Triệu chứng thoái hóa khớp vai dễ nhận biết nhất

Các triệu chứng thoái hóa khớp vai thường dễ nhầm lẫn với các bệnh cổ vai gáy khác, đây là một bệnh lý rất thường gặp và có xu hướng trẻ hóa.

Vì thế việc nhận biết sớm các dấu hiệu của thoái hóa khớp vai sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý kịp thời và ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng. Cùng tìm hiểu các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp vai dễ nhận biết.

nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp vai
Khớp vai bị thoái hóa sẽ gây ra các triệu chứng nặng nhẹ, rõ ràng hoặc mơ hồ tùy theo tình trạng bệnh.

Theo BS.CKII Hà Văn Thắng cho biết: “Khớp vai là 1 khớp lồi cầu – ổ chảo, chỏm xương cánh tay gắn với với ổ chảo xương bả vai, được làm nên bởi 3 xương đó là xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Chỏm xương cánh tay gắn kết với ổ chảo xương bả vai nhờ chóp xoay và bao khớp cứng chắc xung quanh khớp vai. Chóp xoay được tạo nên từ 4 cơ, nó kết hợp với nhau tạo thành một vùng bao quanh chỏm xương cánh tay, bám từ xương bả vai tới chỏm xương cánh tay giúp thực hiện động tác nâng và xoay cánh tay. Dịch khớp có tác dụng bôi trơn bao khớp và khớp vai làm cho vai vận động dễ dàng hơn.” 

cấu trúc giải phẫu của khớp vai
Khớp vai là một khớp lớn nhưng triệu chứng của thoái hóa khớp vai thường dễ lẫn với các bệnh lí khác.

6 triệu chứng thoái hóa khớp vai cần nắm rõ

Lý giải nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp vai, bác sĩ Thắng cho biết thêm, khớp vai bị thoái hóa là do sự hư hại và mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và hủy hoại xương.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do sự lão hóa xương khi tuổi tác tăng cao hoặc cũng có thể  do chấn thương xương khớp, các tổn thương phần mềm bao quanh khớp, yếu tố di truyền, sự thay đổi hormone nội tiết, béo phì hoặc những thói quen trong sinh hoạt, ăn uống, lao động không phù hợp khiến cho khớp vai bị chịu áp lực và quá tải, lâu ngày dẫn tới suy yếu và gây nên các triệu chứng thoái hóa khớp vai như:

#1. Đau tại khớp vai

Cũng giống như bất kỳ một dấu hiệu bệnh xương khớp khác, triệu chứng thoái hóa khớp vai mà người bệnh có thể nhận biết được là cảm giác đau tại khớp vai. Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh di chuyển cánh tay hoặc cử động đôi vai. Giai đoạn đầu của bệnh, các cơn đau của bệnh thoái hóa khớp vai thường nhẹ.

khớp vai bị đau là triệu chứng của thoái hóa khớp vai
Ở quanh vùng khớp vai sẽ xảy ra các cơn đau từ nhẹ đến nặng, từ âm ỉ đến dữ dội.

Ở giai đoạn sau thường có xu hướng gia tăng, cơn đau ngày càng diễn tiến nặng nề hơn, đau âm ỉ và tăng dần khi người bệnh hoạt động cánh tay, vai hoặc khi thời tiết chuyển mùa, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ. Từ đó, đẫn đến tinh thần người bệnh bị trị trệ, sức khỏe giảm sút kéo theo chất lượng cuộc sống suy giảm đi nhanh chóng.

#2. Vai phát ra tiếng kêu

Khi bị thoái hóa sụn xương ở các khớp vai bị bào mòn và lượng chất nhờn bôi trơn giữa các khớp không còn nhiều nữa làm cho lực ma sát giữa các khớp trở nên mạnh hơn. Đó là nguyên nhân khiến cho khớp vai phát ra tiếng kêu mỗi khi người bệnh thực hiện động tác như xoay vai, giơ tay lên cao, xoay cánh tay…

#3. Cứng khớp vai và hạn chế vận động

Quá trình thoái hóa khiến cho các khớp xương bị ăn mòn, trở nên khô và yếu dần đi khiến cho chức năng hoạt động của khớp vai bị hạn chế và mất đi sự linh hoạt. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác cứng vai và khó khăn khi thực hiện các động tác như đưa tay ra trước, vòng tay ra sau, quay lật tay ra phía ngoài hoặc vào trong, đưa tay lên cao… hoặc các động tác như gãi lưng, chải đầu, buộc tóc trở nên khó thực hiện và gây đau buốt khớp vai và gặp trở ngại rất nhiều.

cứng khớp là triệu chứng của thoái hóa khớp vai
Khớp vai bị tổn thương dẫn đến tình trạng cứng khớp, khó cử động.

#4. Khớp vai bị sưng và khó vận động vào buổi sáng

Ngoài cảm giác đau nhức và dấu hiệu  cứng khớp vai, triệu chứng thoái hóa khớp vai dễ nhận biết đó là khớp vai bị sưng lên vào buổi sáng. Điều này được lý giải là do khi khi khớp vai bị thoái hóa, các tổ chức và mô mềm xung quanh khớp sẽ bị hư hại và tổn thương theo, gây nên hiện tượng sưng đau, thậm chí còn tấy đỏ ở khớp vai khiến người bệnh đau nhức, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bệnh nhân phải dùng dầu nóng để xoa bóp một lúc sau khớp vai mới có thể giảm sưng hơn và lúc này người bệnh có thể thực hiện một số động tác vận động nhẹ.

#5. Cảm giác tê bì cánh tay

Một trong những triệu chứng thoái hóa khớp vai điển hình là dấu hiệu tê bì cánh tay, tay bị yếu dần đi. Thông thường, ở giai đoạn đầu cảm giác này rất nhẹ, chỉ là những cảm giác thoáng qua nhưng càng kéo dài, cảm giác tê bì cánh tay càng tăng lên, nhất là khi nằm ngủ sai thế. Người bệnh cảm thấy tay mình bị yếu dần đi, các hoạt động của tay không còn linh hoạt như trước nữa.

#6. Vai yếu và bị teo cơ

Khớp vai bị thoái hóa có thể dẫn đến dấu hiệu đôi vai càng ngày càng trở nên yếu đi, người bệnh trở nên gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động đơn giản. Biểu hiện thoái hóa khớp vai là khớp vai bị cứng lại, ít vận động rất dễ làm cho các cơ vùng vai trở nên yếu dần đi và gây nên hiện tượng teo cơ.

Phát hiện sớm các triệu chứng thoái hóa khớp vai có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và tìm ra hướng giải quyết kịp thời nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Ngoài việc chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, phương pháp cận lâm sàng thường được áp dụng để phát hiện bệnh thoái hóa khớp vai là: X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)…

Nên làm gì khi có những dấu hiệu bị thoái hóa khớp vai

Cũng giống như các bệnh lý thoái hóa xương khớp khác, việc phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp vai là rất cần thiết nhằm giúp người bệnh hạn chế gặp phải những triệu chứng thoái hóa khớp vai gây nên.

tập thể dục ngăn ngừa thoái hóa khớp vai
Luyện tập thể dục thể thao đều độ sẽ giảm thiểu các tác nhân gây thoái hóa khớp vai.

Để có biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp vai hiệu quả, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các điều sau đây khi khớp vai có những dấu hiệu bị thoái hóa:

  • Hãy luôn giữ cho mình một tư thế cân bằng và thẳng. Một tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp xương tránh sự đè nén bất cân đối.
  • Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất giúp bạn có một hệ vận động khỏe mạnh. Dinh dưỡng của khớp xương sẽ tốt hơn, chắc khỏe hơn và tất nhiên là sẽ ít nguy cơ bị tổn thương hơn khi bạn thường xuyên vận động.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều canxi, vitamin D giúp xương được chắc khỏe. Tránh ăn các thức ăn quá mặn hay quá ngọt, sử dụng các thức uống chứa cồn hay chất kích thích thần kinh…
  • Đừng ngần ngại nhờ sự trợ giúp của một ai đó khi cần hỗ trợ, vì đó chính là cách bạn đang ngăn ngừa căn bệnh thoái hóa khớp vai đến với mình đấy.
  • Hãy luôn giữ cho mình một nhịp sống thoải mái, lạc quan, yêu đời và biết cách sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động.

Tổng hợp: Thư Nguyễn 

Bạn đọc có thể xem thêm: Viêm khớp vai và các cách điều trị

Cập nhật lúc 10:41 - 08/11/2021

Ý kiến độc giả (16 bình luận)

  1. Lê Đức Tuấn says: Trả lời

    Chào bác sỹ! Cháu năm nay 26 tuổi. Cháu hay bị mệt mỏi toàn thân nhất là phần bả vai và đầu gối, trời rét thì càng nhức mỏi hơn. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị thoái hóa khớp vai và đầu gối không và cách chữa trị thế nào ạ? Cháu xin cảm ơn!

  2. Hạnh Nguyễn says: Trả lời

    Dạo này mỗi khi cử động hay giơ tay lên cao thì tay má em gần như bị bại liệt, cử động rất khó. Em muốn hỏi đó là biểu hiện của bệnh gì? Chữa bằng phương pháp nào?

  3. Trần Công Trị says: Trả lời

    Tội bị viêm thoái hóa khớp vai. Tôi đã theo pháp đồ điều trị ở bệnh viện Việt Đức gần 1 năm mà không có tiến triển đáng kể, vai tôi vẫn đau nhức và khó cử động nhất là thời tiết rét buốt như hiện nay. Xin cho tôi biết nơi nào chữa trị bệnh này tốt nhất? Xin cảm ơn

    1. Mai trang says: Trả lời

      Anh đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường điều trị thử xem, mẹ em đang điều trị thoái hóa khớp vai ở đó thấy bệnh tình tiến triển tốt lắm, gần như là khỏi bệnh rồi mà điều trị có hơn 3 tháng thôi. Chị qua đó điều trị xem, địa chỉ nhà thuốc đó đây:
      – Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
      – SĐT: 024 6253 6649 – 0963 302 349
      – Web: https://dominhduong.com/

      1. Bích Liên says: Trả lời

        Có phải mẹ bạn điều trị bằng bài thuốc chữa thoái hóa khớp của dòng họ đỗ minh trong bài viết này không?
        https://www.chuyenkhoaxuongkhop.com/cach-dieu-tri-thoai-hoa-khop-vai.html

        1. Mai trang says: Trả lời

          Đúng rồi đó bạn nhưng mẹ mình uống có 3 loại thuốc (đặc trị xương khớp, bổ gan giải độc, hoạt huyết bổ thân) chứ không uống hết cả 4 loại

    2. Vũ Thị Thùy says: Trả lời

      Nhà thuốc này có bài thuốc gia truyền hiệu quả lắm, tôi cũng đã từng theo điều trị tại đấy 4 tháng thì không còn triệu chứng đau cứng khớp vai, tê nhức tay nữa. Thuốc ở đây được cái rất tiện lợi dù là thuốc nam nhưng không phải đun sắc, thuốc dạng cao được đựng trong hũ thủy tinh, vừa tiện lợi lại vừa an toàn. Và ở đây, tôi thấy dịch vụ chăm sóc bệnh nhân cũng rất tốt, tháng nào bác sĩ cũng gọi điện hỏi thăm tình trạng bệnh sau khi dùng thuốc như thế nào, hoặc tôi có thắc mắc gì bác sĩ cũng giải đáp cặn kẽ cho tôi hiểu.

      1. tien khuong says: Trả lời

        thuoc dang cao la ntn vay chi? cach dung ntn a?

        1. Vũ Thị Thùy says: Trả lời

          Cách sử dụng là múc liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đã kê đơn cho bạn cho vào 1 cốc nước sôi nguấy cho tan thuốc là uống được em nhé.

  4. Võ Phúc Tấn says: Trả lời

    Các anh chị cho em hỏi: Em đang ở Đà Nẵng, giờ muốn mua thuốc này cho ba em, em phải làm cách nào thì mua thuốc được ạ?

    1. TRƯƠNG ĐẶNG says: Trả lời

      NHA THUỐC NAY CÒN CÓ CS Ở HCM ĐÓ BẠN
      >> D/C: 100 ĐƯỜNG D1 – P 25 – Q BÌNH THẠNH
      >> SDT: 0932 088 186- 028 3899 1677

    2. nguyễn mỹ linh says: Trả lời

      bạn gọi điện đến số của nhà thuốc đặt thuốc qua điện thoại cũng được mà, không bắt buộc là phải đến tận nơi khám mới mua được đâu.mình cũng mua thuốc bằng cách đó vì làm gì có thời gian đến khám đâu, đặt 2-3 bữa là nhận được rồi.

  5. pham duc bang says: Trả lời

    Khi gio tay len hoac sang ngang thi bi dau buot xuong ba vai va xuong bap tay, em bi tinh trang nay 1 nam roi. Xin hoi bac si do la dau hieu cua benh gi? Em nen den dau kham?

  6. Trần đức duy says: Trả lời

    Bs cho chau hỏi vì sao mỗi lần cháu bị đau nhứt cổ thi vai trái của cháu cũng đau rồi lan xuống cả cánh tay, có lúc cảm thấy tê bì hêt cả cánh tay trái.

    1. Thu Ngân says: Trả lời

      Biểu hiện như vậy là bị thoái hóa hoặc gai đốt sống cổ chèn ép vào dây thần kinh nên dẫn đến hiện tượng lan ra bả vai, cánh tay và tê bì tay đó. Đến bv chụp x-quang đi
      https://www.chuyenkhoaxuongkhop.net/cach-chua-benh-thoai-hoa-dot-song-co.html

  7. Trần Đức Anh says: Trả lời

    Tuần trước em bị tai nạn xe máy, vai trái bị quệt vào oto, lúc đó em không thấy bị đau nhưng 2 hôm nay em thấy bị đau, em bị như vậy có sao không ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan