Điều trị đau mỏi vai gáy theo phương pháp Y học cổ truyền

Ngày nay, điều trị đau mỏi vai gáy theo phương pháp Y học cổ truyền nhận được khá nhiều sự quan tâm của người bệnh so với việc dùng các biệp pháp Tây y.

Theo Y học cổ truyền, chứng bệnh về xương khớp thuộc về phạm vi chứng tý, căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh mà có những liệu pháp tương ứng để góp phần thúc đẩy giảm hiệu quả tình trạng đau nhức. Chuyên khoa xương khớp xin mời quý độc giả cùng theo dõi những phương pháp hữu hiệu qua bài viết dưới đây:

I. Vì sao nên chữa đau mỏi vai gáy theo y học cổ truyền

Theo thống kê, có đến 76% người cao tuổi mắc chứng bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp, phong thấp, gai cột sống… và số bệnh nhân nhẹ bị mắc chứng thoát vị đĩa đệm cũng gia tăng rất cao.

Y học cổ truyền chữa đau mỏi vai gáy
Y học cổ truyền chữa đau mỏi vai gáy được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả điều trị.

TS – BS Nguyễn Quốc Vinh thuộc Viện y học Cổ truyền Quân Đội cho biết, trong quan niệm của Đông y từ xưa, đau nhức vai gáy thuộc chứng tý do chức năng của thận suy giảm gây nên tình trạng khi chính khí suy yếu, các tà khí xâm nhập vào bên trong cơ thể khiến cho khí huyết bị bế tắc, lâu ngày dẫn đến sinh bệnh đau mỏi.

Theo những phương pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền, bệnh nhân nên dùng các thuốc kết hợp châm cứu cũng như thực hiện xoa bóp cho khớp vai nhằm chống cứng khớp và giúp tăng tuần hoàn máu cũng như dinh dưỡng nuôi khớp sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Lợi thế lớn nhất của các phương pháp Y học cổ truyền là ít gây phản ứng phụ cho cơ thể, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm điều trị lâu dài đối với các chứng bệnh mạn tính, trong đó có chứng đau mỏi vai gáy.

Tuy công dụng chữa trị của Y học cổ truyền không cho kết quả ngay trước mắt, nhưng về thời gian lâu dài sẽ đem đến hiệu quả rất cao.

Bệnh nhân được bồi bổ sức khỏe và bổ sung khí huyết từ chữa trị bền vững là những loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên dưới dạng sắc hoặc viên hoàn cứng giúp phát huy được công năng của các bài thuốc.

Bệnh nhân có thể phối hợp thoa cao hoặc dầu nóng để xoa bóp hoặc chườm nóng lạnh tại vị trí vai gáy bị đau để giảm bớt nhức mỏi.

II. Những cách chữa đau mỏi vai gáy theo phương pháp Y học cổ truyền

Phương pháp Y học cổ truyền đem lại nhiều hiệu quả chữa đau mỏi vai gáy cho người bệnh, nếu áp dụng thường xuyên và đúng cách thì phương pháp này sẽ cải thiện quá trình lưu thông máu, tăng oxy đến các khớp xương nhằm nuôi dưỡng và xua tan nhức mỏi.

Cùng chuyên khoa xương khớp tham khảo một số biện pháp chữa đau vai gáy theo Y học cổ truyền ngay dưới đây:

1. Phương pháp châm cứu

Dùng biện pháp châm cứu để chữa đau mỏi vau gáy là phương pháp dùng các kim châm tác động, kích thích các huyệt đạo nhằm cân bằng năng lượng của cơ thể, giúp giãn cơ, giảm đau hiệu quả.

Châm cứu
Châm cứu chữa đau mỏi vai gáy giúp giảm đau nhức và lưu thông máu.

Phương pháp này đã được kế thừa tinh hoa của hàng ngàn năm và đem đến những hiệu quả điều trị đáng mong đợi với đa dạng về cách chữa:

  • Thủy châm

Đây là phương pháp kết hợp giữa dùng kim châm cứu và đưa thuốc vào trong các huyệt đạo để tăng khả năng điều trị hiệu quả chứng đau mỏi vai gáy.

Thông thường, người bệnh cần thực hiện biện pháp thủy châm mỗi ngày một lần, mỗi lần châm từ 3 đến 5 huyệt. Một liệu trình khoảng từ 20 đến 30 lần tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ và cơ địa đáp ứng phương pháp điều trị của từng bệnh nhân.

Quá trình thực hiện thủy châm cần dùng bơm tiêm vô trùng 5 ml dùng riêng từng người, các loại thuốc phải được dùng đúng theo y lệnh. Người bệnh có thể tiến hành thủy châm ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi đều được.

Sau khi thủy châm, bệnh nhân cần ở lại để theo dõi xem có xảy ra tai biến (vựng châm) với các triệu chứng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, sắc mặt tái nhạt… và xử trí bằng cách rút kim ra ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống trà đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ, day ấn các huyệt thái dương, theo dõi mạch, huyết áp. Khi rút kim bị chảy máu thì dùng bông vô khuẩn ấn vào cho máu ngừng chảy.

  • Điện châm

Đây là phương pháp dùng dòng điện để tăng cường kích thích vào huyệt đạo thông qua kim châm cứu.

Các kim châm cứu sẽ được mắc vào điện cực của máy điện châm và điều chỉnh cường độ dòng điện một cách phù hợp với bệnh nhân.

  • Cứu ngải

Phương pháp này sử dụng ngải cứu khô đã được đem đi sao vàng và nghiền thành bột, quấn lại và đem châm lửa rồi hơ vào các huyệt vị. Trong Y học cổ truyền thì phương pháp này gọi là cứu.

Lúc này, tinh dầu tỏa ra từ ngải cứu và những sức nóng sẽ giúp tác động sâu vào các huyệt đạo nhằm phục hồi những tổn thương vai gáy một cách nhanh chóng.

⇒ Các huyệt đạo thường được châm cứu ở vùng cổ và vai gáy là

  • Huyệt Phong trì: Nằm sau tai và gần chân tóc, huyệt giảm đau đầu, đau vai gáy hiệu quả.
  • Huyệt Phong phủ: Nằm ở giao điểm đốt sống cổ và xương chẩm. Châm huyệt này giảm triệu chứng cứng gáy, đau cổ.
  • Huyệt Đại trữ: Dưới đốt sống lưng D1. Châm huyệt này giúp khu tà khí, đả thông kinh mạch, thư giãn cổ và vai.
  • Huyệt Đại chùy: Dưới đốt sống cổ cuối cùng. Châm huyệt này tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

2. Phương pháp dùng thảo dược

Các loại thảo dược theo Y học cổ truyền giúp cho bệnh nhân thông kinh mạch, máu huyết tăng cường đến vùng bị đau để nuôi dưỡng khớp, giảm đau nhanh chóng và hữu hiệu.

Có thể áp dụng bằng bài thuốc đắp hoặc thuốc uống sau đây:

  • Cây ngải cứu và muối

Ngải cứu đem rửa sạch, để cho ráo nước. Đem ngải cứu và muối đi sao qua lửa to cho nóng.

Đem hỗn hợp thuốc bọc trong mảnh vải rồi đặt vào vùng vai gáy bị đau mỏi khoảng 3 – 5 phút. Khi thuốc nguội thì có thể đem đi sao lại cho nóng và đắp tiếp.

Mỗi ngày nên thực hiện vài lần hỗn hợp thuốc này để cho tình trạng đau mỏi vai gáy được thuyên giảm rõ rệt.

  • Mật ong và quế

Người bệnh đau mỏi vai gáy có thể pha một thìa bột quế cùng 2 thìa mật ong vào cốc nước ấm uống vào sáng và tối.

Kiên trì sử dụng bài thuốc này giúp đẩy lùi hiệu quả, giảm đau nhức và phòng tránh bệnh tiến triển thành viêm khớp hoặc thoái hóa khớp.

2. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng trục phong, tán hành giúp đả thông kinh mạch cho khí huyết lưu thông điều hòa và cải thiện tốt về mặt sức khỏe.

Vùng vai gáy là vùng khá quan trọng, nên khi bạn bị đau mỏi có thể tiến hành xoa bóp bấm huyệt theo phương pháp dưới đây:

  • Ngồi thả lỏng vùng vai gáy, đừng quá căng cứng. Massage và xoa bóp nhẹ nhàng để làm ấm và thư giãn cơ vùng vai gáy. Có thể dùng thêm tinh dầu để tăng thêm hiệu quả, giảm đau nhức.
  • Xoa bóp lần lượt từ vùng bả vai vừa bấm nhẹ vào các huyệt Kiên tỉnh, huyệt Đại trùy rồi sang huyệt Phong trì và huyệt Đốc du. Đồng thời tiến hành day miết các vùng cơ ở cổ khoảng 20 – 30 giây.
  • Khi xoa bóp bấm huyệt, bệnh nhân cần kết hợp với xoay cổ sang trái phải một cách chậm rãi để các dây chằng và gân được co giãn từ từ.
  • Thực hiện các động tác xoa bóp và day đến khi cảm thấy cơ có sự đàn hồi thì day nhẹ để bớt đau. Dùng 1 tay đỡ cổ bệnh nhân và xoay từ từ theo chiều từ trái sang phải.
Xoa bóp
Xoa bóp được đánh giá cao làm giảm dấu hiệu đau mỏi vai gáy.

Đọc thêm: Tập yoga chữa đau vai gáy – Những bài tập chuyên gia khuyên làm

Khi bị đau mỏi vai gáy, người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý đến sức khỏe của mình:

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai và khỏe mạnh của cơ bắp và xương khớp, giúp khí huyết lưu thông hiệu quả.
  • Tránh không ngồi làm việc ở 1 tư thế quá lâu.
  • Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi, magie, kali… để tăng cường bổ sung sức khỏe xương cốt.
  • Khi chứng đau mỏi vai gáy kéo dài liên tục, cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị kịp thời.

Trên đây là những phương pháp chữa đau mỏi vai gáy bằng Y học cổ truyền, hy vọng sẽ giúp cho độc giả có cái nhìn khái quát và có phương pháp điều trị thích hợp.

Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!

Đỗ Phong

Cập nhật lúc 14:31 - 20/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan