Bệnh phong thấp ở trẻ em và những điều cần biết

Căn bệnh phong thấp ở trẻ em tuy hiếm gặp ở các bé, nhưng có nhiều nguy hiểm và biến chứng nghiêm trọng cần phải chú ý đặc biệt và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ.

Bệnh phong thấp ở trẻ em thường gặp bởi nhiều nguyên nhân, do đó cần có chế độ chăm sóc và chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ để phát hiện bệnh một cách sớm nhất. Hãy cùng chuyên khoa xương khớp tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ em qua bài viết sau đây:

I. Những điều cần biết về bệnh phong thấp ở trẻ em

Tuy nói là căn bệnh của người già, nhưng chứng bệnh phong tê thấp không còn hiếm gặp ở trẻ em, nếu cha mẹ không có kiến thức và tinh tế thì sẽ không phát hiện rõ nét căn bệnh này, khiến bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Phong thấp ở trẻ em
Phong thấp ở trẻ em khiến các bé gặp nhiều nguy hiểm về sức khỏe và ảnh hưởng đến tương lai.

Theo Bác sĩ Nguyễn Duy Hưng – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, chứng bệnh phong thấp ở trẻ em là căn bệnh gây đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ khiến các bé gặp những biến chứng nguy hiểm như thấp khớp cấp, thấp tim cấp… hoặc bị di chứng tim.

Bệnh phong thấp ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi từ 4 – 15 tuổi. Theo khảo sát thì ở Việt Nam, tỷ lệ gặp căn bệnh này có tỷ lệ từ 3 – 5%, tuy là con số khá hiếm nhưng cũng không nên bỏ qua những nguyên nhân có thể gây nên chứng bệnh này ở trẻ:

1. Nguyên nhân bệnh phong thấp ở trẻ em

Để ngăn ngừa chứng bệnh phong thấp ở trẻ em có thể xảy ra với con mình, cách tốt nhất là các bố mẹ  cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh căn bệnh phong thấp ở trẻ nhỏ:

  • Do di truyền và bẩm sinh: Ở những trẻ bị căn bệnh này bẩm sinh thường có vấn đề về cấu trúc xương, với những biểu hiện không rõ rệt. Hoặc trong hệ DNA của trẻ có những gen bị trục trặc mà ta không biết được. Thường nguyên nhân này sẽ biểu hiện bệnh rõ rệt khi trẻ lớn dần, nên cha mẹ cần quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn.
  • Do thời tiết: Yếu tố thời tiết cũng là 1 trong những nguyên nhân gây chứng phong thấp, khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng gây đau nhức. Mỗi khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột thì sức đề kháng của trẻ chưa thích nghi dễ khiến bệnh có mầm mống xuất hiện hoặc tái phát.
  • Do biến chứng ở những bệnh lý khác: Nguyên nhân khác gây nên chứng phong thấp ở trẻ nhỏ thường là di chứng của những bệnh trẻ mắc phải trước đó như sốt phát ban, sốt siêu vi, các chứng bệnh về tai – mũi – họng… lâu ngày hình thành nên bệnh phong thấp.
  • Do chế độ ăn uống: Việc ăn uống cũng là 1 yếu tố quan trọng góp phần gây nên căn bệnh phong thấp ở trẻ em. Trẻ ăn thiếu chất, uống nhiều đồ gây hại cho cơ thể cũng khiến chứng bệnh phong thấp có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ thường xuyên, từ đó nhanh chóng chữa kịp thời chứng phong thấp nếu ở trẻ có những dấu hiệu sau:

2. Những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị phong thấp

Nếu không để ý đến những vấn đề xức khỏe xương khớp của trẻ, lâu ngày bệnh của trẻ trẻ dễ tiến triển ở cấp độ nặng, dễ gây biến dạng khớp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lại của trẻ.

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em khi bị chứng phong thấp thường là:

Viêm màng tim

Đây là biến chứng nặng nhất ở trẻ em khi bị bệnh phong thấp, nếu không có sự can thiệp y tế thì rất dễ dẫn đến tử vong hoặc di chứng van tim hậu thấp.

Viêm màng tim từng xuất hiện khi chứng phong thấp diễn ra lần đầu hoặc lần thứ 2. Kèm theo đó là các triệu chứng khác ở da, thần kinh.

Tình trạng viêm màng tim cấp có thể gây viêm nội  mạc tim, suy cơ tim, màng ngoài của tâm thất…

Chứng múa vờn

Bệnh nhi bị phong thấp thường gặp tình trạng này với tỷ lệ 12 – 20%. Đây là chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, thường xảy ra sau 4 – 6 tháng khi các triệu chứng của bệnh phong thấp đã hết.

Biểu hiện này sẽ xuất hiện từ từ, trẻ sẽ bắt đầu có những động tác vụng về hơn thường ngày như cầm đồ hay rớt, cầm bút viết chữ run tay, trẻ ngày càng trở nên ngớ ngẩn, học lực sa sút và kém hẳn.

Ðến khi bệnh tiến triển ở mức độ toàn phát, trẻ thường có những biểu hiện như hay hoảng hốt, bần thần, lo lắng, nói năng khó khăn, nói không thành câu, viết khó, chữ viết xiêu vẹo, làm các động tác khéo léo bằng tay vô cùng khó khăn, việc đi lại khiến trẻ loạng choạng muốn ngã, sức lực của cơ bắp trở nên yếu hẳn. Nếu bệnh biến chứng nặng, trẻ có thường hươ tay múa chân, quờ quạng với biên độ cao…

Chứng múa vờn thường khiến trẻ bị gắng sức, mệt mỏi, kéo dài hàng mấy tuần liền, có khi cả năm khiến trẻ gặp nhiều bất tiện.

Nốt sần dưới da

Khi trẻ bị chứng phong thấp, dưới da thường xuất hiện những hạt tròn nhỏ, cứng và di động được, không gây đau.

Vị trí xuất hiện những nốt này thường là những chỗ có phần xương nhô ra hay vùng da mỏng như khớp cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, bàn chân, vùng chẩm da đầu, bả vai, vùng xương chậu, xương sống…

Các nốt này xuất hiện trong vài ngày, vài tuần rồi sẽ lặn đi. Tuy nhiên người bệnh cũng gặp đau nhức không ít.

Chứng hồng ban vòng

Đây là triệu chứng ngoài da khá điển hình ở trẻ em bị bệnh phong thấp, tỷ lệ gặp chứng này thường là 15%.

Ðó là triệu chứng các bé nổi những đốm màu hồng, có bờ viền tròn xung quanh, thường xuất hiện ở ngực, gốc tứ chi. Chứng hồng ban vòng tuy không gây ngứa ngáy nhưng để lại nhiều di chứng cho các bé.

Viêm khớp

Đây là biểu hiện thông thường dễ thấy nhất của bệnh phong thấp ở trẻ nhỏ; có đến 93% các bệnh nhi bị phong thấp giai đoạn cấp tính.

Triệu chứng viêm khớp thường xuất hiện 1 – 2 tuần sau các chứng viêm họng, sốt, nuốt thức ăn đau, amidan sưng to và đỏ…

viêm khớp do phong thấp
Chứng viêm khớp do phong thấp là dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ mắc bệnh.

Chứng viêm khớp thường có biểu hiện từ nhẹ đến nặng, khớp bị viêm nhiều là các khớp lớn như: khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân, khớp vai… đôi khi chứng viêm khớp còn bị tràn dịch trong.

⇒ Do đó, khi thấy bé có những dấu hiệu trên, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để điều trị bệnh kịp thời, tránh để lại di chứng nguy hiểm cho bé về sau.

II. Cách điều trị phong thấp ở trẻ em hiệu quả

Khi trẻ em mắc bệnh phong thấp, cha mẹ nên cho trẻ nằm nghỉ tại giường hoặc bệnh viện để được theo dõi hàng ngày, nhằm phát hiện những biến chứng nghiêm trọng. Cũng như để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh mà có cách điều trị thích hợp.

  • Thuốc: Có thể dùng thuốc chống viêm NSAIDs, Steroids, DMARDs, thuốc chống miễn nhiễm… để giảm đau và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
  • Lọc máu: Bằng các thiết bị hiện đại, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhi tiến hành lọc máu để lấy bớt các kháng thể gây viêm đau khớp xương, từ đó có thể giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
  • Giải phẫu thay khớp: Khi khớp xương bị tàn phá quá nhiều, để tránh cho bệnh nhi bị tàn phế, ảnh hưởng tới tương lại mai sau thì bác sĩ sẽ chỉ định để giải phẫu thay khớp nhằm tái tạo chức năng của khớp.

Khi trẻ em bị phong thấp, cha mẹ cần phải để ý đến trẻ cũng như dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân để bệnh tình không diễn biến nặng hơn:

  • Nên dạy bé việc tập thể dục thường xuyên giúp chắc khỏe hệ cơ xương khớp, giảm đau, mau lành bệnh.
  • Tránh để bé lên cân, khiến các xương đang bị tổn thương phải chịu áp lực lớn và dễ bị phá hoại hơn nữa.
  • Cho bé ăn nhiều rau và thịt cá, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung dưỡng chất cho xương.
  • Nhớ cho trẻ uống thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi khi cần thiết để sức khỏe bé mau hồi phục.
  • Nên giúp bé có tinh thần lạc quan, yêu đời để có tinh thần chống lại bệnh tật. Bạn cũng cần chủ động cùng con chống lại bệnh tật, không nên la mắng hay quát tháo khiến tinh thần bé trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý: Khi trẻ đã hồi phục và thoát khỏi chứng phong thấp dày vò, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để tránh tình trạng bé bị viêm mống mắt.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp quý phụ huynh có cái nhìn toàn diện về bệnh phong thấp ở trẻ em, từ đó giúp việc điều trị cho con em mình được nhanh chóng và hiệu quả.

Song Lam

Cùng tìm hiểu: Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật lúc 22:21 - 30/08/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan