Xin chào chuyenkhoaxuongkhop.com! Em có một thắc mắc muốn nhờ chuyên mục giải đáp giúp là: Tập gym bị chấn thương khớp vai phải làm sao ? Sở dĩ em hỏi như vậy bởi vì hôm rồi đi tập gym em có tập nâng tạ hơi gắng sức lên về nhà khớp vai bị đau ê ẩm, lúc xoay thấy phát ra tiếng kêu lục cục. Không biết em có bị sao không nữa? Mong chuyên mục tư vấn giúp xem em phải làm gì để khắc phục được tình trạng này ạ?
Đỗ Hải An- Bình Chánh
Chào bạn!
Chấn thương khớp vai là một trong những tai nạn hay gặp nhất khi tập gym. Nguyên nhân phần lớn là do bạn tập luyện sai tư thế và quá gắng sức. Trường hợp của bạn chỉ bị đau ê ẩm và vẫn còn khả năng xoay khớp vai được nên khả năng bị gảy xương hay sai khớp vai là rất thấp. Rất có thể bạn chỉ bị chấn thương nhẹ ở phần mềm quanh khớp vai như gân hay cơ dây chằng làm hạn chế vận động của vai.
Tập gym bị chấn thương khớp vai phải làm sao ?
Để khắc phục tình trạng này trước tiên bạn cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Tránh những động tác cử động mạnh ở khớp vai như mang vác vật nặng . Tuyệt đối không tập gym hay bất kì hoạt động thể thao nào cho đến khi khớp vai phục hồi tổn thương.
Cùng với đó bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm đau khớp vai như sau:
- Chườm lạnh: Lấy 1 túi đá trườm trực tiếp lên khớp vai bị tổn thương trong khoảng 15-30 phút. Mỗi ngày làm 3-4 lần như vậy sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau.
- Chườm muối và gừng: Gừng có tính ấm và đặc tính kháng viêm tự nhiên nên có tác dụng giảm đau rất tốt. Với cách này bạn hãy lấy vài củ gừng tươi xắt nhỏ ra và cho vào chảo rang nóng cùng với muối hột. Sau đó bọc hỗn hợp này vào 1 miếng vải và chườm và chỗ đau. Khi hỗn hợp nguội có thể rang nóng lại và chườm thêm 2-3 lần liên tiếp.
Tập gym bị chấn thương khớp vai phải làm sao?
- Massage với rượu nghệ: Lấy nghệ tươi đem giã nát và trộn chung với lượng rượu vừa đủ. Để khoảng 30 phút. Sau đó lấy hỗn hợp trên thoa lên vùng vai bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng. Chất curcumin có trong nghệ sẽ giúp giảm sưng đau và ngăn ngừa viêm nhiễm tại khớp.
Nếu sau vài ngày áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng đau vẫn không thuyên giảm bạn nên đi khám bác sĩ để xác định lại tình trạng tổn thương khớp vai của mình và có cách khắc phục hiệu quả hơn.
Chúc bạn mau bình phục!
→THÔNG TIN THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!