Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để biết được bệnh thoát vị đĩa đệm là gì là rất quan trọng, ngay cả khi bạn không bị bệnh. Điều này cho phép bạn học cách phòng bệnh hoặc nhận biết sớm khi bệnh xảy ra trên cơ thể mình. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Giải phẫu học đã chỉ ra rằng, cột sống của con người gồm có 26 đốt sống kéo dài từ cổ đến đốt sống cụt. Cấu trúc nằm giữa các đốt sống được gọi là đĩa đệm. Một đĩa đệm có cấu tạo giống như một chiếc bánh với nhân mềm bên trong (được gọi là nhân nhầy) và vỏ cứng bao bọc bên ngoài.

Đĩa đệm có chức năng là nối các đốt sống lại với nhau, phân tán và chịu lực đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất giúp duy trì cột sống khỏe mạnh và tăng cường tính linh hoạt trong các hoạt động thường ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy ở bên trong bị thoát ra ngoài qua một vết rách ở vỏ bọc đĩa đệm. Thông thường, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở vùng cổ, thắt lưng và gặp nhiều ở người già, người lao động nặng hoặc dân văn phòng hay ngồi nhiều.

Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sự hao mòn dần dần, sự lão hóa liên quan đến thoái hóa đĩa. Khi bạn già đi, đĩa đệm cột sống của bạn sẽ bị mất một lượng nước đáng kể (nhân nhầy của đĩa đệm chủ yếu là nước). Điều đó làm cho đĩa đệm trở nên ít linh hoạt hơn, dễ bị vỡ ra dù chỉ là từ một sự căng thẳng tác động lên cột sống hoặc xoắn nhẹ.

Hầu hết mọi người không thể xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng thoát vị đĩa đệm của họ. Đôi khi, sử dụng cơ lưng thay vì dùng cơ bắp đùi của bạn để nâng một vật nặng có thể dẫn đến một đĩa đệm bị thoát vị. Hiếm khi, một tai nạn hoặc một cú đánh vào lưng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm ở người già
Sự lão hóa tự nhiên là nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:

  • Cân nặng: Trọng lượng cơ thể dư thừa là yếu tố gây nên nhiều áp lực lên đĩa đệm, đặc biệt là vị trí đĩa đệm ở thắt lưng.
  • Nghề nghiệp: Lặp lại thường xuyên các hoạt động nâng, kéo, uốn ngang và xoắn cột sống trong quá trình lao động là lý do khiến cho đĩa đệm cột sống phải gồng sức chống đỡ, theo thời gian dẫn đến thoát vị. Dân văn phòng ngồi nhiều, ít vận động cũng gặp phải nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
  • Di truyền học: Một số người thừa kế khuynh hướng phát triển bệnh thoát vị đĩa đệm từ bố mẹ hoặc người thân của họ đã bị mắc bệnh trước đó.

Triệu chứng

Một đĩa đệm bị thoát vị có thể kích thích các dây thần kinh ở gần đó và dẫn đến đau, tê hoặc yếu ở cánh tay, chân. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm là:

  • Đau cánh tay hoặc chân

Nếu thoát vị đĩa đệm nằm ở lưng dưới, bạn sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội nhất ở mông, đùi và bắp chân. Nó cũng liên quan đến một phần của bàn chân.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng gặp phải của bệnh thoát vị đĩa đệm

Nếu thoát vị đĩa đệm cổ, cơn đau thường sẽ mạnh nhất ở vai và cánh tay. Cơn đau này tăng lên khi bạn  họ, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống của bạn vào những vị trí nhất định.

  • Tê hoặc ngứa ran

Một số người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran trong phần cơ thể bị ảnh hưởng do đĩa đệm chèn ép các dây thần kinh.

  • Cơ bắp bị suy yếu

Cơ bắp xung quanh vùng ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm có xu hướng suy yếu. Điều này có thể khiến cho bạn cảm thấy cơ thể mình trở nên yếu đuối, giảm khả năng vận động hoặc nâng, giữ một vật gì đó.

Trong một số trường hợp khác, thoát vị đĩa đệm không xuất hiện các triệu chứng, người bệnh chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh do một bệnh nào đó.

Biến chứng

Tủy sống không mở rộng ở phần dưới của ống tủy sống. Ngay dưới thắt lưng, tủy sống tách ra thành một nhóm rễ thần kinh dài giống như đuôi ngựa. Hiếm khi các dây thần kinh này có thể bị chèn ép lại. Phẫu thuật cấp cứu có thể được yêu cầu khi thoát vị đĩa đệm gây ra hiện tượng nghiêm trọng này, nhằm tránh tình trạng suy yếu vĩnh viễn hoặc tê liệt.

Biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Biến chứng xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép

Hãy tìm kiếm một sự chăm sóc y tế nay lập tức nếu bạn có:

  • Các triệu chứng trầm trọng hơn: Đau, tê hoặc cơ bắp bị suy yếu trở nên nặng nề đến mức bạn không thể thực hiện các hoạt động thường ngày của mình được.
  • Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột: Chức năng của bàng quang bị rối loạn khiến cho việc đi tiểu trở nên khó khăn, bạn có thể cảm thấy khó đi tiểu ngay cả khi bàng quang chứa đầy nước. Chức năng ruột khiến cho việc đại tiện không kiểm soát được.
  • Mất cảm giác: Người bệnh có thể trở nên mất dần cảm giác ở hai bên chân từ nếp bẹn trở xuống hoặc mất cảm giác toàn bộ bàn chân, cẳng chân, ngón chân, mặt sau mông và đùi.

Phòng ngừa

Để giúp ngăn chặn tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra và gây nguy hiểm đến cho sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh, chúng ta nên:

  • Luyện tập thể dục: Tăng cường luyện tập thể thao giúp cải tăng tính linh hoạt và hỗ trợ cột sống thực hiện chức năng tốt hơn.
  • Duy trì tư thế tốt: Tư thế tốt giúp làm giảm tải áp lực lên cột sống và đĩa đệm của bạn. Giữ lưng thẳng khi ngồi và không nên ngồi một chỗ quá lâu. Nhấc vật nặng lên đúng cách và hãy nhờ sự trợ giúp từ người khác thay vì gắng sức.
  • Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng dư thừa đặt thêm áp lực cho đĩa đệm cột sống. Chính vì vậy, với những người thừa cân, béo phì nên lập kế hoạch cho việc giảm cân của mình càng sớm càng tốt.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên hiểu rằng, những gì bạn ăn vào cơ thể đều tác động trực tiếp đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả cột sống và đĩa đệm. Do vậy, cách tốt để có một đĩa đệm cột sống khỏe mạnh là cung cấp một chế độ ăn uống thích hợp.

Xem chi tiết tại: Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống nên ăn gì?

Cập nhật lúc 14:03 - 07/10/2021

Ý kiến độc giả ()

  1. Hà Giang says: Trả lời

    tôi 68 tuổi, bị thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng, hơi đau đầu gối, tim đập nhanh, đau chỏm gáy, tiểu đường,nên uống thuốc gì, mua ở đâu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan