Phục hồi chức năng khớp gối bằng vật lý trị liệu là phương pháp cần thiết và quan trọng trong điều trị các tổn thương ở khớp gối. Tham khảo phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân giảm cơn đau khớp, tăng cường và hồi phục khả năng vận động hiệu quả.
Khớp gối có vai trò rất quan trọng vì nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể và thực hiện chức năng di chuyển. Cũng vì vậy, khớp gối là khớp vận động nhiều nhất trong tất cả các khớp và rất dễ bị tổn thương. Phục hồi chức năng khớp gối bằng vật lý trị liệu sau phẫu thuật chấn thương khớp gối hay thoái hóa khớp… sẽ giúp hệ gân xương trở nên dẻo dai, tăng độ chắc khỏe, giảm các cơn đau và dần phục hồi vận động khớp.
Phục hồi chức năng khớp gối bằng vật lý trị liệu
Tùy theo dạng tổn thương, mức độ tổn thương khớp gối mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hồi chức năng phù hợp như tập vật lý trị liệu, tập vận động… dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Phục hồi chức năng khớp gối bằng vật lý trị liệu thường được chỉ định sau các phẫu thuật khớp gối hay trong quá trình điều trị thoái hóa khớp. Các biện pháp phục hồi chức năng vận động của khớp gối bằng vật lý trị liệu được áp dụng bao gồm:
1/Tập cử động khớp:
Bất động khớp lâu ngày có thể khiến khớp bị cứng, co cơ, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn khớp mỏng. Tập cử động khớp sẽ giúp bơm dịch khớp ra vào để nuôi dưỡng khớp và trở nên linh hoạt hơn. Thực hiện động tác co duỗi với tốc độ 45 giây/lần, mỗi lần tập từ 10-15 phút, ngày tập 4-6 lần.
2/Tập sức căng của cơ:
Khi cử động khớp bị đau nhiều thì tập tăng tăng sức căng của cơ, nếu khớp đã đỡ đau thì tập co cơ.
3/Dùng nhiệt:
Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và dinh dưỡng, tăng sức mạnh của cơ bắp.
4/Sóng ngắn:
Tác dụng của việc dùng sóng ngắn là tạo nhiệt nóng sâu bên trong giúp tăng cường chuyển hóa, giảm các cơn đau khớp, chống viêm và chống phù nề.
5/Chiếu đèn hồng ngoại:
Phương pháp hồng ngoại sẽ giúp giảm đau và ngăn ngừa co cứng cơ hiệu quả, đồng thời làm giãn mạch, tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng tuần hoàn tại chỗ.
6/Điện phân, điện xung:
Sử dụng dòng xung điện giúp kích thích thần kinh cơ, từ đó giảm đau và tăng cường chuyển hóa.
Dòng Gavanic và Faradic giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh để đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương và phát huy hiệu quả cao.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
7/Vận động trị liệu:
Tùy theo tình trạng tình trạng bệnh và mức độ tổn thương của khớp gối mà chuyên viên kỹ thuật hay bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập phù hợp. Trong thời gian hạn chế vận động, người bệnh được thực hiện các bài tập thụ động với sự trợ giúp của bác sĩ/chuyên viên kỹ thuật. Nếu bệnh nhân đã có thể vận động nhẹ thì áp dụng các bài tập vận động chủ động như đạp xe đạp, đi lên đi xuống cầu thang, bước lên thềm nhà, ngồi xổm đứng dậy…
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể điều trị hỗ trợ bằng cách dùng nạng, gậy, khung tập đi, băng chun gối…Bên cạnh phương pháp phục hồi chức năng khớp gối bằng vật lý trị liệu, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt, cũng như các chú ý về tập luyện hay vận động để khớp gối hồi phục tốt nhất.
chào bác sỹ e bị tai nạn bị rạn xương mom chày đâu gối phải bó bột mất 2 tháng lâu ngay không cử động nen khi thao bột cử động chân đau e hoi bác sy e phai lam gi ạ
Mẹ em hay bị đau khớp gối đi lại hơi chậm và lâu lâu cũng có đau, e đã đi chữa nhiều nơi uống thuốc bắc, thuốc nam nhưng không hết. Em có biết được là tập vật lý trị liệu sẽ cải thiện được hơn. Xin cho e biết thời gian tập là 1 tuần bao nhiêu buổi và chi phí ntn ạ. Mình sẽ tập trong bao lâu hay là vẫn duy trì thường xuyên ạ. E xin cam ơn
em bi tai nạn! gãy 1/3 trên xương đùi, 1/3 giữa xương chày, 1/3 trên xương mác, nứt mâm chày ngoài. đã phẫu thuật kết xương đùi bằng nẹp vít và đóng đinh nội tủy có chốt xương chày được 2 tháng. hiện tại em chỉ co khớp gối được 90 độ và đi lại bằng nạng nhưng chưa tỳ trọng lượng lên chân đau.
em xin hoi bác sỹ: cách tập luyện như thế nào để chân em hồi phục và hiện tại thì xương mác của em vẫn còn gãy và di lệch không nhiều vậy sau này có liền xương được hay không, có để lại di chứng không?
em xin cảm ơn!
Em bị té xe gãy xương đùi và gần khớp gối. Phẫu thuật đinh nội tủy đến nay đã dc 6 tháng đi lại được. Nhưng không co giãn chân được. Mong bác sỹ cho em biết em phải đi đâu điều trị tiếp
em duyên đến điều trị ở phòng khám này nhé anh trước cũng bị tại nạn phẫu thuật xong bị cứng như vậy đó đến đây họ làm vật lý trị liệu và kết hợp uống thuốc có 3 tháng thì hết cứng đó em .
Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường >>> http://dominhduong.com/
Địa Chỉ : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội
SĐT : 024 6253 6649 – 0963 302 349