Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không?

Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Vì đây là biện pháp can thiệp xâm lấn khi tình trạng bệnh nhân ở mức độ nặng, cần có sự can thiệp chuyên sâu của kỹ thuật y tế.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đang là mối quan tâm của cộng đồng, bởi đây là căn bệnh thường gặp và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Hầu hết việc điều trị bệnh này người ta có xu hướng tìm tới phương pháp phẫu thuật, nhưng thực tế cho thấy không phải trường hợp nào cũng lạm dụng phẫu thuật.

I. Không nên mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh mức độ nhẹ

Khi phát hiện cơ thể mình có dấu hiệu bất thường nghi ngờ có liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Trước hết, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, tại đây các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh của bạn mà đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Mổ thoát vị đĩa đệm nên mổ khi nào
Thoát vị đĩa đệm nên mổ khi nào là đúng?

Trên thực tế thì không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng được điều trị bằng can thiệp phẫu thuật. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ tiến triển và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu, lúc này các triệu chứng diễn ra còn nhẹ và chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh thì việc áp dụng phương pháp phẫu thuật là hoàn toàn không cần thiết.

Hướng điều trị bảo tồn là chỉ định của bác sĩ dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, có thể là:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
  • Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid và một số thuốc khác theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng khả quan trong việc chữa thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng làm giảm đau, lưu thông mạch máu và giải phóng sự chèn ép của các rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
  • Châm cứu: Tác động trực tiếp lên các vị trí huyệt đạo liên quan đến vùng tổn thương bằng kim chân là nguyên tắc của phương pháp điều trị này, giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập kéo căng cột sống hoặc một số bài tập khác có tác dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả khi bệnh đang ở mức độ nhẹ.
  • Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ: Yếu tố nghỉ ngơi, ăn uống điều độ đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm là rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh nhanh chóng hơn khi bệnh nhân thực hiện chữa trị đúng cách.

Đọc thêm: Thoát vị đĩa đệm nên và không nên ăn gì?

II. Trường hợp nên mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong nhiều trường hợp, phương pháp bảo tồn đã thất bại trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề và phức tạp hơn, các khối thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống. Lúc này, một cuộc phẫu thuật có thể là rất cần thiết cho người bệnh.

Mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh nặng
Mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh nặng mà các phương pháp thông thường không còn tác dụng.

Phẫu thuật đĩa đệm (Diskectomy) là phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị hư hại. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiện nay là:

1. Mổ hở

Đây là phương pháp phẫu thuật kinh điển để điều trị thoát vị đĩa đệm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da từ 4cm đến 6cm để lấy đi khối đĩa đệm thì thoát ra ngoài, đồng thời giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.

Nhược điểm là tàn phá nhiều mô mềm, bên cạnh đó còn đi kèm các biến chứng như vết mổ chảy máu, nhiễm trùng,…

2. Mổ nội soi

Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm tiên tiến, an toàn hơn so với mổ hở. Điều đặc biệt ưu điểm của phương pháp này là đường mổ nhỏ, ít gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh.

Mổ nội soi thường được chỉ định đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm có lỗ liên hợp hay ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên… Các trường hợp thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, hẹp sống ống thì không áp dụng phương pháp mổ nội soi.

3. Mổ thoát vị đĩa đệm vi phẫu

Vi phẫu thoát vị đĩa đệm được thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ ở đường giữa của lưng dưới. Kỹ thuật vi phẫu giúp giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, lấy bỏ phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài.

Ưu điểm của phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là tỉ lệ tái phát thấp, tính thẩm mỹ cao, ít gây biến chứng hơn trên cơ thể người bệnh.

Lưu ý: Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật cũng còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh mới có thể đi đến quyết định có nên mổ hay là không mổ thoát vị đĩa đệm ở trường hợp nặng.

Hy vọng sau bài viết trên đây, người bệnh có thể phân biệt được thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không? Từ đó, lựa chọn cho mình hướng điều trị thích hợp nhất phù hợp với mức độ bệnh hiện tại. Nhằm mục đích mang lại kết quả hồi phục nhanh nhất có thể.

Chúc độc giả sớm bình phục !

Đỗ Phong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Có nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser? (Bạn nên đọc)

Cập nhật lúc 13:59 - 07/10/2021

Ý kiến độc giả (8 bình luận)

  1. KP THANH says: Trả lời

    Hồi tháng 07/2016 bị đau lưng sau đó đau tới đùi,mông va xuống chân.sau đó tôi đi chụp MRI bác sĩ kết luận bị thoát vi đĩa đệm đốt thứ 5.tooi đa mua thuốc uống không khỏi sau đó tôi đi chữa trị bác sĩ ngoài bằng thuốc tây va tâp bằng vật lý trị liệu đã bớt một phần.hai tuần sau đã bị lại dữ dội đến nỗi ngồi xe máy không được vì đau.Nay tôi vào bệnh viện khám lại bác sĩ cho uông thuốc tây và kết hợp tâp vật lý trị liệu và đã thấy đỡ hơn 10% đã bớt 5%. trong hai tuần điều trị.sau đó bác sĩ đưa đi chụp MRI lại bác sĩ kết luận bị thoát vị đĩa đệm nặng hở ra rùi.bac sĩ khuyên phải mổ.giơ tôi đang bối rối theo kết luận bác si vậy có cần phải mổ luôn không?khi đó tôi cung chưa áp dụng điều trị theo đong y.

    1. Vane Quyết says: Trả lời

      theo tôi cùng lắm mình mới phải phẫu thuật thôi bản thân tôi trước cũng do không biết sau cũng làm phẫu thuật đốt L4 , L5 ,S1 sau lại bị đau lại đến là khổ . sau nghe mọi người mách qua điều trị bằng thuốc đông y của dòng họ Đỗ Minh có hơn 4 tháng hết đau đị lại bình thường đó .
      http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.html

  2. Le van hai says: Trả lời

    E bi thoat vi da 2 nam .khi di xkld ben hàn thi bi lai.hien tai e dang vat ly tri lieu ket hop uong thuoc.van ko thay do.vua qua e co tiem 1 mui thang vao cot song.nhung gio van dau.chan trai co dau hieu nho di.mac du e bi thoat vi the lech phai.chan phai dau.dot l5/s1.mong bsi tu van giup

  3. Tuan. says: Trả lời

    E bi thoát vi địa đem Đốt l4-5. Chen ep day than kinh re trai. Va hẹp ống sống. E đieu tri vltl dc mot tuan thi thay đỡ dc 30% nhung ko bit sao jo đau lai va con bi đau nang hon truoc. Bay jo e ko bit fai lm sao. Nén tiep tục đieu tri vltl hay mổ nua

  4. nguyễn văn trang says: Trả lời

    Chào Bác sĩ, tôi là Nguyễn Văn Trang 53 tuổi, quê Việt Trì, Phú Thọ. Hiện nay đang công tác ở huyện vùng cao, tỉnh Hà Giang. Đầu thư, tôi xin chúc bác sĩ sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt. Thưa bác sĩ, tôi bị đau lưng từ năm 2000, tính đến nay đã 17 năm, Khoảng năm 2006 tôi về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, chụp MRI, bác sĩ kết luận thoát vị L3-L4; L4-L5, phồng chèn vào ống sống, điều trị thuốc tây không hiệu quả. Sau đó tôi dùng nhiều loại thuốc nam cũng không được, vì bệnh ngày càng tăng, năm 2009 tôi về bệnh viện Việt Đức kiểm tra chụp MRI theo yêu cầu, bác sĩ kết luận như trên, bác sĩ tư vấn bệnh nhẹ, điều trị thuốc tây không khỏi thì xuống bệnh viên mổ. Điều trị thuốc tây không hiệu quả, tôi dùng thuốc nam của các thầy thuốc trong vùng cũng không hiệu quả. Tết năm 2010 bệnh mặng hơn đi lại vất vả, tôi về bệnh viện đông y tỉnh Phú Thọ điều trị 11 ngày: Tiêm thuốc bổ, uống thuốc kháng sinh, uống thuốc nam, kéo dãn cột sống, đắp nến, thủy châm chỉ đỡ thôi. Tháng 1/2015 bệnh mặng hơn đi, đứng mất thăng bằng, đi lao về đằng trước, người run, nếu đứng muốn quay về đằng sau phải nghỉ một lúc mới xoay được người, chân mỏi nhưng không tê, không bì. Tôi về khoa đông y, bệnh viện đa khoa tinh Phú Thọ điều trị 18 ngày và chụp MRI, bác sĩ kết luận phồng nhẹ đĩa đệm L3-L4; L4-L5, chèn ép lỗ tiếp hợp gây đau thần kinh tọa. Tôi còn làm nhiều sét nghiệm như kiểm tra nước tiểu, máu, siêu âm ổ bụng, gan, lá lách, tụy, mật, điện tin, tuần hoàn não tất cả bình thường, (không đau dạ dày), nhưng rối loạn đường huyết (3 lần thử máu trong 18 ngày điều trị, đường huyết hai lần 8,0; một lần 5,6) . Với phương pháp điều trị chống viên, giảm đau, uống thuốc tây, thuốc nam, châm điện, điệm châm, chiếu tia la de, đắp nếm nhưng chỉ đỡ thôi. Thể trạng hiện tại, tôi cao 1,64 m, năng 54 kg, ăn được, ngủ được. Hiện nay tôi không uống bất cứ loại thuốc , chỉ tập thể dục theo các bài tập áp dụng cho thoát vị đĩa đệm, bệnh có giảm nhiều, đi bộ mỏi mặt trước của 2 bắp đùi, dáng đi lao về đằng trước, thi thoảng người thấy run. Sáng dậy, trong vòng vài chục phút, đi lại như người không mắc bệnh, sau đó chân mỏi, yếu đi, đi chân thấp chân cao, khi cúi xuống ngón tay gần trạm bàn chân trong tư thế thoải mái. Theo tôi biết bệnh cột sống gây đau thần kinh tọa từ mông đến gót chân, những tôi cúi xuống bình thường trong tư thế thoải mái, nhưng khi đi bộ xuống dốc thì đỡ, khi lên đốc mỏi mặt trước của hai bắp đùi và phải nghỉ một lúc lại đi tiếp. Vậy bác sĩ tư vấn giúp nguyên nhân có phải tại phồng đĩa đệm hay bệnh khác, cần khám lại ở khoa nào ở đâu, phương pháp điều tri.
    Tôi xin trâm thành cảm ơn./.
    ĐT

  5. Bùi Văn Sỹ says: Trả lời

    đúng rồi đó bác bệnh khi bị thoát vị hay bị chẹn ép các dây thân kinh nhiều người còn bị dẫn đến tình trạng tê xuống vùng mông và chân đó . nếu điều trị bệnh này được bằng thuốc đông y thì là tốt nhất nhưng chấp nhận thời gian điều trị phải từ 4 đến 6 tháng liên tục . còn phương án phẫu thuật chỉ là phương án cuối cùng vì mỗi lần phẫu thuật ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều .

  6. Nguyễn Văn Lực says: Trả lời

    tôi có đang điều trị bằng bài thuốc đông y gia truyền của dòng họ Đỗ Minh thấy bệnh tình tiến triển rất tốt đến đó họ cho uống thuốc kết hợp vật lý trị liệu 10 ngày hiện nay tôi điều trị được hơn 2 tháng rồi nhìn chung đỡ hơn trước nhiều rồi . >>> http://dominhduong.com/

  7. Lê Thị Kim Chi says: Trả lời

    em cũng thấy nhiều người chia sẻ thuốc của dòng họ đỗ minh chữa bệnh thoát vị địa đệm rất hiệu quả , em đang tính qua tuần đưa mẹ ra hà nội khám và điều trị nè .

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan