Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp thường gặp, bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý này.
Những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ mà ít người ngờ đến, những nguyên nhân thường gặp sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây. Mọi người nên tham khảo để khắc phục các thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, việc điều trị bao giờ cũng khó khăn hơn việc phòng bệnh.
1. Do tuổi tác
Không chỉ thoái hóa cột sống cổ, các bệnh thoái hóa xương khớp đều bị chi phối bởi yếu tố tuổi tác. Theo quy luật tự nhiên, con người từ 45 tuổi trở lên sẽ bước vào giai đoạn thoái hóa, các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm hiệu suất hoạt động và khả năng tổng hợp những chất cần thiết cũng suy giảm trầm trọng.
Khi tuổi cao, lượng collagen và elastin trong cơ thể giảm mạnh. Đây là 2 thành phần quan trọng trong protein, quyết định độ đàn hồi cho da, xương và mô sụn. Việc thiếu hụt collagen và elastin khiến các sụn trong khớp xương bị thoái hóa nhanh chóng, gây ra triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.
Việc tổng hợp Glycosaminoglycan cũng trở nên khó khăn khi bạn già đi – đây là chất bao quanh sụn và mô trong cơ thể. Glycosaminiglycan giúp bảo vệ sụn và giảm ma sát giữa các khớp xương. Nếu thành phần này không đủ sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp.
2. Do chấn thương
Chấn thương ở đốt sống cổ hoặc ở lưng nếu không được điều trị hợp lý dễ khiến tình trạng chuyển biến thành thoái hóa đốt sống cổ. Các chấn thương này có thể do tai nạn hoặc do thói quen mang vác vật nặng trên vai gây ra. Người làm các công việc nặng nhọc rất dễ mắc bệnh lý này, do đó cần điều chỉnh kịp thời tránh gây tổn thương lên đốt sống cổ.
Một nguyên nhân gây chấn thương mà ít người ngờ đến đó là tập luyện thể thao. Ai cũng biết những tác dụng tốt từ việc tập thể thao, tuy nhiên nếu thực hiện những bộ môn với cường độ mạnh trong thời gian quá dài sẽ làm phản tác dụng và gây tổn thương lên hệ thống xương khớp.
3. Thiếu hụt canxi, Vitamin D
Canxi và Vitamin D là hai thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mật độ xương, giúp xương khớp chắc khỏe. Cơ thể không tự sản sinh ra hai thành phần này, do đó con người chỉ có thể thu nạp qua đường ăn uống. Chế độ dinh dưỡng sơ sài không đủ để tổng hợp Canxi và Vitamin D chính là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương và các bệnh lý về xương khớp khác như thoái hóa đốt sống cổ.
Rất ít người nhận biết được cơ thể thiếu hụt canxi nên không khắc phục kịp thời cho đến khi các bệnh lý nguy hiểm đã hình thành. Một số triệu chứng do cơ thể thiếu hụt canxi như: chuột rút thường xuyên, giảm trí nhớ, tê ngứa các đốt ngón tay, móng tay giòn và dễ gãy,…
4. Hệ lụy của bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh do nhân nhầy giữa các đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống và gây tổn thương các đĩa đệm. Đĩa đệm đóng vai trò giảm xóc và giảm áp lực giữa hai đốt sống cổ, khi các đĩa đệm này bị tổn thương sẽ khiến khoảng cách giữa hai đốt sống này gần lại, áp lực giữa các đốt tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến các sụn, khiến sụn bị mòn gây ra thoái hóa đốt sống cổ.
Do đó ngay khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đến phòng khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Càng kéo dài, bệnh tình càng khó chữa đồng thời khiến bệnh phát triển và gây ra những hệ lụy nguy hiểm.
5. Do di truyền
Tuy chưa có bằng chứng cụ thể về nguyên nhân này nhưng theo khảo sát, những người có ba mẹ mắc thoái hóa đốt sống cổ đều có khả năng bị di truyền rất cao. Với nguyên nhân này người bệnh không thể khắc phục được, do đó cần quan sát những biểu hiện của cơ thể để phát hiện kịp thời.
Nếu bệnh chưa kéo dài, việc điều trị có thể dứt điểm bệnh hoàn toàn.
6. Thừa cân và béo phì
Nhiều người nghĩ béo phì chỉ gây ra những căn bệnh như tiểu đường, tim mạch chứ ít ai biết rằng đây là một trong những nguyên nhân của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Theo các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng với mỗi 5 kg trên cơ thể, các khớp xương phải chịu áp lực hơn 1,5 lần so với bình thường. Việc này kéo dài sẽ làm giảm ma sát giữa khớp và sụn khiến khoảng cách giữa các khớp xương ngày càng gần từ đó làm tổn thương những mô sụn trong cơ thể. Các nhà khoa học đã chứng minh người béo phì có khả năng bị thoái hóa đốt sống cổ cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Béo phì còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoái hóa khớp gối, mọi người nên có ý thức duy trì cân nặng vừa phải, loại bỏ thức ăn nhanh và đồ uống nhiều đường khỏi chế độ dinh dưỡng.
Một số nguyên nhân khác gây thoái hóa cột sống cổ như: lười vận động, ngồi quá nhiều, suy dinh dưỡng, tư thế vận động/ ngủ sai lệch, lạm dụng các chất kích thích,…
Sau khi tham khảo những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ trong bài viết, mọi người cần thay đổi những thói quen xấu, cải thiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, cần chú ý những biểu hiện của cơ thể, vì như đã nói ở trên, vấn đề này có khả năng di truyền khá cao. Việc phát hiện kịp thời và tiến hành chữa trị ngay sẽ hạn chế được những hệ lụy nguy hiểm.
Chúc mọi người nhiều sức khỏe!
Phương Thảo
Tham khảo thêm: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông Y dứt điểm với 2 phương pháp
Tôi bị đau ở vùng cột sống giữa lưng bác sỹ chuẩn đoán thoái hoá cổ liệu có đúng không
vậy kết quả đó là chính xác rồi , tôi cũng bị bệnh này trước uống thuốc ở bệnh viện họ kê mãi chẳng khỏi gì hết đó . cứ ngừng không uống thuốc là y rằng lại bị đau nhức trở lại , kiểu như trong thuốc có thành phần giảm đau thì phải . sau chán quá tôi bỏ chuyển sang điều trị thuốc đông y cũng rất may mắn qua tìm hiểu tôi điều trị bằng bài thuốc của dòng họ đỗ minh hơn 4 tháng thì bệnh tình ổn định đó .
http://www.benhcoxuongkhop.net/cach-chua-benh-gai-doi-cot-song-co-that-lung.html
anh hưng cho em hỏi thuốc của dòng họ đỗ minh em muốn đến khám và điều trị địa chỉ ở đâu vậy anh ? hiện tại em đang ở nam định .