Triệu chứng viêm bao hoạt dịch gót chân

Viêm bao hoạt dịch gót chân là bệnh lý thường gặp ở những người có đặc thù nghề nghiệp khiến các khớp ở bàn chân đặc biệt là phần gót phải chịu nhiều áp lực, người cao tuổi xương khớp bị lão hóa, bệnh nhân tiểu đường… bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, do đó không nên chủ quan xem nhẹ mà cần cảnh giác trước những triệu chứng nguy hiểm sau.

trieu-chung-viem-bao-hoat-dich-got-chan-1

Triệu chứng viêm bao hoạt dịch gót chân

Bao hoạt dịch hay còn gọi là túi hoạt dịch, là bộ phận dùng để bao bọc ổ khớp, có công dụng như một lớp đệm nhiệm vụ chính là bảo vệ nơi tiếp giáp giữa các cơ, xương trong ổ khớp. nếu lớp đệm này mất đi hoặc trong qúa trình vận động màng bao bị kích thích gây viêm sẽ gây đau ở ổ khớp.

Vị trí khớp dễ bị viêm bao hoạt dịch có thể kể đến như đầu gối, hông, khủy tay, vai, gót chân hay gốc ngón chân cái. Những phần khớp phải hoạt động thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại cùng một động tác cũng có nguy cơ cao bị viêm bao hoạt dịch.

Một số triệu chứng của viêm bao hoạt dịch gót chân có thể kể đến như:

– Đau nhức và cứng khớp tại vị trí gót chân có bao hoạt dịch bị viêm.

– Đau dữ dội hơn khi di chuyển hoặc ấn vào vị trí đó.

– Khớp sưng đỏ, bầm tím hoặc có dấu hiệu phát ban tại vị trí khớp bị viêm.

– Cơn đau kéo dài trên 2 tuần.

– Có cảm giác đau chói khi vận động thể dục.

– Vài trường hợp bệnh nhân có thể lên cơn sốt nhẹ.

Để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch gót chân, các bác sĩ thường dựa trên tình trạng bệnh sử và kết quả thăm khám trực tiếp của bệnh nhân để đưa ra nhận định.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

trieu-chung-viem-bao-hoat-dich-got-chan-2

Lối sống và biện pháp khắc phục

#1 – Biện pháp khắc phục

– Không cử động khớp liên tục trong 48 giờ, triệu chứng đau và viêm có thể khỏi hoàn toàn sau khi các khớp được nghỉ ngơi trong vài ngày đến vài tuần.

– Chườm lạnh để giảm bớt cơn đau và tình trạng viêm sưng.

– Tránh thực hiện những hoạt động gây đau ổ khớp và nên sử dụng các tấm chắn đệm để bạo vệ ổ khớp thường được sử dụng ở các vận động viên điền kinh.

– Dùng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen hay aspirin. Không dùng các loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophene, thường có trong  panaldol, paracetamol, tylenol hay efferalgan… do các loại thuốc này không có tác dụng chống viêm.

– Điều trị vật lý, các phương pháp vật lý trị liệu hoặc những bài tập giúp tăng cường hoạt động của cơ bắp có thể được áp dụng để giảm bớt triệu chứng đau và ngăn ngừa bệnh tái phát.

– Phẫu thuật, là biện pháp cuối cùng được áp dụng để khắc phục hiện tượng viêm bao hoạt dịch trong trường hợp cấp thiết, tuy nhiên biện pháp này rất hiếm khi được áp dụng, vì đa số trường hợp viêm bao hoạt dịch gót chân đều được giải quyết sau khi áp dụng vật lý trị liệu.

#2 – Biện pháp phòng chống

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như:

– Sử dụng miếng đệm quỳ, lựa chọn một số loại đệm để giảm bớt áp lực cho phần đầu gối.

– Duy trì tư thế đứng đúng quy cách, giữ cân bằng cả hai gót trước khi nhấc lên.

– Không mang vác vật nặng thường xuyên để hạn chế rủi ro bị viêm bao hoạt dịch ở vai.

– Nghĩ giải lao hoặc chuyển sang tư thế hoạt động khác sau khi vừa lặp đi lặp lại cùng một thao tác trong nhiều giờ liền.

– Không ngồi quá lâu một chỗ, đặcbiệt khi ngồi trên các vật cứng, cố gắng đứng lên hoặc đi bộ để thả lỏng các cơ.

– Duy trì cân nặng ổn định, thừa cân, béo phì cũng khiến các bao hoạt dịch phải chịu quá nhiều áp lực của cơ thể dẫn đến tình trạng viêm.

– Tập thể dục để tăng cường hoạt động của cơ bắp và phòng ngừa những cơn đau do viêm hoạt dịch.

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện viêm bao hoạt dịch tái phát nhiều lần nên tìm đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn phương pháp xử lý đúng cách.

Bài đọc thêm : Điều trị viêm khớp cổ chân bằng thuốc gì nhanh khỏi ?

Cập nhật lúc 09:57 - 23/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan