Thông thường nhất, các vấn đề cơ học và chấn thương mô mềm là nguyên nhân gây bệnh đau lưng dưới. Những chấn thương này có thể tạo nên thiệt hại cho đĩa đệm, rễ thần kinh và sự bất thường trong chuyển động của cột sống.
Theo Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia (NINDS) của Hoa Kỳ cho biết, đau lưng dưới là nguyên nhân phổ biến gây ra khuyết tật liên quan đến công việc. Có ít nhất 80% người Mỹ sẽ bị đau lưng dưới trong suốt cuộc đời của họ.
Bệnh đau lưng dưới xuất hiện gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở phần lưng dưới và làm giảm phạm vi chuyển động ở toàn cơ thể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ những nguyên nhân gây bệnh đau lưng dưới, để từ đó chủ động phòng ngừa bệnh tới “ghé thăm” và “hành hạ” bạn.
Nguyên nhân gây bệnh đau lưng dưới
Đau lưng có nhiều khả năng xảy ra ở các cá nhân trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Điều này một phần là do những thay đổi trong cơ thể với sự lão hóa. Khi bạn già đi, hàm lượng chất lỏng giữa đốt sống ở cột sống giảm, các đĩa đệm cũng dần bị mất nước và rất dễ dàng thoát ra ngoài dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Bạn cũng có thể giảm đi sự linh hoạt trong cơ bắp, làm cho lưng dễ bị tổn thương hơn.
Hầu hết bệnh đau lưng dưới là kết quả của một chấn thương, chẳng hạn như bong gân hoặc căng cơ do chuyển động đột ngột hoặc phần lưng dưới của cơ thể phải chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài.
-
Căng cơ và dây chằng
Các cơ và dây chằng ở phía sau có thể kéo dài hoặc rách do hoạt động quá mức. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng khớp ở lưng dưới, kèm theo dấu hiệu co thắt cơ. Nghỉ ngơi và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu là biện pháp cho các triệu chứng này.
-
Chấn thương đĩa đệm
Các đĩa đệm ở vùng lưng dưới dễ bị chấn thương và nguy cơ này tăng theo độ tuổi. Một đĩa đệm có thể bị thoát vị, hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài vị trí bình thường của nó. Điều này có thể dẫn tới sự chèn ép các dây thần kinh khi nó thoát khỏi tủy sống và qua xương sống.
Thương tổn đĩa thường xảy ra đột ngột sau khi nhấc một vật gì đó quá nặng so với sức hoặc vặn lưng. Ngoài ra, thương tổn đĩa còn xuất hiện khi bạn già đi, lượng nước trong nhân nhầy của đĩa lúc này bị mất dần, xẹp đi và thoát ra ngoài.
-
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể xảy ra với đĩa đệm thoát vị nếu đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh hông. Đau thần kinh tọa thường bắt đầu từ lưng dưới, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân.
-
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là khi cột sống hẹp lại, gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh cột sống. Hẹp ống sống phổ biến nhất do thoái hóa đĩa đệm cột sống. Kết quả là sự chèn ép của rễ thần kinh hoặc tủy sống bằng các gai cột sống hoặc mô mềm. Áp lực lên các dây thần kinh cột sống gây ra các triệu chứng như tê, chuột rút và suy nhược cơ thể. Bạn có thể cảm thấy những triệu chứng này ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhất là đau ở vùng lưng dưới.
-
Đường cong cột sống bất thường
Chứng vẹo cột sống là điều kiện gây ra đường cong bất thường ở cột sống. Đây là tình trạng bẩm sinh thường được chẩn đoán đầu tiên khi bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên. Độ cong thường gây áp lực lên cơ, gân, dây chằng và đốt sống, gây đau lưng dưới và tư thế kém.
-
Các điều kiện khác
Các vấn đề về thận và bàng quang, mang thai, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung và ung thư cũng có thể nguyên nhân gây bệnh đau lưng dưới.
⇒ Triển vọng cho cơn đau lưng dưới dưới hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đau lưng dưới. Ví dụ, chấn thương cấp tính thường được chữa lành hoàn toàn với điều trị tối thiểu. Mặt khác, các bất thường xương gây kích thích tủy sống làm đau lưng dưới có thể cần đến phẫu thuật để sửa chữa tổn thương. Kết quả tối ưu lâu dài thường liên quan đến chương tình phục hồi chức năng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có trình độ chuyên môn.
Phòng ngừa và kiểm soát bệnh đau lưng dưới bằng cách nào?
Có rất nhiều cách để phòng ngừa bệnh đau lưng dưới xảy ra. Thực hành các biện pháp phòng ngừa cũng có thể giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong trường hợp bạn bị bệnh đau lưng dưới.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau lưng dưới bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên, nhất là chú trọng vùng cơ ở bụng và lưng của bạn.
- Giảm cân nếu bạn là người thừa cân, béo phì.
- Nâng vật nặng đúng cách, tránh gây áp lực lên vùng lưng dưới. Tốt nhất, bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ một người khác nếu muốn nhấc một nặng nào đó lên.
- Duy trì tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày lẫn công việc. Ngủ trên bề mặt chắc chắn và luôn ngồi thẳng lưng, nên có gối đệm sau lưng khi ngồi và tránh các tư thế uốn cong hoặc xoắn lưng.
- Tránh mang giày cao gót thường xuyên.
- Nếu bạn hút thuốc, nên bỏ thuốc lá vì chất nicotin trong thuốc là có thể gây thoái hóa cột sống của bạn và giảm lưu lượng máu trong cơ thể.
- Tránh các thương tích ở vùng lưng dưới là phương pháp giúp ngăn ngừa đau lưng thấp hiệu quả.
Nếu cơ thể của bạn xuất hiện cơn đau lưng dưới, điều đầu tiên nên làm là hãy ngừng các hoạt động thể chất bình thường của bạn trong một vài ngày và chườm lạnh cho vùng bị đau. Các bác sĩ khuyên bạn nên chườm đá trong 48 đến 72 giờ đầu tiên sau khi chấn thương hoặc có cơn đau ở vùng lưng dưới, sau đó chuyển sang chườm nóng.
Trong trường hợp nằm ngửa khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn, hãy thử nằm nghiêng lại với một chiếc gối ở giữa hai chân. Nếu bạn có thể nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở dưới đùi để giảm áp lực lên lưng dưới. Tắm nước ấm hoặc massage có thể giúp làm thư giãn cơ bắp của bạn, do đó làm giảm đau lưng dưới.
Các phương pháp tự chăm sóc trong 72 giờ đầu tiên sau khi cơn đau bắt đầu xuất hiện có thể có hữu ích. Tuy nhiên, nếu cơn đau không cải thiện sau 72 giờ điều trị tại nhà, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất với tình trạng của mình.
Bạn nên quan tâm: Cách giảm đau lưng nhanh chóng bằng đậu đen
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!