Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về cột sống thường gặp hiện nay. So với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có tính chất nguy hiểm cao và càng trở nên trầm trọng ở những người cao tuổi.
Cùng với sự phát triển của y học thì việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngày càng tiến bộ vượt bậc với nhiều phương pháp phẫu thuật cao. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về phương pháp này:
I. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và nguyên nhân gây bệnh
Đĩa đệm nằm giữa khoang của các đốt sống có chức năng nâng đỡ cột sống thực hiện các động tác linh hoạt và nhịp nhàng, giảm rung sóc và bảo vệ cốt sống khỏi các chấn thương. Tuy nhiên, nếu cột sống chịu nhiều lực tác động mạnh và bị tổn thương thì đĩa đệm có thể bị rách, vỡ.
Khi đó, các nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài và chạy vào ống cột sống hoặc chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống và gây ra những cơn đau nhức kinh khủng ở vị trí bị tổn thương kèm theo nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do chấn thương cột sống; tuổi tác cao khiến cột sống bị thoái hóa, thoát vị; thói quen sinh hoạt, chơi thể thao và lao động sai tư thế gây cong vẹo cột sống, trật khớp; các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gù vẹo cột sống, gai đôi cột sống; di truyền từ từ ông bà, bố mẹ…
II. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm cổ là đau lan từ vai và cánh tay thẳng xuống cẳng tay, bàn tay, ngón tay. Tùy theo vị trí đĩa đệm cột sống cổ bị thoát vị mà người bệnh thấy đau ở các khu vực tương ứng.
Có thể bệnh nhân chỉ cảm thấy đau ở vai hoặc ở bán tay nhưng thường hay bị tê cánh tay hoặc bàn tay. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng gây đau nhức đầu và đau cổ…
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng rất đa dạng vì bao gồm nhiều hội chứng chèn ép rễ thần kinh, hội chứng chèn ép tủy và hội chứng rối loạn thần kinh thực vật kết hợp với nhau.
- Ở hội chứng chèn ép rễ thần kinh, bệnh nhân thấy đau, tê yếu cơ ở cổ, gáy, cánh tay và bàn tay.
- Ở hội chứng chèn ép tủy, bệnh nhân có thể đau nhẹ hoặc không đau kèm theo rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn phản xạ.
- Đối với hội chứng rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh thường thấy ù tai, khó giữ được thăng bằng, đau sau hốc mắt, đau ngực, khó nuốt, hạ huyết áp…
III. Phẫu thuật bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tùy theo mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh. Thông thường, điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu là phương pháp điều trị phổ biến. Trong những trường hợp thoát vị gây chèn ép nặng, các bác sĩ sẽ xem xét điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bao gồm mổ mở kinh điển, mổ nội soi, mổ laser… Tỉ lệ thành công trong phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm lên đến 90 – 95%.
Tuy nhiên cũng mang đến không ít biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng, rò rỉ dịch não tủy…. có thể ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
1. Phẫu thuật mổ mở
Đây là phương pháp phẫu thuật kinh điển và lâu đời, đến nay càng được hoàn thiện hơn và ít tốn kém so với các phương pháp mổ hiện đại.
Phẫu thuật mổ mở có tác dụng lấy đi phần nhân thoát vị hoặc thực hiện một số kỹ thuật giải ép thần kinh.
Tuy là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhưng không tránh khỏi một số điểm yếu như đường mổ dài, sẹo xơ làm dính các tổ chức thần kinh, thời gian nằm viện lâu.
2. Kỹ thuật vi phẫu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Phương pháp này có tác dụng giải ép rễ thần kinh và giảm tỉ lệ tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sau khi mổ.
So với phương pháp mổ mở thông thường, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vi phẫu đảm bảo được tính thẫm mỹ, giảm mất máu.
3. Phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Áp dụng trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm thể lỗ liên hợp hay ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bênh, không có hẹp ống sống…
Không áp dụng trong những trường hợp hẹp ống sống, thoát vị thể trung tâm, thoát vị gây chèn ép đuôi ngựa.
Ưu điểm của phương pháp nội soi là an toàn, ít đau, thời gian nằm viện ngắn…
⇒ Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường có tỉ lệ tái phát sau mổ khá cao. Do đó, bệnh nhân cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ điều trị và cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng cuộc sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp kết hợp với rèn luyện thể chất để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Phú Lộc
Bạn muốn biết: Các món ăn tốt cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Em bị thoát vị đốt sống cổ làm chèn ép gây phù tuỷ triệu chứng tê bì từ chi và yếu chân phải tay phải lên sinh hoạt và đi lại khá khó khăn em đã mổ ở bệnh viện Việt Đức bằng phương pháp hép xương cage đến nay đã đc 4 tháng nhưg e chưa thấy tiến triển mấy anh chị có thể tư vấn cho em sau bao lâu có thể hồi phục ki ạ
E xin cảm ơn