Đau thần kinh tọa là bệnh lý do tổn thương tại dây thần kinh khiến các cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng và lan xuống phần dưới cơ thể. Bệnh đang có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy việc nắm rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh đau thần kinh tọa được nhiều người quan tâm.
Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về căn bệnh này, đồng thời biết cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa xuất hiện do dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép, khiến cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng kéo xuống phần dưới cơ thể. Một vài nguyên nhân gây ra bệnh lý này sẽ được chúng tôi tổng hợp ngay sau đây.
1. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương khiến nhân nhầy tràn ra ngoài, nếu hiện tượng thoát vị xảy ra ở vùng thắt lưng, rất có thể sẽ gây chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây ra bệnh lý này. Dây thần kinh tọa bắt nguồn từ phần thắt lưng kéo dài đến hông và phân nhánh xuống chi dưới, do đó rất dễ bị ảnh hưởng nếu tình trạng thoát vị xảy ra ở vị trí này.
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất, một nghiên cứu đã chỉ ra 67% người bị đau thần kinh tọa đều xuất phát từ bệnh lý này.
2. Thoái hóa đốt sống
Tương tự thoát vị đĩa đệm, bệnh thoái hóa đốt sống là bệnh lý mà các đốt sống và đĩa đệm bị thoái hóa do tuổi tác hoặc vận động gây ra. Bệnh lý này sẽ khiến cho xương và đĩa đệm bị bào mòn hoặc lệch ra khỏi vị trí ban đầu, điều này dễ dàng gây ra ảnh hưởng đối với những vùng lân cận, trong đó có dây thần kinh tọa.
Hơn nữa, bệnh thoái hóa đốt sống còn có khả năng hình thành gai cột sống, các gai này tác động lên mô mềm và dây thần kinh ở khu vực thắt lưng. Từ đó làm tăng tỉ lệ mắc bệnh đau thần kinh tọa.
3. Chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc lao động có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây ra bệnh lý này. Có những trường hợp, đau thần kinh tọa chỉ xuất hiện một thời gian rồi biến mất.
Tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm chấn thương ở cột sống, bệnh lý có thể chuyển sang mãn tính rất khó điều trị. Do đó, bất kỳ chấn thương nào ở trên cơ thể, mọi người đều nên điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
4. Hẹp cột sống
Tình trạng hẹp cột sống xảy ra khi cơ thể bạn già đi, phần đốt sống bị thoái hóa và có xu hướng hẹp lại. Khi hẹp cột sống xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến phần cột sống mà còn gây chèn ép những bộ phận xung quanh, trong đó có dây thần kinh tọa.
Tình trạng này gặp ở những người trên 60 tuổi, tuy nhiên người trẻ cũng không nên ỷ y những thói quen có hại có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa xương khớp của cơ thể.
5. Khối u cột sống
Khối u xuất hiện ở cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng không chỉ chèn ép lên các đốt sống mà còn gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Nếu khối u được cắt bỏ và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên có những người không phát hiện kịp thời dẫn đến việc hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, trong đó có bệnh đau dây thần kinh tọa.
Ngay khi xác định đúng nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa, người bệnh cần khắc phục nguyên nhân này để bệnh không chuyển biến trầm trọng hơn. Từ đó bệnh đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm rõ rệt. Rất nhiều bệnh nhân thành công trong việc điều trị chỉ bằng việc cải thiện nguyên nhân gây bệnh.
Cách phòng bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả
Phòng bệnh đau thần kinh tọa chính là vấn đề nhiều người quan tâm bởi số người bệnh phải bệnh lý này đang ngày càng tăng lên. Việc ngăn ngừa bệnh không chỉ bảo vệ sức khỏe của mọi người mà còn dễ dàng hơn việc điều trị rất nhiều. Hơn nữa khác với các bệnh xương khớp thông thường, đau thần kinh tọa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không chỉ là những người lớn tuổi.
Sau đây một vài lưu ý mọi người nên thực hiện nếu phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa một cách có hiệu quả.
1. Điều trị các bệnh xương khớp mãn tính
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng hoặc các căn bệnh xương khớp mãn tính khác chính là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra căn bệnh đau thần kinh tọa. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh, người bệnh cần tiến hành điều trị ngay.
Việc điều trị kịp thời không chỉ ức chế mầm bệnh hiệu quả mà còn hạn chế những biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh đau thần kinh tọa.
2. Giữ cân nặng ở mức cân đối
Cân nặng vượt mức gây ra bệnh béo phì, từ đó gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Khi hệ thống xương khớp xuất hiện hiện tượng sưng viêm ít nhiều sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh tọa.
Béo phì không chỉ là nguyên nhân hình thành đau thần kinh tọa, mà còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh mãn tính khác như thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,… Một nghiên cứu từ Đại học New York Mỹ đã cho thấy, người có cân nặng vượt mức có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao gấp 5 lần người bình thường.
3. Thay đổi tư thế làm việc
Bên cạnh cân nặng, tư thế cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Việc duy trì một tư thế trong thời gian hay mang vác nặng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý về xương khớp. Những người lao động nặng nhọc và nhân viên văn phòng chính là nhóm đối tượng mắc phải các căn bệnh xương khớp.
Để ngăn chặn các bệnh lý xuất hiện, mọi người cần thay đổi tư thế khi làm việc. Người làm việc văn phòng nên đi lại sau 2 giờ tiếp xúc với máy tính, người mang vác nặng nên thực hiện đúng tư thế để giảm áp lực lên đốt sống.
4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng, do đó chế độ dinh dưỡng gián tiếp ngăn chặn bệnh đau thần kinh tọa. Hơn nữa, các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cơ lợi cho hệ thống xương khớp, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe cho con người.
Nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế thu nạp thực phẩm giàu đạm, đồ uống có cồn và chất kích thích. Người có chế độ ăn lành mạnh thường có xu hướng khỏe mạnh và ít bị bệnh hơn. Hiện nay rất nhiều người quan tâm đến chế độ ăn và tận dụng các thực phẩm sẵn có để điều trị và cải thiện một số bệnh lý và nhận thấy kết quả rất khả quan.
5. Tập luyện thường xuyên
Khi tuổi tác càng cao, xương khớp hay các cơ quan trong cơ thể sẽ có xu hướng bị lão hóa và hình thành những tổn thương khó có thể cải thiện. Mặc dù đây là yếu tố mang tính quy luật, rất khó để khắc phục nhưng mọi người có thể làm chậm quá trình này bằng một số cách hữu hiệu – trong đó có việc tập luyện thường xuyên.
Tập luyện không chỉ được khuyến khích dù bạn ở độ tuổi nào, bởi đây là thói quen đem nhiều lợi ích cho cơ thể đồng thời giúp con người ngăn chặn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tập luyện thường xuyên với những bài tập có cường độ thích hợp không chỉ cải thiện khả năng vận động, độ dẻo dai và linh hoạt của các khớp xương mà còn kích thích tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm chậm quá trình lão hóa,…
6. Nghỉ ngơi hợp lý
Hiện nay số người mắc bệnh xương khớp đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ và ngày càng trẻ hóa. Các nhà khoa học đã lý giải cho điều này bắt nguồn từ cuộc sống hiện đại. Với guồng quay của cuộc sống, áp lực từ công việc, con người hầu như dành rất ít thời gian cho bản thân, khiến thể trạng luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Hơn nữa, tâm lý căng thẳng kéo dài dẫn đến stress cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loại căn bệnh khác nữa. Do đó, mọi người cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dành ít nhất 7 – 8 giờ mỗi ngày cho giấc ngủ, làm việc không quá 50 giờ/ tuần để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh đau thần kinh tọa.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin về nguyên nhân và cách phòng bệnh đau thần kinh tọa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có những hình dung cụ thể về căn bệnh này, từ đó dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!
Phương Thảo
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!