Phòng tránh bại liệt do thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những tình trạng bệnh lý về thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân xuất phát từ công việc, tuổi tác, môi trường sống… Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm mà một trong số đó là bại liệt. Để phòng tránh biến chứng này, bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh sau.

phong-tranh-bai-liet-thoai-hoa-dot-song-co(biến chứng bại liệt do thoái hóa đốt sống cổ)

Biến chứng nguy hiểm do thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải ngồi lâu, ngồi nhiều.. Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

– Đau cứng khớp, hạn chế vận động, khó vận động.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

– Gây hiện tượng chèn ép dây thần kinh giãn đến những cơn đau vai gáy, tê nhức chân tay, đau đầu, nặng hơn có thể khiến hệ  thần kinh thực vật ở vùng cổ hoặc cánh tay bị rối loạn, chèn ép tủy sống khiến khiến tứ chi đau và tê yếu, khó khăn khi vận động hoặc tệ hôn có thể dẫn đến bại liệt vĩnh viễn.

– Hội chứng tuần hoàn làm xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, hẹp lỗ ngang gây ra những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

– Thoái hóa đốt sống cổ lâu ngày không được điều trị có thể gây teo cơ, bại liệt…

phong-tranh-bai-liet-thoai-hoa-dot-song-co-1

Phòng tránh bại liệt do thoái hóa đốt sống cổ

Để phòng tránh bại liệt do thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân cần tuân thủ những phương pháp điều trị và phòng ngừa sau:

– Với người có đặc thù công việc phải ngồi lâu, ngồi nhiều, cần tạo thói quen bảo vệ sức khỏe hệ cơ xương tại nơi làm việc bằng động tác luyện tập đơn giản, nhẹ nhàng như vươn vai hay xoay cổ, gập đầu..tránh ngồi lì trên máy tính trong thời gian dài.

Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với mặt bàn làm việc, không chọn ghế quá cao hoặc quá thấp, giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc. Nếu ngồi làm việc trước máy tính cần lựa chọn màn hình có độ lớn tối thiểu là 17 inch để cơ cổ không bị căng và quá mỏi. Ngồi cách màn hình từ 50-60cm và đặt màn hình cách tầm mắt từ 10 đến 20 độ.

– Khi ngủ cần thay đổi tư thế thường xuyên, không nằm bất động chỉ một tư thế vì sẽ khiến cổ bị vẹo và nhanh thoái hóa hơn. Không nằm sấp, không gối đầu quá cao, để phòng gãy hoặc trật khớp cổ gây liệt tứ chi, bệnh nhân tuyệt đối không dùng tay vặn hoặc ấn cổ, tránh tư thế nằm ngủ quá ưỡn cổ hoặc gặp cổ, lựa chọn gối ngủ có độ dày vừa phải.

• Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần nắm một số lưu ý sau:

– Loại bỏ những tư thế ngồi xấu, vặn vẹo hoặc vắt chân, gục đầu trên bàn làm việc.

– Không khuân vác vật nặng, giành thời gian nghĩ ngơi và làm việc hợp lý.

– Massage, châm cứu vùng cổ đau để giảm bớt áp lực ở các đốt sống cổ.

– Khi thấy những cơn đau đầu, đau cổ hoặc gáy lan xuống cánh tay, làm liệt tứ chi, bệnh nhân tuyệt đối không ấn nắng, vặn vẹo thô bạo vì có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn. Cần đến ngay các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh và có hướng xử lý chính xác.

• Gợi ý một số phương pháp luyện tập cho cổ:

– Nghiêng cổ: nghiêng cổ sang trái rồi sang phải mỗi bên 10 lần. Gập cổ về phía trước rồi ngửa cổ ra đằng sau, mỗi bên 10 lần như thế.

– Quay cổ: cuối đầu về trước rồi quay cổ về phía sau theo chiều kim đồng hồ, liên tục 10 lần sau đó đổi bên.

-Nhấc vai: nâng vai trái lên rồi hạ xuống, lặp lại 10 lần sau đó đổi bên. Cuối cùng, đồng loạt nhấc 2 vai lên rồi hạ xuống, lặp lại thao tác này thêm 10 lần nữa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cập nhật lúc 10:53 - 13/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan