Phong tê thấp hay còn gọi là bệnh phong thấp, y học hiện đại gọi bệnh này là viêm khớp dạng thấp, là một bệnh tự miễn dịch có thể gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến xương khớp và hệ thần kinh.
Bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp qua nội dung bào viết dưới đây:
Truy tìm nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp
Người bệnh có thể dễ dàng nhận ra mình bị mắc bệnh phong tê thấp qua các dấu hiệu như đau nhức xương khớp, cử động, đi lại khó khăn do cứng khớp, sưng đau các khớp xương. Để có phương pháp điều trị thích hợp đối với căn bệnh này thì cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do đâu.
Theo các chuyên gia, cho đến ngày nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp. Tuy nhiên, một số yếu tố được coi là có vai trò trong việc làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh hoặc kích hoạt khởi phát như:
- Tiền sử gia đình
Di truyền được xác định là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh phong tê thấp. Trường hợp này được thể hiện rõ bằng việc nếu bạn có người thân trong gia đình bị mắc bệnh phong tế thấp, thì khả năng bạn bị mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người bình thường khác.
- Giới tính
Theo kết quả của một số cuộc khảo sát, ở phụ nữ có tỷ lệ xuất hiện chứng phong thấp cao hơn ở nam giới. Điều này được lý giải là do thể chất cơ địa của người phụ nữ hoặc do quá trình mang thai, sinh đẻ có thể làm thay đổi hormone trong cơ thể và ảnh hưởng lên hoạt động của các khớp xương.
- Nhiễm trùng
Bệnh phong thấp có thể do tiếp xúc với một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như liên quan đến bệnh nha chu. Một số trường hợp khác, bệnh có thể khởi phát do có tiền sử nhiễm trùng cơ xương khớp dẫn đến khả năng cao bị biến dạng khung xương hoặc mất xương gặp trong bệnh phong thấp.
- Tuổi tác
Quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra ở người lớn tuổi làm cho hệ thông xương khớp trở nên yếu dần đi, các sụn khớp trở nên thoái hóa và gây các triệu chứng đau nhức xương khớp, sưng viêm ở bệnh phong thấp.
- Yếu tố nghề nghiệp
Theo nghiên cứu, những đối tượng làm việc trong điều kiện môi trường ẩm thấp hoặc nơi nhiệt độ cao, thường xuyên vận động nặng nhọc có nguy cơ bị bệnh phong thấp cao hơn so với những người làm việc ở mỗi trường ít khắc nghiệt hơn.
- Khí hậu thời tiết
Thời tiết cũng là một trong những yếu tố kích hoạt khởi phát bệnh phong thấp. Vào mùa đông, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống, dịch khớp trở nên khô lại khiến cho việc di chuyển khó khăn và gây đau. Đó là lý do vì sao vào mùa đông ở nước ta, những người ở khu vực miền Bắc có tỷ lệ bệnh phong thấp xảy ra rất cao. Ngược lại, vào mùa hè, khí hậu quá nóng bức lại khiến cho các khớp xương bị giãn ra, chèn ép lên dây thần kinh và gây đau nhức.
- Béo phì
Ở những người bị béo phì, thừa cân nặng, hệ thống khớp xương phải chịu áp lực nặng nề vì trọng lượng cơ thể quá lớn.
Điều này gây bất lợi cho hoạt động của các khớp xương từ việc trao đổi chất đến vận động. Do vậy, béo phì được xem là một trong những yếu tố gây nên bệnh phong thấp.
- Nghiện hút thuốc lá
Hút thuốc lá được xác nhận là có mối liên quan đến triệu chứng bệnh phong thấp. Kết quả này được tìm thấy từ các cuộc khảo sát đối với những người mắc bệnh phong thấp có tiền sử nghiện hút thuốc lá.
- Chế độ ăn uống
Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự chắc khỏe cho mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ thống xương khớp.
Những thực phẩm quá nhiều chất béo nhưng lại thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ làm cho xương khớp bị yếu dần và quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
⇒ Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây bệnh phong tế thấp cho đến nay vẫn chưa được xác định. Nhưng các tác nhân kể trên được xem là những yếu tố làm tăng nguy cơ và kích thích khởi phát bệnh phong thấp mà người bệnh cần nắm rõ để có biện pháp phòng tránh thích hợp.
♣♣ Các biện pháp khắc phục tại nhà đối với bệnh phong tê thấp
Một số biện pháp khắc phục tại nhà và điều chỉnh lối sống có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn khi mắc phải bệnh phong tê thấp:
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường phạm vi hoạt động trong khớp, tăng tính linh hoạt và giảm áp lực từ các khớp xương của bạn.
- Bạn cần nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi trong thời gian bùng phát bệnh phong tê thấp. Ngủ đủ giấc có thể giúp giảm đau và mệt mỏi, đồng thời cải thiện tinh thần cho người bệnh.
- Có thể áp dụng liệu pháp lạnh hoặc nóng để giảm đau chống sưng viêm và tạo sự linh hoạt trong các khớp xương.
- Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ là khuyến cáo mà các chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia xương khớp dành cho bạn. Bằng cách bổ dung nhiều các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá thu, hạt lanh, quả óc chó… Tăng cường các chất chống oxy hóa trong các loại rau bina, quả mọng(việt quất, dâu tây, nho…). Các thực phẩm chứa flavonoid cũng có thể chống lại chứng viêm mà bạn có thể tìm thấy ở sản phẩm sữa đậu nành, quả mọng, bông cải xanh…
Trang bị kiến thức về nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp cũng như một số biện pháp khắc phục tại nhà mà chúng tôi đề cập trên đây sẽ giúp bạn chủ động phát hiện sớm và có hướng khắc phục nhanh chóng hơn khi căn bệnh ghé thăm.
Song Lam
Đọc thêm: 7 Cách chữa bệnh phong thấp dân gian có thể áp dụng tại nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!