Bị đau buốt khớp vai làm sao khỏi ?

Để biết được bị đau buốt khớp vai làm sao khỏi ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như các triệu chứng gây nên mà người bệnh phải đối mặt.

Từ đó, lựa chọn hướng điều trị thích hợp nhất và mang lại cho mình một cơ thể khỏe mạnh, không đớn đau và bệnh tật.

Làm rõ nguyên nhân đau buốt khớp vai

Đau buốt khớp vai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1/ Đau buốt khớp vai do chấn thương

Đau buốt khớp vai do chấn thương

Nguyên nhân đau buốt khớp vai do chấn thương

Các chấn thương gặp phải trong sinh hoạt, lao động, thể dục thể thao hoặc do tai nạn xe cộ…  khiến cho các dây chằng, bao gân bị tổn thương, thậm chí gây trật khớp vai, rách bao gân gây nên những cơn đau buốt khớp vai mà người bệnh phải đối mặt.

2/ Thoái hóa khớp là nguyên nhân chiếm tỉ lệ không nhỏ

Tuổi tác già đi khiến cho các sụn xương bị thoái hóa hoặc những người lao động mang vác các vật nặng thường xuyên cũng rất dễ bị thoái hóa khớp vai và một số nhóm đối tượng nguy cơ khác. Bệnh lý thoái hóa khớp vai khiến cho người bệnh phải chịu đựng những cơn đau buốt, khó chịu. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà cơn đau có thể sẽ tăng lên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

3/ Viêm khớp vai – nguyên nhân phải kể đến

Viêm khớp vai gây nên đau buốt khớp vai

Viêm khớp vai gây nên đau buốt khớp vai

Viêm khớp vai là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn đau buốt khớp vai cho người bệnh. Nguyên nhân viêm đau khớp vai xuất phát từ các chấn thương tại khớp vai không được điều trị dứt điểm dẫn tới tình trạng viêm, có thể là viêm gân, viêm khớp…

4/ Một số nguyên nhân khác

Đau buốt khớp vai có thể do các nguyên nhân như: cấu trúc dây chằng yếu, lỏng lẻo; yếu tố tuổi tác; do người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm khớp vai; do thói quen sinh hoạt không khoa học; tư thế lao động và làm việc không hợp lý…

Nhận biết triệu chứng đau buốt khớp vai

Người bệnh bị đau buốt khớp vai thường có các triệu chứng sau đây:

  • Đau âm ỉ quanh khớp vai ở giai đoạn sớm, tuy nhiên càng về sau cơn đau thường có xu hướng tăng dần. Lúc này người bệnh cảm thấy vai bị đau buốt hoặc đau như dao cắt. Đặc biệt, đau tăng về đêm hoặc khi thời tiết thay đổi. Cơn đau xuất phát từ vùng vai, lan lên đến cổ và ra vùng tay khiến cho người bệnh rất khó chịu.

Triệu chứng đau buốt khớp vai

Triệu chứng đau buốt khớp vai

  • Khi va chạm mạnh hoặc kéo căng đột ngột vùng vai, người bệnh thường có cơn đau đột ngột và dữ dội như bị gãy xương. Ấn tại chỗ có thể đau có thể có điểm đau rõ ràng hoặc cũng có trường hợp điểm đau lan rộng ra phần mô mềm xung quanh khớp vai.
  • Đau gây hạn chế vận động khớp vai, cơn đau diễn tiến nặng nề khiến người bệnh không nhấc tay lên được, ít vận động và dẫn đến nguy cơ vai yếu, bị teo cơ.

Bị đau buốt khớp vai làm sao khỏi ?

Điều trị đau buốt khớp vai ở giai đoạn sớm

  • Tránh hoạt động mạnh: Để chữa khỏi tình trạng đau buốt khớp vai, trước hết người bệnh hãy hạn chế những công việc phải vận động mạnh, tránh sử dụng các hoạt động liên quan đến cánh tay nhiều sẽ có nguy cơ làm gia tăng sự bất ổn cho khớp vai. Tuyệt đối không nên mang vác hay bê các vật nặng khi vai đang bị đau, không nên chơi thể thao.

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau buốt khớp vai

Xoa bóp bấm huyệt giảm đau buốt khớp vai

  • Xoa bóp – bấm huyệt: Đây là phương pháp tác động trực tiếp lên các điểm đau bằng cách xoa, bóp, day bấm duyệt. Đặc biệt chú ý tới các nhóm cơ bị co cứng như nhóm cơ thang, cơ ức – đòn – chũm… Biện pháp này sẽ giúp người bệnh giảm bớt được cơn đau nhức tại khớp vai, tăng cường khả năng vận động và ngăn ngừa dấu hiệu hạn chế vận động và gây teo nhỏ vai do đau buốt khớp vai.
  • Châm cứu: Châm cứu là phương pháp sử dụng kim vô trùng tác động trực tiếp lên các vị trí huyệt đạo lên quan đến vùng đau. Điều này giúp cho máu được lưu thông tốt, tăng cường sự tưới máu lên khớp vai khiến cho khớp vai hoạt động trơn tru hơn và thuyên giảm đi triệu chứng đau buốt tại khớp vai.

Châm cứu trị đau buốt khớp vai

Châm cứu để điều trị đau buốt khớp vai

  • Dùng thuốc: Trong trường hợp bị đau khớp vai ở giai đoạn nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định một sô thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol, hoặc các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac, meloxicam), thuốc giãn cơ, thuốc an thần,…
  • Bổ sung dinh dưỡng: Các sụn khớp có thể được tái tạo và đẩy lùi sự thoái hóa khớp vai khi người bệnh bổ sung đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Thiếu hụt vitamin D, canxi và một số chất có thể là nguy cơ khiến cho khớp vai xảy ra nhiều vấn đề và trở nên đau buốt, khó chịu.

Điều trị đau buốt khớp vai giai đoạn sau

Các cơn đau buốt khớp vai diễn tiến nặng nề hơn ở giai đoạn về sau, nếu như không can thiệp chữa trị ngay từ những dấu hiệu đau nhức đầu tiên thì đến đây người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:

  •  Nội soi khớp vai:  Thường được chỉ định trong các trường hợp đặc biệt như trật khớp vai, rách chóp xoay vai, chèn ép dưới mỏm cùng, nhiễm trùng khớp vai… Phương pháp này thường mang lại kết quả tốt cho người bệnh, tuy nhiên giá thành để áp dụng nội soi khớp vai là hơi cao.

Nội soi khớp để điều trị đau buốt khớp vai

Hình ảnh các bác sĩ tiến hành nội soi khớp vai

  • Thay khớp vai: Đây là phương pháp được chỉ định khi triệu chứng đau khớp vai diễn tiến nặng nề nhất và có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này sẽ can thiệp loại bỏ phần khớp bị hư hỏng và thay bằng khớp nhân tạo. Mức tuổi thọ trung bình của loại khớp này thường kéo dài 20 năm và chi phí cũng khá cao.

⇒ Lưu ý: Trước hết, khi phát hiện cơ thể có triệu chứng đau buốt khớp vai, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên đau buốt khớp vai. Từ đó, lựa chọn hướng điều trị thích hợp nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

Bài tập vận động tại nhà cho người đau khớp vai

Người bị đau khớp vai có thể thực hiện một số bài tập tự vận động tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:

Bài tập 1: Người đứng thẳng, hai tay duỗi tự nhiên dọc theo thân người. Sau đó nắm hai bàn tay lại và nâng dần từ từ lên cao đến mức tối đa rồi buông từ từ hai tay xuống và khum lưng ra phía trước sao cho tạo với nửa thân dưới một gốc 90 độ.

Bài tập 2: Người bệnh cúi lưng, nửa thân trên tạo với nửa thân dưới một góc 90 độ, tay lành víu vào thành ghế, còn phía tay đau tiến hành quay theo chiều kim đồng hồ từ góc độ nhỏ sau tăng dần lên góc độ lớn hơn và làm ngược lại.

Bài tập 3: Đứng đối diện với tường, tay đau duỗi thẳng, bàn tay chống vào tường và từ từ đu người xuống, làm 5 lần như vậy. Sau đó đổi thành tư thế nghiêng và làm như trên.

Người bệnh có thể thực hiện tại nhà các bài tập trên từ 1 – 2 lần mỗi ngày và thực hiện theo khả năng của mỗi người.

→ BẠN ĐỌC NÊN XEM THÊM:

Cập nhật lúc 14:27 - 02/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan