Chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật

Đánh giá

Chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật là cách điều trị bệnh khá hiệu quả và có thể trị dứt điểm bệnh lý này.

Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trượt ra khỏi vị trí ban đầu, thường di chuyển ra phía trước hoặc phía sau. Bệnh gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng, cơn đau có thể lan xuống khu vực đùi, cẳng chân thậm chí bàn chân. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến điều trị bệnh lý này phổ biến.

Tuy nhiên không phải ai cũng có hiểu biết về phương pháp điều trị này, bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về cách chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật.

Chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật
Chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật

Chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng phẫu thuật phù hợp với đối tượng nào?

Trượt đống sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trượt ra khỏi vị trí ban đầu, tình trạng này có thể được cải thiện nhờ các phương pháp nội khoa, bao gồm việc điều trị bằng áo hoặc đai nẹp cố định, kết hợp với việc sử dụng thuốc hoặc các phương pháp châm cứu, bấm huyệt để đưa đốt sống về vị trí bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp này vẫn có những người chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng phẫu thuật và thấy bệnh tình chuyển biến tích cực và thời gian chữa nhanh hơn các phương pháp trên.

Vậy chữa đốt sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật phù hợp với đối tượng người bệnh nào? Chính là thắc mắc từ bạn đọc gửi về cho chuyên mục. Trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này, ông cho biết:

“Trượt đốt sống thắt lưng có thể xảy ra ở cả người trẻ và những người lớn tuổi. Đối với người ở độ tuổi còn trẻ hoặc trung niên, khả năng phục hồi cao nên sẽ được thực hiện điều trị bằng phương pháp nội khoa. Trong thời gian từ 3 – 6 tháng, đốt sống sẽ có chuyển biến trở lại vị trí ban đầu, tuy nhiên có một số trường hợp  bệnh không có chuyển biến gì sau khi thực hiện phương pháp bảo tồn trong thời gian hơn 6 tháng.

Lúc này bệnh đã gây tổn thương và chèn ép lên rễ thần kinh, khiến người bệnh mắc bệnh đau thần kinh tọa, cơn đau bắt đầu lan xuống chi dưới gây khó khăn trong vận động và sinh hoạt. Lúc này người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để đưa cột sống về vị trí ban đầu. Với các trường hợp người cao tuổi khi mắc bệnh trượt đốt sống thắt lưng, hầu hết đều được chỉ định phẫu thuật. Bởi những đối tượng này xương khớp đã suy yếu, khả năng hồi phục chậm, các biện pháp điều trị nội khoa hầu như không đem lại kết quả.”

Tuy nhiên chi phí điều trị bằng phẫu thuật thường rất cao đồng thời các cuộc phẫu thuật đều tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Do đó người bệnh chỉ thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ đồng thời nên lựa chọn các trung tâm y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn để hạn chế tối đa những rủi ro khi thực hiện. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện các bài tập và vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động, giảm nguy cơ bệnh tái phát trong tương lai.

Các kỹ thuật chữa phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng phổ biến

Hiện nay, phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng có rất nhiều kỹ thuật. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình hình tài chính người bệnh có thể lựa chọn kỹ thuật thích hợp để điều trị bệnh lý này.

Dưới đây là một số kỹ thuật được dùng trong phẫu thuật chữa trượt đốt sống thắt lưng. Người bệnh tham khảo để chọn được kỹ thuật phù hợp nhất.

Các kỹ thuật dùng trong phẫu thuật chữa trượt đốt sống
Các kỹ thuật dùng trong phẫu thuật chữa trượt đốt sống

1. Kỹ thuật ghép xương sau bên

Đây là kỹ thuật phổ biến và được nhiều người bệnh lựa chọn khi thực hiện phẫu thuật điều trị chữa trượt đốt sống thắt lưng.

Ghép xương sau bên là kỹ thuật ghép xương vào khoảng trống giữa đốt sống bị trượt với hai đốt sống liền kề nó. Đây là kỹ thuật tốn ít thời gian thực hiện, nhanh lành, tuy nhiên phần đốt sống được phẫu thuật không chịu tải được như đốt sống bình thường, hầu như mức trọng lượng đốt sống này chịu được rất thấp. Nếu tác động lực mạnh, nguy cơ lệch đốt sống trở lại là rất cao.

2. Kỹ thuật hàn liên thân sống thắt lưng qua lỗ tiếp hợp

Kỹ thuật hàn liên thân sống thắt lưng qua lỗ tiếp hợp là xu hướng phổ biến hiện nay. Phương pháp này gồm các bước thực hiện như sau:

  • Bộc lộ khoang đĩa đệm
  • Lấy đĩa đệm
  • Tiến hành đặt mảnh ghép liên thân sống
  • Đặt đinh cuống sống
  • Cuối cùng là bước đóng bằng ghim hoặc chỉ nylon

Đây là kỹ thuật ghép xương sinh lý, loại bỏ triệt để phần đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh đồng thời đưa đốt sống về vị trí cân bằng. Kỹ thuật này hạn chế sự căng giãn của rễ thần kinh khi vận động, tránh được những biến chứng về thần kinh sau phẫu thuật.

Tùy vào vị trí trượt của đốt sống, bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật hàn liên thân sống thắt lưng qua lỗ tiếp hợp hoặc qua đường sau hoặc ghép xương liên thân đốt lối trước. Các kỹ thuật này yêu cầu người thực hiện phải có chuyên môn vì phải thực hiện trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Người bệnh được gây tê và nằm sấp khi thực hiện.

3. Kỹ thuật C.arm 3D

Kỹ thuật C.arm 3D thực hiện kết hợp với máy định vị nên tạo đường cắt nhỏ hơn đồng thời việc bắt vít qua da qua hệ thống định vị này sẽ cho độ chính xác cao. Chính vì vết thương phẫu thuật nhỏ nên thời gian phục hồi của người bệnh cũng nhanh hơn các phương pháp mổ hở khác.

Một ca mổ với kỹ thuật C.arm 3D với thời gian trung bình khoảng 5 tiếng, độ an toàn cao, không gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh và các cơ quan lân cận. Kỹ thuật này giúp người bệnh phục hồi nhanh đồng thời tăng tỷ lệ chữa dứt điểm bệnh lý này.

Chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật được xem là phương pháp thích hợp cho các trường hợp bệnh nặng, đốt sống mất khả năng hồi phục hoặc chậm hồi phục. Mặc dù các kỹ thuật phẫu thuật đã phát triển và giảm thiểu những rủi ro trước đây tuy nhiên người bệnh cũng nên có những biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật để phục hồi chức năng vận động nhanh chóng, đồng thời hạn chế những rủi ro không đáng có.

Phương Thảo

Bạn đọc nên tham khảo:

Cập nhật lúc 14:32 - 07/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan