Hiện nay, chứng thoái hóa cột sống thắt lưng không chỉ là căn bệnh xuất hiện ở những người lớn tuổi, mà ngay cả những người trẻ cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh xương khớp nguy hiểm này khá cao. Bệnh nếu để lâu không kiểm soát sẽ gây những biến chứng trầm trọng cho người bệnh.
Vì vậy, chuyên khoa xương khớp mời quý độc giả cùng theo dõi những triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng qua bài sau để có thêm thông tin nhằm ngăn ngừa chứng bệnh này:
I. Những triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Theo TS – Bác sĩ Lê Hoàng Minh Lộc, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ, chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mạn tính về xương khớp gây đau, và hạn chế về mặt vận động của người bệnh; nếu lâu ngày không điều trị dễ gây biến dạng cột sống thắt lưng, mất thậm mỹ và ảnh hưởng khả năng vận động.
Tổn thương cơ bản và thường thấy của chứng bệnh là thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống và màng hoạt dịch. Cột sống gồm 33 đốt xương và chia ra làm 4 phần chính:
- Đốt sống cổ
- Đốt sống ngực
- Đốt sống lưng
- Phần xương cụt.
⇒ Giữa các đốt xương là các đĩa đệm có vai trò giảm xóc khi các đốt sống cử động hoặc chịu áp lực khi mang vác vật nặng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường xuất hiện ở các đốt sống của phần lưng. Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng như: tuổi tác, tính chất công việc lao động nặng hoặc ngồi lâu; có tiền sử chấn thương cột sống, tiền sử phẫu thuật đốt sống thắt lưng, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động sai…
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cơ bản là những cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm từ từ, sau đó lại xuất hiện những đợt đau khác khi vận động nhiều ở khớp thắt lưng, cũng như sự chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến người bệnh luôn không thoải mái dù ở bất kỳ tư thế nào. Các dấu hiệu thường gặp nhất của chứng thoái hóa cột sống thắt lưng gồm:
- Sau khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa, người bệnh nếu vận động nặng vùng lưng hoặc bị dính mưa sẽ cảm thấy đau lưng đột ngột, và cơn đau cứ âm ỉ kéo dài.
- Nếu vận động nặng vùng lưng trong thời gian dài sẽ gây ra đau lưng dữ dội và khó chịu.
- Độ đau vùng thắt lưng cứ tăng dần khiến cử động cúi người rất khó khăn, khi ngồi thì không thể đứng lên ngay lđược.
- Cơn đau cứ âm ỉ và càng ngày càng dữ dội hơn khiến khả năng vận động bị hạn chế, khiến lưng khó đứng thẳng được.
- Các cơn đau có kèm theo hiện tượng cứng cột sống sau khi thức dậy vào sáng hôm sau. Cơn đau còn mang tính cơ học như đau nhiều khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Khi chứng thoái hóa cột sống thắt lưng đã phát triển ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Người bệnh khi cử động sẽ nghe thấy trong cột sống có tiếng lục cục. Đôi khi căn bệnh gây sốt, thiếu máu và sút cân khiến người bệnh luôn mệt mỏi và khó chịu.
- Nếu bệnh ở giai đoạn mạn tính, người bệnh thường bị đau kèm dọc theo dây thần kinh tọa khiến việc vận động gặp nhiều khó khăn.
⇒ Do đó, người bệnh khi gặp những triệu chứng vừa kể trên, nên có kế hoạch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau như: Hạn chế khả năng vận động, thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiền đình, thậm chí là bại liệt dẫn đến tàn phế…
II. Làm gì để ngăn ngừa chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
“Đói ăn rau, đau uống thuốc” là thói quen khá sai lầm của rất nhiều bệnh nhân Việt Nam. Trên thực tế, thuốc chỉ là giải pháp cắt cơn đau tạm thời chứ không giúp phục hồi cấu tạo của cột sống thắt lưng đã thoái hóa.
Khi người bệnh ngưng dùng thuốc, các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, nếu dùng trong thời gian dài dễ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn hư viêm gan, thận, loét dạ dày, xung huyết thành tá tràng…
Do đó, thay vì đợi đến khi cơ thể có những triệu chứng đau nhức của căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống. Thì mỗi chúng ta nên có trách nhiệm với chính sức khỏe của mình, từ đó có những biện pháp phòng ngừa để triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không “hỏi thăm”.
Dưới đây là những cách mà quý độc giả có thể tham khảo, từ đó áp dụng để ngăn ngừa chứng thoái hóa cột sống thắt lưng, cũng như giúp củng cố cho hệ cơ xương thêm chắc khỏe, tăng sức đề kháng và chống lại các bệnh tật.
1. Vận động nhẹ nhàng
Đây là điều quan trọng nhất để ngăn ngừa các triệu chứng thoái hóa khớp thắt lưng sẽ xảy đến với bạn. Bởi việc vận động mạnh rất dễ dẫn đến cột sống thắt lưng bị tổn thương hoàn toàn, gây nguy cơ đau lưng, liệt tứ chi rất cao.
Trong công việc hàng ngày, bạn cần tránh làm những việc nặng gây ảnh hưởng tới cột sống như là khuân vác đồ đạc quá sức, cúi xuống quá nhiều, đứng hay ngồi một chỗ quá lâu…
Hãy để cho cột sống có thời gian được nghỉ ngơi hợp lý, hãy thư giãn và ngả lưng sau một khoảng thời gian làm việc nhất định.
Việc vận động nhẹ nhàng cũng như kết hợp chế độ nghỉ ngơi điều độ sẽ làm tăng tuổi thọ cột sống của bạn. Giảm đến 43% tình trạng lão hóa xương và phòng tránh chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông Y dứt điểm với 2 phương pháp
2. Tư thế làm việc hợp khoa học
Đối với những người làm việc tại văn phòng hoặc tương tác thường xuyên với máy vi tính. Nên thiết lập cho bản thân một thói quen bảo vệ sức khỏe xương khớp ngay tại nơi làm việc.
Chẳng hạn như với những động tác luyện tập vươn vai, xoay người đơn giản, không ngồi trước máy tính trong thời gian quá dài…
Bên cạnh đó, ghế ngồi làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc. Không để ghế ngồi quá thấp hay quá cao, giữ khoảng cách hợp lý tay đến máy tính.
Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn để các cơ cổ không bị mỏi vì phải rướn người nhìn lên vào màn hình. Khi ngồi gần máy tính, nên căng chỉnh 2 tay sao cho song song với nên nhà.
3. Nghỉ ngơi hợp lý
Việc bạn nằm ngủ ở tư thế nào cũng cần phải khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cột sống thắt lưng. Vì khi bạn nằm ngủ sai cách sẽ gây lên áp lực đối với cột sống khiến tình trạng thoái hóa rất dễ xảy ra.
Khi nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn nên duỗi thẳng người, không co cụm người chiến cột sống bị áp lực và cong lại.
Nên chọn loại gối vừa phải, tránh gây ảnh hưởng đến việc máu lưu thông lên não và khu vực cột sống. Nên nằm lên 1 lớp chăn hoặc đệm mỏng để thư giãn cột sống của bạn được tốt nhất. Tránh nằm trên sàn cứng gây ảnh hưởng cho cột sống.
Cần đảm bảo ngủ đủ giấc từ 8 tiếng mỗi ngày để giúp máu lưu thông tốt hơn, góp phần giảm tình trạng thoái hóa cột sống lưng, cũng như giúp bạn có đủ năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả hơn.
4. Luyện tập thể dục thể thao
Cần thường xuyên tập thể dục để giữ cho đĩa đệm cột sống giữ nước và xương cột sống luôn khỏe mạnh. Điều này giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa của xương.
Nên đi bộ thường xuyên vì bơi lội sẽ giúp cho xương cột sống luôn được khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia các lớp dạy yoga để giúp cho cột sống hoạt động trơn tru, dẻo dai và ngăn ngừa sự thoái hóa.
5. Chế độ ăn uống giàu dưỡng chất
Những người có nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn nhiều rau quả chứa hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào và chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào bị thoái hóa tốt hơn.
Bạn nên ăn nhiều táo, hành tây, hẹ, cam, dâu tây…. để giúp cho xương chống viêm hiệu quả.
Ngoài ra, cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương như canxi, sắt, kẽm như cá, tôm, cua, trứng, sữa cũng như các loại hải sản để phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả.
Lưu ý là bạn cắt giảm những thực phẩm chứa nhiều cholesterol để tránh gây tắc nghẽn mạch máu, khiến máu không lên não gây ảnh hưởng tới việc cột sống thắt lưng.
Cholesterol có trong mỡ động vật, các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, rượu bia, nước ngọt có gas…
Ngoài ra, bạn cũng không nên nạp quá nhiều lượng calo vào cơ thể. Việc này giúp bạn tránh được tình trạng tăng nhanh trọng lượng cơ thể tạo nên áp lực lên cột sống thắt lưng.
Trên đây là những triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng và những cách phòng tránh căn bệnh này “hỏi thăm”. Hy vọng những thông tin mà chuyên khoa xương khớp chia sẻ đã giúp ích cho quý độc giả trong hành trình chiến đấu chống lại sự thoái hóa cột sống thắt lưng.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Song Lam
Bài viết được quan tâm nhiều: 5 bài thuốc nam chữa vôi hóa cột sống “rẻ tiền” nhưng “công hiệu”
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!