“Hơn hai tháng nay tôi liên tục bị đau bả vai lan xuống cánh tay, những cơn đau cứ tăng dần lên mỗi khi vận động hay đưa tay lên xuống. Tôi rất hoang mang, vì những cơn đau bả vai không chỉ khiến sinh hoạt thường ngày của tôi gặp nhiều khó khăn mà còn làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Xin hỏi, tôi phải làm sao để tình trạng đai bả vai xuống cánh tay của tôi không còn xuất hiện nữa? Mong sớm nhận được phản hồi”.
Anh Huỳnh Long, Tiền Giang
Chào anh Long!
Bác sĩ Đỗ Hoàng Nhung – Bệnh viên cơ xương khớp cho biết, hiện tượng đau bả vai lan xuống cánh tay thường xuất hiện nhiều khi đi ngủ, làm việc nặng quá sức, triệu chứng ở người cao tuổi… và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bệnh nhân. Chuyên khoa xương khớp xin chia sẻ với anh Long những “bí kíp” khi gặp tình trạng trên.
I. Đau bả vai lan xuống cánh tay do bệnh gì gây ra
Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Nhung chia sẻ thêm, tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay thường có triệu chứng đau âm ỉ và dai dẳng, thỉnh thoảng đau dữ dội hàng giờ đồng hồ khiến bệnh nhân gặp nhiều mệt mỏi và không thể làm chủ được phần vai gáy.
Người bệnh không nên chủ quan, vì triệu chứng này có thể liên quan đến một số bệnh về viêm khớp dạng thấp, cột sống, thần kinh… rất nguy hiểm.
1. Thoái hóa đốt sống cổ
Đau bả vai lan xuống cánh tay là triệu chứng tiêu biểu ở người bị thoái hóa đốt sống cổ, ban đầu những cơn đau nhức xuất hiện ở vùng cổ, gáy lan dài xuống bả vai. Lâu ngày những cơn đau âm ỉ này ngày càng dữ dội hơn.
Người bệnh thường khó vận động phần khớp cổ, vùng vai gáy, khó cúi đầu, ngửa cổ hoặc khi quay sang hai bên. Khi cơn đau kéo dài sang giai đoan mạn tính sẽ lan xuống cánh tay, khiến ngón tay có cảm giác tê bì, người bệnh còn kèm theo cảm giác hoa mắt, chóng mặt…
2. Đau mỏi vai gáy
Đau mỏi cổ vai gáy là một triệu chứng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Triệu chứng này xuất hiện khi chúng ta có một số thói quen không tốt như ngồi nhiều và cố định một chỗ trong thời gian rất dài, ngồi sai tư thế, lệch một bên vai, ngủ đè lên tay, gối đầu lên vật thô cứng…
Tất cả làm chậm lại quá trình lưu thông máu đến vai gáy, cánh tay, khiến hệ thống dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương gây đau bả vai lan xuống cánh tay.
3. Viêm gân chóp vai
Tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay có thể là do triệu chứng dây chằng của cơ quay khớp xương vai bị tổn thương, tần suất tổn thương này cứ lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài khiến người bệnh đau nhức bả vai lan xuống cánh tay.
Tình trạng này khiến người bệnh đau nhức liên tục, hạn chế khả năng vận động đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và công việc.
4. Do nhiễm lạnh
Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm sút, con người rất dễ cảm lạnh. Lúc đó, máu trở nên lưu thông kéo hơn, đặc biệt khiến các cơ bắp vùng vai gáy và cánh tay co thắt lại.
Người bệnh thường có những cơn đau nhức khắp vùng vai gáy lan dần xuống cánh tay. Các ngón tay cũng tê buốt và mất cảm giác khi cầm nắm hoặc cử động co duỗi…
5. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Đĩa đệm là phần nhân nhầy nằm ở giữa hai đốt sống. Nơi đây tập trung rất nhiều các rễ dây thần kinh điều khiển hoạt động từ vùng cổ xuống cánh tay.
Do yếu tố nào đó mà khiến các vòng sợi bên ngoài đĩa đệm bị phồng và rách làm nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó gây nên những cơn nhức và mất cảm giác vùng vai gáy và cánh tay.
II. Cách chữa chứng đau bả vai lan xuống cánh tay đơn giản
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra chứng đau bả vai lan xuống cánh tay mà bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của các y bác sĩ, từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp cho bản thân.
Muốn điều trị chứng đau bả vai lan xuống cánh tay, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc, thực hiện đều đặn và đúng như chỉ dẫn của y bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả đúng như mong đợi:
– Dùng thuốc: Thuốc được dùng trong chữa các triệu chứng đau vai gáy gồm các loại thành phần có hoạt tính chống viêm, giảm đau, thuốc hỗ trợ giãn cơ, các vitamin nhóm B, thuốc giúp ức chế và phong bế dẫn truyền thần kinh. Bệnh nhân cũng có thể bổ sung thêm vitamin E 400mg/ 1 viên/ ngày. Kết hợp với các động tác ấn, xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bả vai, cổ, gáy và dọc theo cánh tay.
– Phương pháp vật lý trị liệu: Nếu cơn đau nhẹ, không kéo dài và tần suất đau không liên tục, ngoài dùng thuốc, anh Long cũng có thể dùng thêm các loại cao dán để giảm đau hoặc đến trực tiếp các phòng khám Y học cổ truyền để được các bác sĩ chuyên khoa giúp hỗ trợ bằng các phương pháp chuyên nghiệp:
- Các phương pháp dùng nhiệt giúp giảm đau và chống sự co cứng của các cơ như: Chiếu tia hồng ngoại, chườm ngải cứu, tắm bùn nóng.
- Các phương pháp điện trị liệu được áp dụng cho bệnh nhân như: Các loại bước sóng ngắn dùng tạo nhiệt nóng ở trong sâu phần cơ đau nhức, giúp tăng cường chuyển hóa, chống tình trạng phù nề, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Dòng xung điện còn có tác dụng kích thích thần kinh, tăng cường chuyển hóa và dẫn truyền thần kinh.
- Các tia Laser được chiếu vào phần đau nhức để làm mềm, giảm đau nhanh chóng, chống tụ các ổ viêm, tái tạo lại tổ chức cơ khớp.
- Phương pháp siêu âm loại bỏ các tổn thương xơ sẹo trong cơ xương, chống ổ viêm, giảm đau hiệu quả, tăng cường chuyển hóa các khoáng chất, tăng khả năng tái tạo tổ chức.
- Hệ thống kỹ thuật số giúp kéo giãn cột sống: Đây là phương pháp điều trị các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, chứng thoái hóa đĩa đệm cũng như thoái hóa đốt sống cổ vô cùng hiệu quả. Phương pháp này giúp tạo ra áp lực trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén cho nhân nhầy chuyển hướng về phần tâm trở lại vị trí ban đầu. Từ đó giảm hẳn tình trạng đau nhức.
– Các hoạt động bổ trợ: Khi cơn đau vai gáy lan xuống cánh tay xuất hiện, bệnh nhân cần ngồi im tại chỗ hoặc nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động nhanh và mạnh; cố gắng bổ sung thêm thật nhiều nước và các nguồn khoáng chất cho cơ thể như kali, canxi, vitamin nhóm B, C, E; ngoài ra, nên tắm nước ấm và xoa bóp nhẹ nhàng để giảm bớt cơn đau, giúp tăng cường lưu thông máu huyết tại vùng vai gáy, cổ và cánh tay.
– Can thiệp ngoại khoa: Nếu đã dùng thuốc và kết hợp với vật lý trị liệu và các biện pháp chăm sóc tại gia mà dấu hiệu bệnh tình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ có thể cân nhắc đến việc áp dụng phẫu thuật cho các trường hợp như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cột sống, trượt đốt sống cổ…
III. Phòng ngừa tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay
Dân gian xưa có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để tránh tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay xuất hiện hoặc biến chứng nặng hơn, chúng ta cần có động thái phòng tránh những tác nhân có hại, dễ gây ra tình trạng đau nhức vùng vai gáy. Từ đó, nâng cao được hiệu quả hơn là khi có bệnh mới tiến hành chữa trị:
– Dân văn phòng cần đề phòng tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và chứng đau bả vai lan xuống cánh tay khi chưa có tổn thương bằng cách ngồi làm việc đúng tư thế, tránh ngồi một chỗ quá lâu, nên thường xuyên đứng dậy vận động 5 phút sau khi ngồi làm khoảng 1 tiếng đồng hồ bằng cách đi rót nước hoặc vào nhà vệ sinh….
– Khi ngồi xem ti vi, nên tựa lưng vào gối đệm kê dưới thắt lưng, đầu ngửa về phía sau của thành ghế, cổ tựa vào một điểm cố định có đệm để tạo thành một độ cong vừa khớp với cổ.
– Nếu nghe điện thoại, nên cầm bằng tay, hãy bỏ ngay thói quen kẹp điện thoại ở vai khi nói chuyện, vì điều này lâu ngay dẫn đến tình trạng lệch vai và đau nhức cục bổ vùng cổ và vai gáy. Nên tìm chỗ gác tay cầm máy sẽ giảm bớt độ căng của các cơ ở phần bả vai.
– Nếu người lao động chân tay nhiều, thường xuyên cúi người hay phải đứng/ ngồi quá lâu như: tài xế, nhân viên văn phòng, thợ xây dựng, bốc vác… nên có những bài tập riêng mỗi ngày để giúp khôi phục lại chức năng hoạt động của các dây thần kinh vai gáy.
– Người bệnh cũng nên thường xuyên luyện tập các môn thể dục thể thao với các bài tập phù hợp với bản thân; chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý, nên nghỉ giải lao giữa giờ làm việc sau một đoạn thời gian phải ngồi kéo dài; tránh tâm lý căng thẳng và áp lực;
– Luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như động tác cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra sau, nghiêng đầu lần lượt sang trái và phải… kết hợp với việc xoa bóp thường xuyên để giảm các triệu chứng của bệnh.
Chúc anh Long sớm khỏi bệnh!
Song Lam
Có thể bạn cũng quan tâm : Bệnh thoái hóa khớp vai và cách điều trị
Tôi cũng đang bị tình trạng như a Long. Bs chuẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ cho uống thuốc gần1 tháng nay nhưng vẫn chưa hết. Giờ ko biết sao nữa. Uống thuốc giảm đau hoài tôi sợ ko tốt.
uống thuốc giảm đau chắc chắn là không tốt rồi làm dụng quá sau này cứ phải phụ thuộc vào nó khổ lắm đó.
bệnh thoái hóa đốt sống cổ điều trị bằng thuốc của dòng họ Đỗ Minh này hiệu quả nè mọi người , ông xã em cũng bị bệnh này trước điều trị khắp nơi chẳng khỏi vừa rồi may mọi người mách cho điều trị bằng bài thuốc của dòng họ này 4 tháng thì bệnh tình ổn đó nè .
http://www.chuatribenhviemkhop.com/thuoc-chua-dau-moi-vai-gay-dau-lung.html
chị cho tôi xin địa chỉ và sđt ở chỗ bài thuốc đó với nhé , tôi bị bệnh này 4 năm nay rồi cũng chữa trị đủ các loại thuốc mà không khỏi ,
địa chỉ ở chỗ bài thuốc dòng họ Đỗ Minh đây nè anh Hải .
Địa Chỉ ; Số 37A Ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội
Số Điện Thoại ; 02462 536 649 – 0963 302 349
>>> https://dominhduong.com/bai-thuoc-chua-xuong-khop-dong-ho-do-minh-duong-1487.html
em ở TPHCM muốn đăng ký mua thuốc phải làm sao vậy ạ ? bs có thể gửi thuốc vô cho em được không chị ?
Xin hỏi sáng ngủ dậy tôi thấy phần ngực trái và cánh tay trái của tôi rất mỏi cảm giác cả cánh tay bị tê khi tôi quay tay cho dễ chịu thì ở ngực lại mỏi có cảm giác hơi đau nhẹ.Xin hỏi đấy là bệnh gì ạ
tốt nhất bạn đi khám coi sao để mà điều trị sớm không sau đau nhiều điều trị khó khỏi đó nè
Mình cũng đang bị như a long nhưng mình lại đang mang bầu tháng thứ 5 vậy nên dùng loại thuốc gì và làm tn
E bị đau sau bả vai phải và sưng lên. Chỉ mới đau cách đây hai ngay. Cảm giác nhức trong bả vai. E k bị chấn thương gì hết. Cho e hỏi đó là triệu chứng gì ạ
Mọi người ơi cho e hỏi bài thuốc trị đau mỏi vai gáy của dòng họ Đỗ Minh có đắt k ạ và điều trị trong vòng bao lâu ạ.