Đau lưng khi mang thai là tình trạng thường gặp, những cơn đau lưng khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi và khó khăn khi vận động. Làm sao để hết đau lưng khi mang thai ? là thắc mắc chung của các mẹ bầu có cùng tình trạng này.
Cơ thể phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ có những biến đổi khác biệt, chính những sự thay đổi này gây ra các cơn đau xương khớp mà đơn cử là đau lưng. Mặc dù phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng này đều là những hiện tượng sinh học thông thường, nhưng nếu không cải thiện, mẹ bầu sẽ ặp những khó khăn khi vận động.
Tại sao phụ nữ khi mang thai thường bị đau lưng?
Đau lưng là tình trạng phổ biến thường gặp ở những người trung niên trở lên, tình trạng này có thể gặp ở những người trẻ tuổi mang vác nặng, hoặc có tư thế sai lệch khi làm việc. Tuy nhiên, đau lưng lại là tình trạng mà 96% bà bầu gặp phải. Để lý giải cho điều này, chúng tôi đã trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai, bà cho biết:
“Cơ thể phụ nữ khi mang thai có nhiều biến động và xáo trộn bên trong, những cơn đau xương chính là hệ quả từ những thay đổi này. Đa phần nguyên nhân gây ra tình trạng này đều do những thay đổi ở cơ thể mẹ, chỉ có 3% xuất phát từ những bệnh lý mãn tính.”
Sau đây là những nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ mang thai được Bác sĩ Nguyên Hoàng Anh chỉ ra:
- Tăng cân là nguyên nhân thường gặp nhất, trung bình khi phụ nữ mang thai, họ sẽ tăng từ 10 – 15 kg. Khi trọng lượng cơ thể tăng, áp lực lên cột sống thắt lưng sẽ tăng lên, khiến các đốt xương đè lên nhau gây tắc nghẽn. Từ đó làm xuất hiện những cơn đau lưng ở bà bầu. Nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển nhanh, trọng lượng bụng bầu cũng sẽ tăng lên, kéo theo những ảnh hưởng đến các vùng xương gần đó. Ảnh hưởng lớn nhất là đốt sống thắt lưng và khớp háng, đây cũng chính là hai vị trí thường xuyên xuất hiện cơn đau ở mẹ bầu.
- Các mẹ bầu thường rất khó khăn để có được tư thế thoải mái khi ngồi hay nằm, vì bụng bầu là vật cản khiến mẹ bầu không thể ngồi hay nằm giống như bình thường. Cũng vì thế mà mẹ bầu thường xuyên ngồi và nằm trong một tư thế kéo dài, chính thói quen này làm tăng áp lực lên đốt sống thắt lưng. Thu hẹp khoảng cách giữa các đốt sống, khiến đĩa đệm phải chịu áp lực lớn, các mạch máu và dây thần kinh lân cận bị tắc nghẽn dẫn đến việc hình thành cơn đau.
- Vào những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển nhanh, cơ thể mẹ sẽ sản sinh hormone relaxin để làm giãn dây chằng và xương chậu để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Điều này vô tình gây tác động đến những vùng lân cận, trong đó có vùng thắt lưng.
- Một số mẹ bầu gặp phải những cơn đau lưng do những bệnh lý mãn tính như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, đau dây thần kinh tọa,… Nên khi cơ thể có những thay đổi trong thời kỳ mang thai, bệnh lại có điều kiện thuận lợi để tái phát.
Đau lưng gây ra không ít khó khăn cho mẹ bầu khi sinh hoạt và làm việc, bằng những cách đơn giản sau mẹ bầu có thể các cơn đau này một cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
5 mẹo chữa đau lưng khi mang thai cho mẹ bầu
Mẹ bầu tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện những cơn đau lưng, tại thời điểm này, bất kỳ loại thuốc nào được thu nạp vào cơ thể mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, có thể dẫn đến tình trạng dị tật bẩm sinh rất nguy hiểm. Do vậy, những cách chữa đau lưng cho mẹ bầu ngoài việc phải có hiệu quả cao còn phải đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
Sau đây là 5 mẹo chữa đau lưng khi mang thai cho mẹ bầu rất an toàn, dễ thực hiện và cho hiệu quả cao.
1. Không đi lại nhiều
Mẹ bầu không nên đi lại nhiều, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Lúc này bụng bầu đã lớn hơn, trọng lượng cơ thể cũng tăng lên rất nhiều. Khi đi bộ, áp lực của cơ thể và bụng bầu sẽ đè lên đốt sống thắt lưng gây ra những cơn đau ở vị trí này. Do đó, để hạn chế cơn đau lưng, mẹ bầu nên hạn chế đi lại trong thời gian thai kỳ. Thói quen đi lại nhiều còn tăng nguy cơ bị đau khớp gối khi mang thai.
Mẹ bầu chỉ nên đi bộ 5 – 10 phút mỗi ngày để xương khớp giãn ra và linh hoạt hơn để thuận lợi hơn cho kỳ sinh nở.
2. Dùng gối ngủ cho mẹ bầu
Mẹ bầu gặp phải vật cản là bụng bầu nên không thể ngủ thoải mái như người bình thường, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách sử dụng gối chuyên dụng. Gối cho bà bầu thường có hình chữ U, khi nằm phần gối sẽ đỡ bụng bầu, mẹ bầu có thể thoải mái ngủ ngon mà không lo đốt sống thắt lưng bị chèn ép.
Khi ngồi, bạn nên dùng chiếc gối nhỏ kê ở phía lưng để giảm bớt áp lực lên vị trí này. Như vậy, mẹ bầu vừa có được những tư thế thoải mái, vừa cải thiện được những cơn đau lưng khi mang thai.
3. Dành thời gian nghỉ ngơi
Rất nhiều mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ nhưng vẫn làm việc, tuy nhiên làm việc vào những tháng cuối thai kỳ không chỉ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, thần kinh căng thẳng mà việc duy trì tư thế khi làm việc còn làm đau vùng thắt lưng.
Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị tâm lý cho kỳ sinh nở, việc nghỉ ngơi còn giúp tâm lý mẹ thoải mái, thể trạng tốt và giảm thiểu tối đa những cơn đau xương khớp xuất hiện.
4. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Khi em bé bắt đầu phát triển xương, hàm lượng canxi mẹ buộc phải dành hết cho thai nhi, vì vậy xương khớp của mẹ bầu thường yếu và dễ đau nhức. Một số mẹ bầu sau khi sinh con, xương khớp tổn thương nặng có thể gây ra bệnh loãng xương.
Chính vì thế, mẹ bầu cần chú trọng thiết lập chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ. Tùy vào giai đoạn phát triển của bé, mẹ bổ sung những thực phẩm cần thiết để bé phát triển tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Xoa bóp vùng đau nhức
Nguyên nhân trực tiếp khiến cơn đau lưng xuất hiện chính là do sự chèn ép lên các dây thần kinh và mạch lân cận vùng thắt lưng. Mẹ bầu có thể cải thiện cơn đau này một cách nhanh chóng bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng này.
Nên nhờ bạn đời hoặc người thân xoa bóp để giảm cơn đau, có thể kết hợp với kỹ thuật bấm huyệt để giải phóng tắc nghẽn, giúp máu lưu thông tốt, giảm áp lực lên đĩa đệm và đốt sống.
Nếu cơn đau lưng tiếp tục kéo dài và có chuyển biến trầm trọng hơn, chúng tôi khuyên mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Nếu là những nguyên nhân thông thường, tình trạng này sẽ nhanh chóng hết khi mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, nếu bắt nguồn từ những tổn thương bên trong cơ thể, bác sĩ sẽ có những cách giúp mẹ bầu khắc phục chúng.
Với 5 mẹo này, mẹ bầu sẽ nhanh chóng hết đau lưng khi mang thai và thoải mái hơn khi vận động. Thời gian này, mẹ bầu có thể gặp thêm tình trạng đau khớp gối, khớp háng hoặc đau vai gáy. Đây là những hiện tượng bình thường tương tự cơn đau lưng, do vậy các bạn không nên quá lo lắng.
Phương Thảo
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!