh lý mãn tính rất khó chữa. Người bệnh nên ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh để có những can thiệp kịp thời.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 14:40 - 07/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan