Gặp 10 triệu chứng này, hãy đi khám ngay kẻo mắc bệnh phong thấp

Nắm bắt những triệu chứng của bệnh phong thấp chính là yếu tố giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Phong thấp là bệnh lý xương khớp mãn tính, nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bạn sẽ ngăn chặn được những biến chứng từ bệnh. Ngược lại, nếu lơ là với những biểu hiện của cơ thể, bệnh có nguy cơ tiến triển nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Tìm hiểu ngay những thông tin trong bài viết để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh lý này!

triệu chứng của bệnh phong thấp
10 triệu chứng của bệnh phong thấp thường gặp nhất

10 triệu chứng của bệnh phong thấp thường gặp nhất

Bệnh phong thấp còn được gọi là phong tê thấp, bệnh xuất hiện và gây ra hiện tượng sưng viêm ở khớp xương. Đây là bệnh lý mãn tính rất khó điều trị, tuy nhiên người bệnh lại dễ nhầm lẫn với những bệnh xương khớp khác.

Với 10 triệu chứng của bệnh phong thấp dưới đây, bạn đọc dễ dàng xác định đúng bệnh và tiến hành khắc phục kịp thời!

1. Đau nhức khớp xương

Đau nhức khớp xương là dấu hiệu thường gặp ở nhều bệnh lý xương khớp, trong đó có bệnh phong thấp. Ở khớp xương sưng viêm, cơn đau sẽ xuất hiện ở vị trí này đầu tiên.

dấu hiệu của bệnh phong thấp
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu đầu tiên của bệnh phong thấp

Cơn đau thường phát sinh vào ban đêm và sáng sớm vì lúc này nhiệt độ bên ngoài thấp, kích thích mạch máu và làm tăng hiện sưng viêm. Cơn đau có xu hướng lan rộng đến những khớp lân cận nếu người bệnh không khắc phục kịp thời.

2. Sưng khớp

Hiện tượng sưng khớp thường khó nhận thấy trong giai đoạn đầu vì mức độ sưng viêm chưa phát triển. Khi bệnh có những chuyển biến mạnh mẽ hơn, bạn sẽ nhận thấy xung quanh khớp đau nhức xuất hiện dấu hiệu sưng tấy và có dấu hiệu to dần.

Nếu sờ vào sẽ có cảm giác nóng rát và rất khó chịu. Hiện tượng sưng khớp có thể xuất hiện tại một hoặc nhiều khớp tùy vào mức độ tiến triển của bệnh.

3. Cứng khớp

Cứng khớp là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý xương khớp, tình trạng này thường gặp nhiều vào buổi sáng. Lý giải cho hiện tượng cứng khớp là vì cơ thể ngủ suốt 8 tiếng, xương khớp không hoạt động cộng với nhiệt độ ban đêm lạnh hơn ban ngày nên khớp có hiện tượng cứng và khó vận động.

dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp
Tình trạng cứng khớp phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở khớp

Tình trạng cứng khớp phụ thuộc vào mức độ tổn thương khớp, nếu tổn thương nhẹ, bạn mất ít thời gian để xoa bóp và cử động lại như bình thường. Ngược lại, khi khớp tổn thương nặng nề, người bệnh rất khó khăn để có thể giãn ổ khớp và vận động trở lại.

4. Khớp phát ra âm thanh khi vận động

Khi tổn thương ở khớp trầm trọng hơn, mô sụn bị bào mòn khiến đầu xương ma sát mạnh khi vận động và có thể phát ra âm thanh.

Đây là triệu chứng cảnh báo bệnh đã tiến triển nghiêm trọng hơn, vì thế nên đặc biệt chú ý triệu chứng này. Tuy nhiên những bệnh lý như thoái hóa xương khớp, khô khớp đều có thể gây ra triệu chứng này. Người bệnh nên tham khảo thêm những triệu chứng sau để xác định đúng bệnh lý mà mình mắc phải.

5. Mất cảm giác ở khớp

Khi hiện tượng sưng viêm phát triển sẽ gây chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu xung quanh, tình trạng này xuất hiện nhiều ở khớp ngón tay và ngón chân.

Khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh rơi vào tình trạng mất cảm giác ở khớp, khó khăn khi vận động và đôi khi có cảm giác tê bì. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, mạch máu bị chèn ép khiến các khớp không có đủ hàm lượng máu và oxy để đảm bảo khả năng vận động gây tê bại và yếu cơ.

6. Suy nhược cơ thể

Những cơn đau nhức xương khớp do bệnh phong thấp gây ra có dấu hiệu gia tăng theo thời gian. Cơn đau có thể xuất hiện cả ban ngày và ban đêm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe, người bệnh thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, ăn không ngon,…

Bệnh phong thấp có thể gây ra tình trạng sốt nhẹ khiến bạn thêm mệt mỏi và sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

7. Ra mồ hôi chân tay

Ra mồ hôi chân tay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh phong thấp, lý giải từ y học hiện đại cho rằng hiện tượng sưng viêm xuất hiện gây chèn ép lên hệ thần kinh và gây ra rối loạn thần kinh thực vật.

dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp
Khớp sưng viêm gây chèn ép dây thần kinh thực vật khiến tay chân đổ mồ hôi

Người bệnh cần phân biệt tình trạng ra mồ hôi chân tay do bệnh phong thấp khác với tình trạng ra mồ  hôi chân tay do vận động mạnh hoặc tâm lý căng thẳng, hồi hộp.

8. Viêm tuyến nước bọt, nước mắt

Theo y học hiện đại, bệnh phong thấp do rối loạn hệ miễn dịch gây ra, bắt nguồn từ việc cơ thể bị vi rút và vi khuẩn xâm nhập. Nếu nguyên nhân do vi rút gây ra, người bệnh dễ nhận thấy những triệu chứng đặc trưng như viêm tuyến nước mắt và nước bọt.

Bệnh nhân nhận thấy nước mắt chảy ra nhiều, ảnh hưởng đến thị lực, khó thở, mệt mỏi,… do vi rút gây ra.

9. Biến dạng khớp

Biến dạng khớp là triệu chứng nặng nề do bệnh phong thấp gây ra, biến chứng này xuất hiện khi tổn thương ở khớp đến mức nghiêm trọng. Mô sụn bị bào mòn hoàn toàn khiến đầu xương va chạm vào nhau nhiều lần khi vận động khiến đầu xương bị tổn thương và biến đổi hình dạng.

Đây là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm, nếu không điều chỉnh ngay bạn có nguy cơ tàn phế và mất khả năng vận động rất cao. Bằng mắt thường, người bệnh có thể thấy khớp có hình dạng kỳ lạ, đau đớn khi hoạt động và cầm nắm.

10. Hồng ban vòng

Hồng ban vòng là triệu chứng ngoài da rất đặc trưng của bệnh phong thấp. Biểu hiện là những hình tròn có màu hồng và bờ trơn nhẵn, xuất hiện chủ yếu ở tay, ngực,… có dấu hiệu di chuyển và lây lan. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Hồng ban vòng là triệu chứng hiếm gặp, tuy nhiên người bệnh vẫn nên trang bị kiến thức để có thể xử lý khi tình trạng này xuất hiện ở chính cơ thể mình.

Người bệnh gặp phải một trong những triệu chứng này nên chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Từ đó tiến hành khắc phục bệnh kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng từ bệnh hiệu quả.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có hình dung cụ thể về những triệu chứng của bệnh phong thấp. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời chính là lời khuyên chúng tôi muốn dành đến bạn đọc. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 22:32 - 16/01/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan