Chào các bác sĩ, Xin bác sĩ tư vấn giúp em về bệnh thấp khớp là gì và chữa có khỏi không? Vì năm nay em đang học lớp 12 nên phải ôn luyện thường xuyên, gần đây em hay bị đau nhức vùng lưng và gối khiến kết quả học tập sa sút. Các cô hàng xóm bảo với mẹ em có lẽ em bị chứng thấp khớp, cần phải chữa nhanh để không gây biến chứng. Nhưng em không biết đây là bệnh gì, mong nhận được tư vấn từ các chuyên gia, em xin cảm ơn.
Đỗ Thị Hoàng Oanh – Bình Tân, TP.HCM
Chào bạn Oanh!
Bệnh thấp khớp không phải là căn bệnh hiếm gặp, có khá nhiều người bệnh đã từng gặp qua nó ít nhất một lần trong đời. Theo thống kê thì có đến 48% bệnh nhân bị chứng bệnh thấp khớp trên tổng số các ca về xương khớp (theo số liệu thống kê của Bộ Y tế). Để giúp bạn có thêm thông tin thì các chuyên gia có lời giải đáp cho bạn sau đây:
I. Chứng bệnh thấp khớp là gì?
TS – Bác sĩ Lê Phúc Lộc – Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cũng là chuyên gia tư vấn của chuyên khoa xương khớp cho biết, chứng bệnh thấp khớp còn được biết với tên gọi là viêm khớp dạng thấp. Đây là căn bệnh tự miễn khi cơ thể bệnh nhân tự sản sinh ra các kháng thể để chống lại những yếu tố gây hại cho sức khỏe người bệnh.
Các kháng thể được sản sinh này sẽ gây nên sự phá hủy các dịch nhờn quanh vị trí ổ khớp. Nếu bệnh nhân không phát hiện hoặc điều trị kịp thời thì các dấu hiệu này có nguy cơ chuyển hóa khu vực khớp thành ổ viêm và gây nên sự thoái hóa trên diện rộng và gây lan khắp các khớp còn lại trên cơ thể.
Để nhận biết bản thân có bị chứng thấp khớp hay không thì người bệnh có thể căn cứ vào những dấu hiệu điển hình sau:
1. Triệu chứng của bệnh thấp khớp
Khi bị thấp khớp thì được hiểu theo nghĩa chuyên môn là tình trạng đau cơ xơ hóa, người bệnh thường gặp các dấu hiệu điển hình sau đây:
- Cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu suy nhược, thần trí trì trệ, bệnh nhân chán ăn và mất ngủ dẫn đến sụt cân.
- Khi bị thấp khớp thì bệnh nhân có triệu chứng bị cứng khớp vào buổi sáng, khiến việc đi lại khó khăn, phải hơn nữa giờ khi thức dậy mới đỡ đau và bước đi được.
- Khi đi đứng, đặc biệt là di chuyển lên cầu thang thì tình trạng đau nhức khớp gối diễn ra mạnh mẽ.
- Ngón chân cái có dấu hiệu sưng đỏ và nóng rát, khi chạm vào thì mềm hơn.
- Cơ thể có sấu hiệu bị cảm cúm, sốt nhẹ, mắt khô gây mỏi và đỏ/
- Người bệnh đau nhức gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của bản thân như buộc dây giày, cầm bút, tra chìa khóa vào ổ, dùng dao, cầm đũa… đều không thuận lợi.
Các triệu chứng của bệnh thấp khớp đều gây cản trở và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
2. Nguyên nhân của chứng bệnh thấp khớp
Các bác sĩ vẫn còn đang tranh cãi về chứng bệnh thấp khớp này từ đâu mà có, nhưng hầu như những ý kiến chung đều chỉ về những nguyên nhân điển hình sau đây:
- Tuổi tác: Khi càng cao tuổi thì tình trạng sức khỏe cũng có dấu hiệu chuyển biến xấu đi, nhất là người già dễ bị chứng nhiễm trùng cơ xương gây nên chứng thấp khớp, viêm bao hoạt dịch gây phá hủy lớp sụn và biến dạng các khớp.
- Gen di truyền: Nếu trong gia đình có người đã bị mắc bệnh thấp khớp hoặc có tiền sử về bệnh này thì những thành viên có quan hệ huyết thống đều dễ bị mắc bệnh hơn so với những người có gia đình chưa từng phát bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh thấp khớp có thể là do chế độ ăn uống đơn bạc, quá nghèo nàn các dưỡng chất thiết yếu cần có ở xương như canxi, vitamin hoặc các khoáng chất khiến cho xương suy yếu và dễ mắc bệnh hơn.
- Thừa cân: Ngừa thừa trọng lượng cơ thể chính là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc chứng bệnh thấp khớp lên đến 34%, nhất là ở những khớp phải gồng gánh trọng lượng cơ thể quá khổ như khớp hán, khớp gối, khớp cổ chân…
- Do tính chất công việc: Có một số công việc làm tăng khả năng mắc bệnh thấp khớp như tài xế, nhân viên văn phòng, học sinh, họa sĩ, thợ sơn, nhân viên spa, thợ hồ, nông dân…
- Do dùng nhiều chất kích thích: Theo báo cáo của hội thảo khoa học về xương khớp, thì người bị thấp khớp gây nên có đến hơn 35% là sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn tổng hợp, nước ngọt có gas, thậm chí là ma túy…
Do đó, nếu bạn có một trong những triệu chứng và nguyên nhân gây nên căn bệnh thấp khớp thì nên nhanh chóng đến các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám sớm, từ đó được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Đọc thêm: Thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh viêm thấp khớp
II. Bệnh thấp khớp có chữa được không?
Bác sĩ Lộc chia sẻ cùng quý độc giả chuyên khoa xương khớp rằng, chứng thấp khớp hiện nay chưa thể điều trị tận gốc, nhưng nếu phát hiện và chữa kịp thời thì sẽ có những biện pháp làm giảm tối đa các triệu chứng của bệnh, từ đó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp xương mà không cần phải can thiệp xâm lấn bằng phẫu thuật.
Hiện nay có khá nhều phương pháp điều trị chứng thấp khớp nhằm kiểm soát chặt chẽ tình trạng bệnh diễn tiến nhanh hơn, các phương pháp này chủ yếu tập trung đánh mạnh vào:
- Giảm sưng và tiêu viêm
- Ngăn ngừa những thiệt hại tối đa cho xương và khớp
- Giảm đau nhức và nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng hiệu quả.
Căn cứ vào các biểu hiện và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc áp dụng những biện pháp phù hợp cho bệnh nhân:
1. Điều trị thấp khớp bằng Tây Y
#Dùng các loại thuốc
Người bị thấp khớp sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc chống viêm không steroid. Thuốc này có tác dụng kháng viêm và giảm đau và kiểm soát nguy cơ lây lan ổ viêm cho các khớp xung quan, giúp làm chậm hoạt động và kiềm chế mức độ tiến triển của bệnh.
Tiếp đó, các loại thuốc chứa Corticosteroid được kê đơn như một loại hormone nhằm ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô xương đang khỏe mạnh. Từ đó giúp giảm đau và tránh những diến biến nghiêm trọng.
#Phẫu thuật
Phẫu thuật là sẽ phương pháp cuối cùng khi mức độ thấp khớp không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Phẫu thuật tiến hành khi những người bị tổn thương khớp nặng, không có khả năng phục hồi lại những thiệt hại do chứng thấp khớp gây ra.
Thông thường, điều trị thấp khớp bằng phẫu thuật được tiến hành dưới 3 dạng:
- Thay khớp: Tiến hành cắt bỏ các khớp bị hỏng và thay bằng xương nhân tạo, các trường hợp thay khớp phổ biến là xương đùi và xương đầu gối.
- Joint Fusion: Nếu không thể thay xương, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ bề mặt bị viêm của khớp và sắp xếp lại.
- Giải phẫu gân: Chứng thấp khớp có thể làm hỏng gân. Bác sĩ sẽ tiến hành thực chữa gân bị hư hỏng và tăng sức đề kháng của khớp.
2. Điều trị thấp khớp bằng Đông Y
Các biện pháp Đông y đã xuất hiện từ rất xa xưa. Trên thực tế, phương pháp này đã cho nhiều kết quả rất bất ngờ, bù đắp được những chỗ thiếu sót của Tây y.
Đông y khi áp dụng chữa thấp khớp có thể kể đến một số cách sau:
- Dùng thuốc uống, đắp: Các loại thảo dược trong tự nhiên chứa các thành phần tốt cho cơ thể. Người bệnh có thể dùng những cây thuốc này một cách đa dạng như nấu lên uống hoặc đắp lên vị trí bị đau nhức.
- Châm cứu: Đây là phương pháp hình thành từ xa xưa, các bác sĩ dùng những kim châm nhỏ để kích thích các huyệt vị khai thông, điều hòa khí huyết và khắc phục tổn thương.
- Xoa bóp bấm huyệt: Các điều dưỡng sẽ dùng ngón tay hoặc bàn tay để day ấn lên huyệt đạo quan trọng, từ đó giúp giảm sưng viêm và điều trị hiệu quả các chứng đau nhức một cách bất ngờ.
Chứng thấp khớp là căn bệnh không chừa một ai, do đó bạn Oanh nên nhờ người thân đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.
Song Lam
Tìm hiểu thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!