Đau thần kinh tọa là bệnh lý gây ra những cơn đau ở vùng hông và đùi. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn khi xoay hông hoặc di chuyển. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, nhiều người bệnh muốn thực hiện đi bộ thể dục để cải thiện bệnh nhưng còn vướng mắc vấn đề Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ thể dục không?
Tập thể dục luôn là thói quen mà mọi người nên duy trì, tuy nhiên với những người bị đau thần kinh tọa, việc này có được khuyến khích hay không? Bài viết sẽ giải đáp vấn đề này giúp các bạn!
Có nên đi bộ khi mắc bệnh đau thần kinh tọa hay không?
Đau thần kinh tọa là bệnh lý gây ra cơn đau ở vùng thắt lưng, hông và chạy dài xuống chân và bàn chân. Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, dây thần kinh này chi phối hoạt động của rất nhiều bộ phận. Do đó khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, cơn đau sẽ xuất hiện trên diện rộng gây ra những khó khăn nhất định cho người mắc phải bệnh lý này.
Mặc dù không xuất phát từ những tổn thương trong hệ thống xương khớp nhưng bệnh đau thần kinh tọa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Ban đầu, bệnh chỉ khiến người bệnh gặp phải những cơn đau khi xoay người hoặc thay đổi tư thế đột ngột, tuy nhiên nếu bệnh kéo dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn lên hệ thống xương khớp, làm xuất hiện tình trạng teo cơ, chân cẳng tê bại mà mất khả năng vận động.
Do vậy, người bệnh cần tiến hành điều trị để ngăn chặn bệnh phát triển và gây ra những hệ lụy đáng tiếc. Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp điều trị, người bệnh có thể thực hiện đi bộ để cải thiện bệnh tình một cách hiệu quả. Khi đi bộ, khớp xương chân và hông sẽ phải vận động. Chính hoạt động này sẽ làm giãn xương khớp, hạn chế tình trạng cứng khớp và đau mỏi của bệnh. Hơn nữa, đi bộ với cường độ thích hợp còn làm giảm áp lực lên dây thần kinh tọa, từ đó cơn đau sẽ thuyên giảm một cách rõ rệt.
Một nghiên cứu từ Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) cho thấy, người đau thần kinh tọa sẽ cải thiện được 37% chức năng vận động của phần dưới cơ thể nếu thường xuyên đi bộ. Ngược lại, nếu ít vận động, phần dưới của cơ thể có nguy cơ mất cảm giác và liệt vĩnh viễn. Ngay khi bệnh đau thần kinh tọa mới hình thành, người bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp điều trị và thực hiện chế độ tập luyện thích hợp để cải thiện khả năng vận động và ức chế bệnh hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi đi bộ để cải thiện bệnh đau thần kinh tọa
Để việc đi bộ đem lại những lợi ích trong việc điều trị đau thần kinh tọa, người bệnh cần thực hiện đúng những gì chúng tôi nêu ngay sau đây. Việc thực hiện sai không chỉ không đem lại hiệu quả mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến bệnh chuyển hướng theo chiều hướng tiêu cực, các cơn đau đến dồn dập và mức độ đau đớn hơn.
1. Chú ý cường độ đi bộ
Cường độ luôn là yếu tố cần được chú ý đối với bất cứ người nào mắc bệnh lý về xương khớp. Thực hiện với cường độ nhẹ nhàng chính là yếu tố giúp cải thiện bệnh tốt nhất.
Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng, không nên chạy hay đi bộ quá nhanh. Nên nhớ rằng, bất cứ hoạt động mạnh nào từ xương khớp cũng có thể gây ra áp lực lên dây thần kinh tọa, khiến chúng bị chèn ép và gây ra các cơn đau với tần suất dày đặc hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi bộ nhịp nhàng, điều này không chỉ khiến bạn không mất quá nhiều sức mà còn tăng độ dẻo dai và linh hoạt ở các khớp xương.
Nhiều người cho rằng, đi bộ chỉ cải thiện phần khớp gối, cẳng chân và bàn chân, tuy nhiên hoạt động này còn cải thiện phần xương hông và đốt sống thắt lưng hiệu quả.
Nếu khi đi bộ, người bệnh cảm thấy mệt và khó chịu có thể đi bộ chậm lại hoặc ngưng hẳn trong vòng 5 phút rồi hãy thực hiện tiếp. Trong trường hợp người bệnh đau nhức nghiêm trọng, chân khó khăn trong việc vận động, có thể thể nghỉ ngơi một vài ngày, dùng thuốc hoặc châm cứu xoa bóp để làm giảm các cơn đau. Đến khi chân có thể hoạt động bình thường, người bệnh mới nên đi bộ trở lại.
2. Thời gian đi bộ
Bên cạnh cường độ, người bệnh cũng nên chú ý thời gian đi bộ. Thời gian quá dài hay quá ngắn đều làm giảm hiệu quả điều trị bệnh đau thần kinh tọa, do đó người bệnh chỉ nên đi bộ trong thời gian 20 – 30 phút.
Đây được xem là “thời gian vàng” đủ để cải thiện hệ thống xương khớp, làm giãn gân cốt, nới lỏng áp lực lên dây thần kinh tọa nhưng không khiến cơ thể mệt mỏi hay mất quá nhiều sức. Bạn nên thực hiện đi bộ vào buổi sáng sớm, vì đây là thời điểm thích hợp để kích thích khớp xương và gân cốt hoạt động. Đi bộ vào buổi sáng không chỉ đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao mà còn giúp thể trạng và tinh thần được cải thiện rất nhiều.
Người bệnh cũng không nên đặt nặng phải đúng thời gian này, bởi yếu tố này tùy thuộc vào thể trạng và sức của từng người. Có thể tăng thời gian đi bộ từ thấp đến thời gian chuẩn để cơ thể kịp thích nghi. Với một số người, việc đi bộ trong thời gian 20 phút ngay từ lần đầu tiên có thể gây ra các cơn đau nhức vào ngày hôm sau. Khi thực hiện đi bộ, người bệnh nên sử dụng giày chuyên dụng để làm giảm áp lực từ cơ thể lên bàn chân, khiến người bệnh dễ dàng hơn khi thực hiện hoạt động này.
Bên cạnh việc đi bộ, người mắc bệnh đau thần kinh tọa có thể thực hiện các bài tập khác để hỗ trợ điều trị. Nên lựa chọn các bài tập với cường độ phù hợp, những bài tập đòi hỏi người thực hiện phải hoạt động nhiều có thể gây đau nhức và khiến bệnh nặng nề hơn. Các động tác từ bộ môn yoga cũng được rất nhiều người bệnh đau thần kinh tọa yêu thích.
Bài viết đã giúp người bệnh giải đáp vấn đề Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?. Bên cạnh việc thực hiện các bài tập phù hợp, người bệnh nên thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị. Chúc mọi người nhiều sức khỏe!
Phương Thảo
Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!