Nếu áp dụng các bài tập cho người bị phình đĩa đệm sẽ giúp giảm các tình trạng đau mỏi thắt lưng, cổ và ngăn ngừa khả năng tiến triển bệnh thành thoát vị đĩa đệm.
Do đó, khi đĩa đệm đã qua thăm khám có dấu hiệu bị phồng, người bệnh nên tập những bài tập bổ trợ tại nhà để giúp cho việc điều trị được thành công tốt đẹp. Cùng chuyên khoa xương khớp tham khảo ngay bài viết sau đây:
I. Người bị phồng đĩa đệm có nên luyện các bài tập bổ trợ không?
Phồng đĩa đệm là thể nhẹ và cũng là tiền đề của chứng thoát vị đĩa đệm. Lúc này, đĩa đệm chỉ mới lồi ra, các bao xơ chưa có dấu hiệu rách và nhân nhầy chưa thoát ra ngoài để chèn ép hệ thần kinh.
Bác sĩ Hoàng Thái Anh Vi – Bệnh viện chấn thương chỉnh hình cho biết, khi bị phồng đĩa đệm thì ngời bệnh chưa cảm nhận nhiều cảm giác đau cũng như khả năng vận động chưa bị hạn chế như khi thoát vị đĩa đệm.
Nhưng nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, phần nhân nhầy lúc này sẽ tràn ra ngoài và lệch khỏi vị trí trung tâm, chèn lên hệ thần kinh tủy sống gây đau lưng, tê mỏi, tê cơ và suy giảm khả năng vận động. Thậm chí khiến cho người bệnh bị liệt hoặc tàn phế suốt đời.
Do đây là triệu chứng nguyên phát ở người thoát vị đĩa đệm, nên khi áp dụng các bài tập thể dục hàng ngày dẽ giúp cho dịch khớp tiết ra nhiều hơn, sụn và dây chằng được gắn kết với nhau một cách nhịp nhàng và kết nối được linh hoạt với các khớp. Từ đó giúp cơ thể khio vận động được mềm mại và trơn tru hơn.
Nếu dùng thuốc giảm đau thì chỉ giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng bên ngoài nhờ tác dụng của thuốc chứa không hoàn toàn chữa khỏi bệnh.
Chính vì vậy, các bài tập này thật sự giúp cải thiện luyện tập cho các cơ bắp, gân cũng như dây chằng xung quanh đĩa đệm, nhằm củng cố để đưa đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu.
Các bài tập thể dục không chỉ giúp giảm đau mà còn làm cho bệnh nhân luyện tập được vùng cổ và thắt lưng thêm vững chắc, dẻo dai và trẻ hóa các búi cơ, dây chằng và cải thiện cấu trúc cột sống.
Đặc biệt, các bài tập này còn ngăn ngừa quá trình hình thành thoát vị đĩa đệm, các bệnh về cột sống và gai cột sống…
Cùng theo dõi và thực hiện theo các bài tập luyện dưới đây:
II. Các bài tập cho người bị phình đĩa đệm tại nhà dễ thực hiện
Các bài tập sắp được giới thiệu sau đây giúp cho quý độc giả có được kết quả luyện tập đáng mong đợi, cung cấp đầy đủ oxy và máu để nuôi dưỡng các cơ vùng cột sống.
Các bài tập này không chỉ ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn là các khắc phục chứng đau lưng rất hiệu quả.
Cùng theo dõi ngay những bài tập sau để cùng thực hiện:
1. Tư thế con mèo
Tư thế này giúp cho người bị phồng đĩa đệm có thể kéo giãn được các đốt sống thắt lưng, giúp cơ thể giải phóng được năng lương và thư giãn cơ bắp hiệu quả.
#Thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị là cơ thể trụ đứng trên 2 tay và 2 đầu gối như tư thế của con mèo. Bàn tay, đầu gối và chân cùng mở rộng trên một đường thẳng sao cho thật thoải mái.
- Đặt hai cánh tay mở rộng bằng vai và vuông góc với mặt sàn, đầu gối mở rộng ra bằng với chiều rộng của hông, mắt nhìn thẳng về phía trước.
- Hít vào một hơi thật sâu, sau đó đưa cằm về phía ngực, đầu cúi xuống và mắt hướng về phía rốn. Đồng thời cong lưng hướng lên trên hết mức có thể, hông siết chặt lại.
- Giữ tư thế này trong vài nhịp đếm rồi bắt đầu thở ra chậm từ từ.
- Lúc này, 2 tay mở rộng bằng vai; cánh tay thành 1 đường thẳng, mông nâng lên cao và kéo giãn cột sống sau đó trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện khoảng 5 – 10 lần để giảm bớt đau đớn.
Bạn có thể tham khảo các bước qua Video hướng dẫn dưới đây ⇓:
Lưu ý: Khi bạn bị chấn thương vùng đầu thì không nên cúi đầu quá mức, chỉ cần giữ đầu thẳng với cơ thể là được.
2. Động tác co gối vào ngực
Tư thế này giúp người bệnh kéo giãn đốt sống lưng, co giãn được các đốt cột sống và giúp đưa đĩa đệm được trở về vị trí ban đầu.
#Thực hiện:
- Người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và thả lỏng toàn thân.
- Sau đó co một chân lên trong khi chân còn lại vẫn duỗi thẳng, dùng 2 tay giữ lấy đầu gối của chân vừa co và kéo càng sát về phía bụng càng tốt.
- Giữ tư thế này trong vòng 5 – 10 giây rồi bắt đầu trở lại vị trí ban đầu. Sau đó tiến hành thực hiện tương tự với chân còn lại.
- Mỗi ngày nên tập động tác này từ khoảng 15 – 20 lần cho mỗi chân để cột sống được thư giãn.
3. Động tác cánh cung
Tư thể này là tư thế uốn lưng khiến các đốt sống và dây chằng dần linh hoạt hơn. Ngoài ra, tư thế này còn củng cố các cơ ở lưng và bụng, giúp chân và cánh tay dần rắn chắc.
#Thực hiện:
- Chuẩn bị trong tư thế nằm sấp, 2 tay duỗi dọc theo cơ thể.
- Hai gối từ từ gập lại, 2 tay dưa ra đằng sau và nắm lấy cổ chân kéo ra phía trước. Đồng thời hít vào một hơi thật sâu để mượn lực nâng ngực lên khỏi dàn tạo thành một tư thế cân bằng, toàn bộ cơ thể uốn cong lại và lúc này căng như dây cung.
- Giữ tư thế này trong vòng 15 – 20 giây rồi thở nhẹ nhàng, thả hai tay để đưa chân và ngực về lại mặt sàn, giúp cho vùng cổ và lưng được thư giãn
- Nên thực hiện khoảng 5 – 10 lần tư thế này để giúp người bệnh giảm được những đau nhức do chứng đĩa đệm bị phồng gây ra.
Lưu ý: Phụ nữ khi đang mang thai không nên thực hiện động tác này.
⇒ Bên cạnh những bài tập cho người bị phồng đĩa đệm, người bệnh cần phải lưu tâm đặc biệt đến chế độ sinh hoạt thường nhật:
- Tư thế làm việc đúng: Ngồi làm việc trong thời gian quá lâu dễ dẫn đến tình trạng ngồi sai tư thế, gây tổn thương cho đĩa đệm. Cần tạo thời gian nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc để giảm các chấn thương cho đốt sống.
- Rèn luyện sức khỏe: Bên cạnh các bài tập kể trên thì việc tham gia yoga, aerobic, thiền, bơi lội hoặc tập gym cũng đều góp phần củng cố và ngăn ngừa phồng đĩa đệm.
- Chế độ dinh dưỡng: Nên dùng nhiều các loại thực phẩm có canxi, Omega – 3, hay các loại sinh tố A, C, K để giúp xương chắc khỏe. Cần hạn chế thuốc lá, rượu bia vì chúng có hại cho sức khỏe của đĩa đệm.
Hy vọng những thông tin về các bài tập cho người bị phồng đĩa đệm và cách ngăn ngừa trên đây sẽ giúp cho quý độc giả nhanh chóng lấy lại được sức khỏe vốn có của mình.
Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!
Phú Lộc
Đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!