Viêm khớp vùng chậu là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở phụ nữ, bệnh có nguy cơ tiến triển mãn tính, kéo dài gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể.
Việc xác định những nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu chính là cơ sở để phòng tránh và xác định đúng phương pháp điều trị. Người bệnh có thể tham khảo những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau !
Nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu ở nữ
Viêm khớp vùng chậu xảy ra ở hai khớp nằm phía sau, giữa hai mông, tiếp giáp giữa xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng và hai xương cánh chậu. Hiện tượng viêm xảy ra sẽ gây đau đớn không chỉ ở vùng này mà còn ảnh hưởng đến những vùng lân cận như cột sống thắt lưng, hông,…
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, phái nữ sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp vùng chậu cao hơn nam giới, một số nguyên nhân thường gặp gây ra viêm khớp vùng chậu ở nữ.
- Trong thời gian mang thai, sức ép từ thai nhi đè lên các khớp xương, gây ra tình trạng ứ huyết ở vùng chậu, chèn ép bàng quang khiến việc bài tiết khó khăn. Từ đó dẫn đến việc nhiễm khuẩn lan đến vùng chậu gây nên tình trạng viêm.
- Những bệnh lý ở đại tràng như viêm đai trực tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
- Thực hiện các thủ thuật ngoại khoa (phá thai, đặt vòng tránh thai) không an toàn khiến vùng chậu bị tổn thương, gây ra các biểu hiện đau đớn.
Các triệu chứng của viêm khớp vùng chậu có nhiều điểm tương đồng với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng như xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng cột sống dưới đến mông, khiến người bệnh giảm khả năng vận động và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên, bệnh còn những biểu hiện khác như mất ngủ, lo lắng, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, khó khăn trong việc bài tiết, rét run, buồn nôn,…
Đồng thời viêm khớp vùng chậu còn dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, hay tệ hơn là bệnh vô sinh, thai ngoài tử cung, tích mủ vòi trứng,… Bệnh còn gây khó khăn trong quá trình sinh nở vì các khớp xương không giãn ra khiến mẹ bầu phải thực hiện sinh mổ.
Các phương pháp điều trị viêm khớp vùng chậu
Tuy đây là căn bệnh có nhiều hệ lụy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể điều trị dứt điểm, người bệnh tham khảo một vài phương pháp điều trị có hiệu quả cao sau đây.
1. Dùng thuốc điều trị viêm khớp vùng chậu
Các loại thuốc giảm đau có thể giải quyết được những cơn đau của bệnh viêm khớp vùng chậu, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý dùng thuốc nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những loại thuốc giảm đau thường gặp như: paracetamol, tylenol, corticoid,… Dù có hiệu quả trong việc dứt điểm những cơn đau nhanh chóng nhưng những loại thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ, nhất là đối với bệnh nhân suy gan, men gan cao.
Nếu bạn mẫn cảm với các thành phần có trong tân dược có thể thay thế bằng các bài thuốc Nam hoặc Đông y để điều trị. Nên lựa chọn các bài thuốc đã được kiểm chứng về độ an toàn, lành tính và hiệu quả, có thể tham khảo ý kiến của lương y để chắc chắn hơn.
2. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
Để hạn chế những cơn đau, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập luyện để cải thiện chức năng vận động.
+ Bài tập xoay gối
Bài tập này không chỉ cải thiện bệnh viêm khớp vùng chậu mà còn hỗ trợ điều trị đau khớp gối hiệu quả, nhờ vào khả năng tăng độ linh hoạt cho khớp xương, tăng cường cơ bắp, giảm sự tắc nghẽn huyết mạch ở những vị trí này.
Để thực hiện bài tập này, bạn cần đứng thẳng người. Khom lưng rồi xoay gối từ trái sang phải, sau đó đổi bên. Lặp lại động tác này từ 8 – 10 lần. Nên thực hiện hàng ngày để giảm những triệu chứng của bệnh.
+ Tư thế cơ bản trong yoga
Yoga được biết đến là bộ môn thể dục đem lại nhiều lợi ích cho con người, trong đó có việc cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Bài tập này sẽ giúp phần hông và đùi của bạn được dẻo dai hơn, các cơ được thư giãn, tránh hiện tượng đau nhức và vận động khó khăn.
Để bài tập này đem lại hiệu quả như mong muốn, bạn cần thực hiện các bước như sau:
- Quỳ gối
- Đưa mông về phía gót chân, sau đó kéo phần thân về phía trước, đưa hai tay thẳng ra.
- Kéo căng cơ thể, trán chạm sàn và bụng để thoải mái ở trên đùi.
- Duy trì động tác này trong vài phút.
- Thực hiện 5 – 10 lần để các khớp xương giãn ra.
Ngoài việc thực hiện động tác yoga cơ bản này, người bệnh cũng có thể luyện tập những tư thế yoga chuyên sâu hơn để cải thiện bệnh tình một cách nhanh chóng. Đồng thời, tập luyện yoga thường xuyên còn giúp chị em duy trì sự dẻo dai, khỏe mạnh và vóc dáng cân đối.
+ Bài tập cải thiện cơ mông
Bài tập này giúp cải thiện cơ mông và phần lưng dưới giúp hạn chế tình trạng viêm khớp vùng chậu một cách hiệu quả. Các bước thực hiện của bài tập này như sau:
- Nằm thẳng, đặt phần lưng xuống sàn
- Co đầu gối một góc 45 độ
- Để hai bàn tay thẳng dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống sàn
- Nâng mông cao hết mức có thể, giữ trong vòng 5 giây
- Nhẹ nhàng hạ người xuống
- Lặp lại động tác từ 8 – 10 lần
Việc thực hiện những bài tập này rất có ích đối với việc điều trị viêm khớp vùng chậu, tuy nhiên người bệnh nên tránh những động tác có cường độ mạnh hoặc phải xoay hông quá nhiều gây áp lực lên các khớp chậu, khiến tình trạng viêm trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, phái nữ có thể thực hiện chiếu tia hồng ngoại vào vùng khớp vùng chậu ngày 2 lần trong vòng 15 phút. Nên kết hợp với massage tại chỗ, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm tình trạng sưng viêm một cách nhanh chóng.
Hy vọng qua bài viết, người bệnh đã xác định được nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu của bản thân. Từ yếu tố này, việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dễ dàng và chính xác hơn. Chúc mọi người thành công!
Phương Thảo
Tham khảo thêm: 7 cách giảm đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ bầu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!