Đau xương cùng khi ngồi nhiều có nguy hiểm không?

Khá nhiều người mắc chứng đau xương cùng khi ngồi, vì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh đau cơ xương. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng khiến cho bệnh nhân đau đớn và gặp nhiều trục trặc trong đời sống hàng ngày.

Xương cùng là phần cuối cùng của cột sống, được hình thành bởi 5 đốt sống thành hình tam giác gắn liền với với xương hông. Khi bị đau xương cùng thì sẽ dẫn đến chứng đau buốt vùng lưng và xương cụt. Chuyên khoa xương khớp xin mời quý độc giả cùng theo dõi những thông tin về đau xương cùng sau đây:

I. Đau xương cùng ngồi nhiều nguy hiểm ra sao?

Đau xương cùng khi ngồi nhiều cảnh báo đốt xương này là có dấu hiệu bị viêm khớp gây tình trạng đau nhức nghiêm trọng.

Đau xương cùng khi ngồi nhiều
Đau xương cùng khi ngồi nhiều khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt.

Người bệnh thường gặp các chứng đau hông và mông, đôi lúc có cảm giác bị thốn và lan sang các khớp hông, háng, đùi, đầu gối và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

1. Đau xương cùng khi ngồi là do đâu

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng đau nhức vùng xương cụt ở người bệnh như:

  • Chấn thương: Người bị tai nạn giao thông, lao động, thể thao… khi té ngồi xuống mặt đường khiến mông và xương cùng bị chấn động mà không điều trị gây nên những thương tổn nhất định.
  • Tuổi tác: Khi càng cao tuổi thì quá trình lão hóa xương khớp tăng nhanh, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp là không thể tránh khỏi, trong đó có chứng xương cùng.
  • Do nghề nghiệp: Những người ngồi lâu trong ngày như tài xế, công nhân may, họa sĩ, nhân viên văn phòng… là đối tượng dễ bị đau xương cụt nhất, vì sức ép của cơ thể suốt cả ngày dài dẫn đến tình trạng đau nhức của bệnh nhân.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị chứng đau xưng cùng gấp 3 lần so với nam giới. Nhất là giai đoạn mang thai, tử cung giãn nở và sà xuống đè lên phần xương cùng gây nên những cơn đau nhức liên hồi.
  • Bệnh lý: Các bệnh lý về xương khớp của bệnh nhân như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, viêm thận, sỏi trong đường tiết niệu, bệnh phụ khoa… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đau nhức xương cùng của bệnh nhân.

2. Đau xương cùng khi ngồi nguy hiểm ra sao?

Mức độ nguy hiểm của chứng đau xương cùng khi ngồi còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ nặng nhẹ của cơn đau, nguyên nhân gây đau, độ tuổi hồi phục và các tiến triển trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, chứng đau xương cùng không điều trị sớm dễ gây nên những ảnh hưởng cho cuộc sống của người bệnh, nhất là phái nữ.

Hầu hết người bị đau xương cùng khi ngồi đều bị đau đớn dữ dội do đè ép lên đốt xương bị viêm, mà trong sinh hoạt hàng ngày thì việc ngồi luôn diễn ra trong hầu hết mọi hoạt động, do đó chứng đau xương cùng này gây nên những bất tiện không thể nói hết, khiến ngời bệnh bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc sống và sinh hoạt.

nguy hiểm khi đau xương cùng.
Đau xương cùng gây nên nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Nếu đau xương cùng vì các bệnh lý về xương khớp, phụ khoa… thì mức độ viêm nhiễm khá cao, dễ khiến các vùng xương khớp lân cận bị lây nhiễm cũng như gây nên một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của người bệnh như bị cứng khớp, dính khớp, gây biến dạng khớp.

Đọc thêm: Đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy – Nguy hiểm không thể xem thường

II. Những biện pháp phòng ngừa tình trạng đau xương cùng

Chứng đau xương cụt có thể do rất nhiều nguyên nhân bất thường gây nên và phả hỏng cấu trúc của hệ thống xương cụt. Đau xương cụt xuất hiện khi bạn ngồi trong thời gian dài và dẫn chuyển sang các cơn đau mạn tính kể cả khi đứng, khi quan hệ gối chăn hoặc đại tiện…

thăm khám đau xương cùng.
Nên thăm khám sớm khi bị đau xương cùng.

Do đó, để tránh gặp chứng đau xương cùng, người bệnh cần có những biện pháp kịp thời và nhanh chóng:

  • Chườm đá: Chườm đá giúp giảm đau và tình trạng viêm xương cụt. Trong 48 tiếng đầu tiên sau chấn thương, bệnh nhân có thể tiến hành chườm đá mỗi tiếng một lần. Quấn túi chườm đá lên xương cụt mỗi lần khoảng 20 phút. Sau 48 tiếng, người bệnh có thể chườm đá 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút để có cảm giác thoải mái hơn.
  • Dùng thuốc giảm đau: Uống thuốc kháng viêm không steroid khi bị đau xương cùng sẽ giúp bệnh nhân giảm sưng đau hiệu quả. Các thuốc không kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen… được dùng khá phổ biến.
  • Ngồi đúng tư thế: Tư thế ngồi làm việc không đúng có thể góp phần thúc đẩy nên triệu chứng đau xương cùng. Nên ngồi thẳng lưng và cổ, hóp bụng, lưng hơi cong. Nếu cơn đau bộc phát có phần dữ dội thì hãy đứng dậy, hướng người về phía trước và cong lưng trước khi bắt đầu đứng dậy.
  • Ngồi trên gối: Nên đặt mua các loại gối đặc biệt có phần cắt khuyết ở phía dưới xương cùng. Loại gối này giúp giảm cơn đau khi bệnh nhân ngồi xuống. Bạn có thể tự mình làm một cái gối bằng miếng xốp cao su rồi cắt một lỗ ở giữa để trông giống bệ ngồi toilet.
  • Lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý: Nếu xương cùng bị tổn thương hãy tranh thủ nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh trong vòng 8 – 12 tuần.Nếu công việc yêu cầu bạn về mặt thể lực như vận động viên, thợ xây, thợ hồ, công nhân… thì bệnh nhân cần sắp xếp thời gian xin tạm nghỉ để sức khỏe được hồi phục.
  • Không rặn khi đi vệ sinh: Khi bị đau xương cùng thì tuyệt đối không cố sức rặn khi đi đại tiện. Người bệnh cần chủ động bổ sung chất xơ và nhiều uống nước trong chế độ ăn để tránh tình trạng táo bón.
Ngoài ra, để phòng tránh chứng đau xương cụt thì người bệnh cần đi thăm khám để các y bác sĩ quan sát và tiến hành chụp X – quang, CT hoặc chụp MRI để chẩn đoán đau xương cùng được tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp quý độc giả giải đáp những thắc mắc về chứng đau xương cùng, và có những cách phòng chống thật hiệu quả.
Song Lam
Thông tin thêm:

Cập nhật lúc 14:48 - 29/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan